foto1

.

foto1

Nhà hiệu bộ

foto1

Lễ bế giảng

foto1

.

foto1

Hội diễn văn nghệ

 

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ - KINH TẾ BẢO LỘC

 

 

 

 

BÁO CÁO

KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG

TRƯỜNG CAO ĐẲNG

CÔNG NGHỆ - KINH TẾ BẢO LỘC

NĂM  2017

 

PHẦN I

 GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ TRƯỜNG

  

1. THÔNG TIN CHUNG VỀ TRƯỜNG:

1.1. Tên trường: Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc.

1.2. Tên viết tắt: Trường CĐ CN & KT Bảo Lộc

Tên tiếng Anh: BaoLoc College of Technology and Economis

1.3. Tên trường ứng với các giai đoạn:

-  Năm 1976 - 1988: Trung cấp Nông nghiệp Bảo Lộc.

-  Năm 1989 – 2008: Trung học Kỹ thuật và dạy nghề Bảo Lộc.

-  Năm 2009 - đến nay: Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc.

     1.4. Cơ quan chủ quản: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN.

 1.5. Địa chỉ: Số 454 – Đường Trần Phú - Phường 2 - Thành phố Bảo Lộc – Tỉnh Lâm Đồng 

 1.6. Số điện thoại liên hệ: 02633864102,  Số fax: 02633720205

 1.7. Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

 1.8. Website: http://www.blc.edu.vn 

 1.9. Năm thành lập: Ngày 08 tháng 12 năm 1976, theo Quyết định số: 250-NN/TC/QĐ

             -Thời gian bắt đầu đào tạo khóa I:  3/1976

             -Thời gian cấp bằng tốt nghiệp cho khoá I: 12/1978

             - Loại hình trường đào tạo:

  Công lập             Bán công                   Dân lập                   Tư thục   

Loại hình khác (đề nghị ghi rõ)      ......................................

 

2. KHÁI QUÁT THÀNH TÍCH NỔI BẬT CỦA TRƯỜNG:

Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc là trường công lập chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, về chuyên môn là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo điều lệ  trường Cao đẳng  do Bộ ban hành.

            Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc có bề dày hơn 40 năm xây dựng và phát triển, đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp, cơ khí, cơ điện, kinh tế... đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên, duyên hải miền Trung và miền Đông Nam Bộ. Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc hiện nay được nâng cấp từ Trường Trung học Kỹ thuật và Dạy nghề Bảo Lộc theo quyết định số 3549/QĐ-BGDĐT ngày 19 tháng 05 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trãi qua hơn 40 năm phấn đấu, xây dựng và phát triển, Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc đã đào tạo hàng trăm ngàn cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý kinh tế có trình độ từ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực  phát triển kinh tế và xã hội của các vùng miền trong nước. Đảng bộ của nhà trường đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh nhiều năm liền. Nhà trường nhiều năm đạt danh hiệu nhà trường tiên tiến xuất sắc và đã được nhà nước tặng thưởng 01 huân chương lao động hạng nhất, 01 huân chương lao động hạng nhì, 02 huân chương lao động hạng ba, 05 Bằng khen của chính phủ, 08 bằng khen của các bộ chủ quản và nhiều phần thưởng cao quý khác. Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc hiện có 15 ngành Cao đẳng, 16 ngành Trung cấp và đa dạng loại hình đào tạo. Trong đó hệ đào tạo chính quy gồm: Cao đẳng, trung cấp và hệ đào tạo không chính quy gồm: Cao đẳng liên thông, sơ cấp....

Công tác nghiên cứu khoa học là hoạt động thường xuyên được chú trọng, hỗ trợ tích cực việc nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý. Đội ngũ cán bộ giảng viên của nhà trường đã thực hiện nhiều đề tài khoa học cấp cơ sở, cấp thành phố, cấp Tỉnh và cấp Bộ. Giáo viên trong trường thường xuyên cập nhật và biên soạn mới nhiều giáo trình theo chuẩn quốc gia, luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, lấy phương châm giáo dục vì người học, vì nhu cầu việc làm của xã hội hiện nay. Nhà trường luôn có mối liên hệ và liên kết đào tạo với một số Viện nghiên cứu, trường Đại học, Cao đẳng và các Cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp trong khu vực Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ từ đó nhà trường thường xuyên triển khai các chương trình liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học và tuyển dụng lao động.

3. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ CỦA TRƯỜNG

 3.1. Ban giám hiệu: 1 Hiệu trưởng;  2 Phó hiệu trưởng

a. Các Khoa chuyên môn: Gồm 6 Khoa và 2 tổ bộ môn

- Khoa Trồng trọt

- Khoa Chăn nuôi - thú y

- Khoa Kinh tế

- Khoa Cơ điện

- Khoa Công nghệ thông tin

- Khoa Khoa học cơ bản

- Bộ môn Quản lý đất đai

- Bộ môn Chính trị, Pháp luật     

 

 

b. Các phòng chức năng: Gồm 6 phòng

               - Phòng Tổ chức, hành chính

               - Phòng Đào tạo và Quản lý khoa học

               - Phòng Tài chính, kế toán

               - Phòng Công tác học sinh, sinh viên

               - Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng

               - Phòng Quản trị

         c. Các Trung tâm: Gồm 2 Trung tâm

               - Trung tâm Tin học ngoại ngữ

               - Trung tâm Tuyển sinh và hỗ trợ việc làm

3.2. Danh sách cán bộ lãnh đạo chủ chốt của trường hiện tại:

Các bộ phận

Họ và tên

Năm

sinh

Học vị, chức danh, chức vụ

I. Ban Giám hiệu

 

Hiệu trưởng

 Nguyễn Đức Thiết

1960

Thạc sỹ

Phó Hiệu trưởng

Phạm Cân

1967

 Thạc sỹ

Phó Hiệu trưởng

Lương Ánh

1962

Thạc sỹ

II. Các tổ chức Đảng, Đoàn

 

 

Bí thư Đảng ủy

Nguyễn Đức Thiết

1960

  Hiệu trưởng

Chủ tịch Công đoàn

Phạm Cân

1967

Phó Hiệu trưởng

Bí thư Đoàn TNCS HCM

Lê Thị Thanh Bình

1987

Ths – Giảng viên

III. Các phòng, Trung tâm

 

Phòng Tổ chức, hành chính

Phạm Hữu Kha

1959

CN - Trưởng phòng

Phòng Đào tạo & quản lý KH

Tạ Quang Huy

1960

KS - Trưởng phòng

Phòng Tài chính, kế toán

Nguyễn Đình Hợi

1961

CN - Trưởng phòng

Phòng Khảo thí - KĐCL

Phạm Vĩnh Trường

1958

KS - Trưởng phòng

Phòng Quản trị

Phạm Ngọc Linh

1958

CN - Trưởng phòng

Phòng Công tác HSSV

Nguyễn Tất Nghiêm

1962

CN - Trưởng phòng

TT Tuyển sinh, hỗ trợ việc  làm

Võ Thành Sơn

1977

Ths - Giám đốc

TT Tin học - Ngoại ngữ

Nguyễn Văn Mai

1977

Ths  - Phó Giám đốc

III. Các Khoa, tổ bộ môn

 

Khoa Trồng trọt

Nguyễn Viết Thông

1961

Ths - Trưởng Khoa

Khoa Chăn nuôi - Thú y

 Nguyễn Xuân Quang

1959

KS - Trưởng Khoa

Khoa  Cơ Điện

Nguyễn Thế Định

1975

Ths - Trưởng Khoa

Khoa Kinh tế

Nguyễn Tuấn Sơn

1980

ThS - Trưởng Khoa

Khoa Công nghệ thông tin

Nguyễn Văn Mai

1977

ThS - Trưởng Khoa

Khoa Khoa học cơ bản

Trần Phúc

1963

ThS - Trưởng Khoa

 Bộ môn Chính trị - PL

Vũ Thị Thuỷ

1965

CN -  Trưởng BM

 Bộ môn Quản lý đất đai

Nguyễn Thị Ánh Nga

1986

ThS - Trưởng  BM

3.3. Danh sách giáo viên cơ hữu của trường:

 

 

 

STT

 

 

 

Trình độ/ học vị

 

 

Số lượng người

 

 

Tỷ lệ (%)

 

Phân loại theo giới tính (người)

 

 

Phân loại theo độ tuổi (người)

 

Nam

 

Nữ

 

 <30

31-40

41-50

51-60

 

>60

1

Giáo sư,  Viện sĩ

0

0

0

0

0

0

0

0

0

2

Phó giáo sư

0

0

0

0

0

0

0

0

0

3

Tiến sĩ Khoa học

0

0

0

0

0

0

0

0

0

4

Tiến sĩ

0

0

0

0

0

0

0

0

0

5

Thạc sĩ

57

61,9

37

20

0

32

22

3

0

6

Đại học

35

38,1

33

2

2

0

0

33

0

7

Cao đẳng

 

 

 

 

 

 

 

 

0

8

Trình độ khác

 

 

 

 

 

 

 

 

0

 

Tổng số

92

100

70

22

17

49

8

18

0

 

4. CÁC NGHỀ ĐÀO TẠO VÀ QUY MÔ ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG:

4.1. Số lượng nghề đào tạo bậc Cao đẳng: 15 ngành

- Quản trị kinh doanh

- Kế toán

- Kế toán doanh nghiệp

- Điện công nghiệp

- Công nghệ kỹ thuật cơ khí

- Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử

- Công nghệ ô tô

- Khoa học cây trồng

- Bảo vệ thực vật

- Trồng cây công nghiệp

- Chăn nuôi

- Chăn nuôi gia súc, gia cầm

- Công nghệ thông tin

- Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính

- Quản lý đất đai

 

 

4.2. Đào tạo bậc trung cấp nghề: 16 ngành

- Kế toán doanh nghiệp

- Phát triển nông thôn

- Điện công nghiệp

- Công nghệ ô tô

- Điện công nghiệp và dân dụng

- Bảo trì sửa chữa thiết bị cơ khí

- Bảo trì và sửa chữa ô tô

- Trồng trọt

- Bảo vệ thực vật

- Trồng cây công nghiệp

- Kỹ thuật dâu tằm tơ

- Chăn nuôi – thú y

- Chăn nuôi gia súc, gia cầm

- Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính

- Tin học ứng dụng

- Quản lý đất đai

 

4.3 Các loại hình đào tạo của trường (đánh dấu x vào các ô tương ứng):

Loại hình đào tạo

Không

Chính quy

x

 

Không chính quy

x

 

Từ xa

 

 

Liên kết đào tạo với nước ngoài

 

x

Liên kết đào tạo trong nước

x

 

 

4.4. Số lượng HSSV học các ngành nghề đào tạo của trường: 

Hệ đào tạo

Năm

2015

2016

2017

Cao đẳng

183

464

182

Trung cấp

304

698

445

Sơ cấp

467

627

894

Ngắn hạn

 

 

 

Liên kết

 

 

 

Tổng cộng

954

1779

1521

 

 

5. CƠ SỞ VẬT CHẤT, THƯ VIỆN, TÀI CHÍNH:

 5.1. Tổng diện tích đất sử dụng của trường: 582.650 m2

   - Diện tích cây xanh: 80.000 m2

5.2. Diện tích sử dụng cho các hạng mục sau:

 - Nơi làm việc: 670 m2    

 - Nơi học: 27.696 m2 

 - Nơi vui chơi giải trí: 13.205 m2

5.3. Diện tích phục vụ trực tiếp cho học tập:

 - Tổng diện tích phòng học: 2.138 m2, tỷ lệ diện tích phòng học trên sinh viên HSSV chính quy: 3,48.

 - Xưởng thực hành: 2.788 m2

 - Trại chăn nuôi thú y: 925 m

 - Trại thực nghiệm: 20.000 m2

5.4. Tổng số đầu sách  trong thư viện của nhà trường: 2.616 đầu sách (2013)

 Tổng số đầu sách gắn với các ngành đào tạo có cấp bằng của nhà trường: 2000 đầu sách

5.5. Tổng số máy tính của trường:

    - Dùng cho hệ thống văn phòng: 48

    - Dùng cho sinh viên HSSV học tập: 136

Tỷ lệ số máy tính dùng cho sinh viên HSSV trên sinh viên  HSSV chính quy: 0,22

5.6. Tổng kinh phí từ các nguồn thu của trường trong 3 năm gần đây:

               Năm 2014: 20.497.000000 đ

                Năm 2015: 18.672.000000 đ

                Năm 2016: 19.934.000000 đ

5.7. Tổng thu học phí (chỉ tính hệ chính quy) trong 3 năm gần đây:

Năm 2013-2014: 2.666.000000 đ

Năm 2014-2015: 2.982.000000 đ

Năm 2015-2016: 3.065.000000 đ

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN II

 KẾT QUẢ TỰ KIỂM ĐỊNH CỦA TRƯỜNG

      

 1. ĐẶT VẤN ĐỀ:

 Các hoạt động của trường Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc luôn hướng về khách hàng (người học, phụ huynh, người sử dụng lao động), luôn lắng nghe khách hàng để nắm bắt mọi cơ hội cải tiến nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Do đó, chất lượng đào tạo là mục tiêu hàng đầu của các đơn vị trong toàn trường.

Công tác tự kiểm định chất lượng dạy nghề theo hệ thống tiêu chí/tiêu chuẩn chất lượng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành cũng đồng nhất với chính sách chất lượng của Trường nên thực hiện tự kiểm định là hoạt động chính yếu của từng đơn vị trong toàn trường. Kiểm định chất lượng dạy nghề nhằm mục đích: đánh giá chất lượng và cải tiến chất lượng. Nói một cách tổng quát, một Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được công nhận đạt chất lượng kiểm định phải cho thấy rằng trường đó:

- Có mục tiêu đào tạo phù hợp và được xác định rõ qua thời gian bởi ngành học;

- Có đủ các nguồn lực tài chính, con người, vật chất cần thiết để đạt được những mục tiêu đã đề ra;

- Chứng tỏ rằng trường đó đã, đang và sẽ đạt được những mục tiêu đó;

- Đưa ra được đầy đủ minh chứng nhằm giúp mọi người tin tưởng rằng trường đó sẽ tiếp tục đạt được mục tiêu của mình trong một khoảng thời gian nữa trong tương lai.

Hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề là một hoạt động có vai trò và ý nghĩa to lớn đối với xã hội, người có nhu cầu học nghề, cơ sở GDNN, cơ sở sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề. Thực hiện tốt và thường xuyên công tác tự kiểm định chất lượng dạy nghề sẽ tạo điều kiện cho Trường phát triển một cách bền vững và khẳng định vị thế của trường trong hệ thống GDNN và xã hội.

2. TỔNG QUAN CHUNG:

 2.1. Căn cứ tự kiểm định:

- Căn cứ vào Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014

- Căn cứ vào bộ tiêu chí tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp do Bộ LĐTBXH ban hành. Thông tư 15/2017/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 6 năm 2017 của BLĐTBXH.

2.2. Mục đích tự kiểm định:

Tự kiểm định là nhằm duy trì việc rà soát thường xuyên toàn bộ hoạt động của trường so với bộ tiêu chí để kịp thời có những giải pháp cải tiến và nâng cao chất lượng dạy nghề tại các đơn vị.

 

2.3. Yêu cầu tự kiểm định:

Thực hiện đúng kế hoạch tự kiểm định của trường, các minh chứng và thông tin trong quá trình tự kiểm định là khách quan, chính xác, trung thực.

2.4. Phương pháp tự kiểm định:

- Thu thập tài liệu, thông tin, rà soát các hoạt động của từng đơn vị, đối chiếu các kết quả đạt được với hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định.

- Xác định mức độ đạt được theo cấp độ tương ứng, lập kế hoạch cải thiện các tồn tại để nâng cao chất lượng của Trường.

2.5. Các bước tiến hành tự kiểm định:

- Xác định mục đích và phạm vi tự kiểm định

- Xây dựng kế hoạch tự kiểm định

- Thu thập thông tin để làm minh chứng

- Phân tích và mã hóa minh chứng

- Đánh giá mức độ đạt được

- Viết báo cáo tự kiểm định

- Công bố kết quả tự kiểm định trên mạng nội bộ Trường

3. TỰ ĐÁNH GIÁ:

3.1. Tổng hợp kết quả tự kiểm định:

 

STT

Tiêu chí, tiêu chuẩn, chỉ số

(ghi đầy đủ nội dung tiêu chí, tiêu chuẩn, chỉ số)

Điểmchuẩn

Trường tự đánh giá

 

ĐỀ XUẤT CẤP ĐỘ ĐẠT ĐƯỢC

 

        Đạt

 

Tổng điểm

100

98

1

Tiêu chí 1: Mục tiêu, sứ mạng, tổ chức và quản lý

12

11

a

Tiêuchuẩn1:Mục tiêu và sứ mạng của trường được xác định cụ thể, phù hợp với chức năng nhiệm vụ thể hiện được vai trò của trường trong việc đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân lực của địa phương, ngành vàđược công bố công khai.

1

1

b

Tiêuchuẩn2: Trường thực hiện phân tích,đánh giá nhu cầu sử dụng nhânlựccủađịa phương hoặc ngành để xác định các ngành, nghề đào tạo và quy mô đào tạo phù hợp

1

1

c

Tiêuchuẩn3:Trường ban hành văn bản quy định về tổ chức và quản lý theo hướng đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị trong trường theo quy định.

1

0

d

Tiêuchuẩn 4:Hằng năm,cácvăn bản quy định về tổ chức, và quản lý của trường được rà soát, thực hiện điều chỉnh nếu cần thiết.

1

1

đ

Tiêuchuẩn 5: Các phòng, Khoa, bộ môn và các đơn vị trực thuộc trường được phân công, phân cấp rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, phù hợp với cơ cấu ngành nghề, quy mô đào tạo và mục tiêu của trường

 

1

1

e

Tiêuchuẩn 6:Hội đồng hoặc hội đồng quản trị, các hội đồng tư vấn, các phòng, khoa, bộ môn và các đơn vị trực thuộc trường hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định và có hiệu quả. 

 

 

 

 

 

1

1

g

Tiêuchuẩn 7: Trường xây dựng và vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng theo quy định. 

 

1

1

h

Tiêuchuẩn 8: Trường có bộ phận phụ trách thực hiện công tác quản lý, đảm bảo chất lượng đào tạo và hàng năm hoàn thành nhiệm vụ được giao. 

 

 

1

 

1

i

Tiêuchuẩn 9:Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong trường phát huy được vai trò lãnh đạo, hoạt động đúng điều lệ và theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

 

 

1

 

1

k

Tiêuchuẩn 10: Các đoàn thể, tổ chức xã hội trong trường hoạt động theo đúng điều lệ của tổ chức mình và theo quy định của pháp luật, góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo của trường.

 

 

1

 

1

l

Tiêuchuẩn 11: Trường có quy định và thực hiện công tác kiểm tra, giám sát các hoạt đông của trường theo quy định nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Hàng năm rà soát, cải tiến phương pháp, công cụ kiểm tra, giám sát.

 

 

1

 

1

m

Tiêuchuẩn 12: Trường có văn bản và thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi của nhà nước cho các đối tượng được thụ hưởng; thực hiện chính sách bình đẳng giới theo quy định.

 

 

1

 

1

2

Tiêu chí 2: Hoạt động đào tạo

17

          17

a

Tiêuchuẩn 1: Các ngành, nghề đào tạo của trường được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Trường ban hành chuẩn đầu ra của từng chương trình đào tạo và công bố công khai để người học và xã hội biết.

1

           1

b

Tiêu chuẩn 2: Trường xây dựng và ban hành quy chế tuyển sinh theo quy định

1

          1

c

Tiêu chuẩn 3: Hằng năm, trường xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh và thực hiện công tác tuyển sinh theo quy định, đảm bảo nghiêm túc, công bằng , khách quan.

 

1

 

        1

d

Tiêuchuẩn 4:Thực hiện đa dạng hóa các phương thức đào tạo đáp ứng yêu cầu học tập của người học

 

1

 

1

đ

Tiêu chuẩn 5: Trường xây dựng và phê duyệt kế hoạch, tiến độ đào tạo cho từng lớp, từng khóa học của mỗi ngành hoặc  nghề, theo từng học kỳ, năm học. Kế hoạch đào tạo chi tiết đến từng mô đun, môn học, giờ học lý thuyết, thực hành, thực tập phù hợp với từng hình thức, phương thức tổ chức đào tạo và đúng quy định.

 

1

 

        1

e

Tiêuchuẩn 6:Trườngtổchứcthực hiện kế hoạch đào tạo, tiến độ đào tạo đã được phê duyệt

1

       1

g

Tiêu chuẩn 7: Các hoạt động đào tạo được thực hiện theo mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo đã phê duyệt; có sự phối hợp với đơn vị sử dụng lao động trong việc tổ chức, hướng dẫn cho người học thực hành, thực tập các ngành, nghề tại đơn vị sử dụng lao động; thực hiên theo quy định đặc thù của ngành nếu có.

 

1

 

       1

h

Tiêuchuẩn 8:Phương pháp đào tạo được thực hiện kết hợp rèn luyện năng lực thực hành với trang bị kiên thức chuyên môn; phát huy tính tích cực, tự giác, năng động, khả năng làm việc độc lập của người học, tổ chức làm việc theo nhóm.

1

1

I

Tiêuchuẩn 9:Trườngthực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy và học.

1

1

k

Tiêuchuẩn10: Hằng năm, trường có kế hoạch và tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động dạy và học theo đúng kế hoạch

1

1

m

Tiêuchuẩn 11:Hằng năm, trường có báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát hoạt động dạy và học; có đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học; kịp thời điều chỉnh các hoạt động dạy và học theo đề xuất nếu cần thiết.

1

1

l

Tiêuchuẩn12: Trường ban hành đầy đủ các quy định về kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định.

 

1

 

1

n

Tiêuchuẩn 13: Trong quá trình đánh giá kết quả học tập của người học có sự tham gia của đơn vị sử dụng lao động và theo quy định đặc thù của ngành  nếu có.

1

1

 

o

Tiêuchuẩn14: Tổ chức thực hiện kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định đảm bảo nghiêm túc, khách quan.

1

1

p

Tiêuchuẩn 15: Hằng năm, trường thực hiện rà soát các quy định về kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, cấp văn bằng, chứng chỉ và kịp thời điều chỉnh nếu cần thiết.

1

1

q

Tiêuchuẩn 16:Trường có hướng dẫn và tổ chức thực hiện về đào tạo liên thông theo quy định.

1

1

r

Tiêuchuẩn 17:Trường có cơ sở dữ liệu về các hoạt động đào tạo và quản lý, sử dụng hiệu quả.

1

1

3

Tiêu chí 3: Nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và    người lao động

 

15

         15

a

 

Tiêuchuẩn 1: Có quy định về việc tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch, bồi dưỡng, đánh giá, phân loại nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức người lao động theo quy định.

1

1

b

 

Tiêuchuẩn 2: Tổ chức thực hiện tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch, bồi dưỡng, đánh giá, phân loại nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động theo quy định, đảm bảo công khai, minh bạch, khách quan; thực hiện đầy đủ chính sách, chế độ cho nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động theo quy định.

1

1

c

 

Tiêuchuẩn3: Đội ngũ nhà giáo của trường tham gia giảng dạy đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ và các tiêu chuẩn hiện hành khác nếu có.

1

1

d

 

Tiêuchuẩn 4: Nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức  và người lao động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định và không vi phạm quy chế, nội quy và quy định của trường.

1

1

đ

 

Tiêuchuẩn5: Trường có đội ngũ nhà giáo đảm bảo tỷ lệ quy đổi; số lượng nhà giáo cơ hữu đảm nhận khối lượng chương trình mỗi ngành, nghề đào tạo theo quy định; trường đảm bảo tỷ lệ nhà giáo có trình độ sau đại học theo quy định.

1

1

e

 

Tiêuchuẩn 6: Nhà giáo giảng dạy theo nội dung, mục tiều của chương trình đào tạo và thực hiện đầy đủ các yêu cầu của chương trình đào tạo.

1

 

1

g

 

Tiêuchuẩn7: Trường có chính sách, biện pháp và thực hiện các chính sách, biện pháp khuyến khích nhà giáo học tập và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đổi phương pháp giảng dạy.

 

1

 

1

h

 

Tiêuchuẩn8: Hằng năm, trường có kế hoạch và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy cho đội ngũ nhà giáo.

 

1

 

1

i

 

Tiêuchuẩn 9: Nhà giáo được bồi dưỡng, thực tập tại đơn vị sử dụng lao động để cập nhật kiến thức, công nghệ, phương pháp tổ chức quản lý sản xuất theo quy định và thực hiện theo quy định đặc thù của ngành nếu có.

 

1

 

1

k

 

Tiêuchuẩn 10: Hằng năm, trường thực hiện tổng kết, đánh giá hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ nhà giáo.

 

1

 

1

l

 

Tiêuchuẩn 11: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng của trường đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định và thực hiện đúng quyền hạn, trách nhiệm được giao.

 

1

 

1

m

 

Tiêuchuẩn12: Đội ngũ cán bộ quản lý của các đơn vị thuộc trường được bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.

1

1

n

 

Tiêuchuẩn13: Đội ngũ cán bộ quản lý của trường đạt tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ; thực hiện đúng quyền hạn và nhiệm vụ được giao.

 

1

 

1

o

 

Tiêuchuẩn 14: Hằng năm, trường có kế hoạch  và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ  cho đội ngũ cán bộ quản lý.

 

1

 

1

p

 

Tiêuchuẩn 15: Đội ngũ viên chức, người lao động của trường đủ số lượng, có năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc được giao, được định kỳ bồi dưỡng nâng cao trình độ.

 

1

 

1

4

  Tiêu chí 4: Chương trình, giáo trình

15

15

a

 

Tiêuchuẩn1: Có đầy đủ chương trình đào tạo các chuyên ngành hoặc nghề mà trường đào tạo.

1

1

b

 

Tiêuchuẩn2: 100% chương trình đào tạo được xây dựng hoặc lựa chọn theo quy định.

1

1

c

 

Tiêuchuẩn 3: Chương trình đào tạo của trường thể hiện được mục tiêu đào tạo của trình độ tương ứng; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng của người học đạt được sau tốt nghiệp; phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức đào tạo; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với từng mô đun, môn học, từng chuyên ngành hoặc nghề và từng trình độ theo quy định.

 

1

 

1

d

 

Tiêuchuẩn 4: Chương trình đào tạo được xây dựng có sự tham gia của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, cán bộ Khoa học kỹ thuật của đơn vị sử dụng lao động; thực hiện theo  quy định đặc thủ của ngành nếu có.

 

1

 

1

đ

 

Tiêuchuẩn 5: Chương trình đào tạo đảm bảo tính thực tiễn và đáp ứng sự  thay đổi của thị trường lao động.

1

1

e

 

Tiêuchuẩn 6: Chương trình đào tạo được xây dựng bảo đảm việc liên thông giữa các trình độ giáo dục nghề nghiệp với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân quy định

 

1

 

1

g

 

Tiêuchuẩn 7: Ít nhất 3 năm 1 lần trường thực hiện  đánh giá, cập nhật và điều chỉnh nếu có đối với chương trình đào tạo đã ban hành.

 

1

 

1

h

 

Tiêuchuẩn 8: Chỉnh sửa, bổ sung chương trình đào tạo có cập nhật những thành tựu Khoa học công nghệ tiên tiến liên quan đến ngành, nghề đào tạo hoặc tham khảo các chương trình đào tạo tương ứng của nước ngoài.

 

1

 

1

i

 

Tiêuchuẩn 9: Trước khi tổ chức đào tạo liên thông, trường căn cứ  chương trình đào tạo, thực hiện rà soát các môđun, tín chỉ, môn học và có quyết định đối với các mô đun, tín  chỉ, môn học mà người học không phải học để đảm bảo quyền lợi của người học.

 

1

 

1

k

 

Tiêuchuẩn 10: Có đủ giáo trình đào tạo cho các mô đun , môn học của từng chương trình đào tạo.

 

1

 

1

l

 

Tiêuchuẩn 11: 100% giáo  trình đào tạo được xây dựng hoặc lựa chọn theo quy định để làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức.

 

1

 

1

m

 

Tiêuchuẩn 12: Giáo  trình đào tạo cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng của từng mô đun, môn học trong chương trình đào tạo.

 

1

 

1

n

 

Tiêuchuẩn 13: Giáo  trình đào tạo tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực.

 

1

 

1

o

 

Tiêuchuẩn 14: Hằng năm,trường thực hiện việc lấy ý kiến của nhà giáo, cán bộ quản lý, cán bộ Khoa học kỹ thuật của đơn vị  sử dụng lao động, người tốt nghiệp về mức độ phù hợp của giáo trình đào tạo; thực hiện theo quy định đặc thù của ngành nếu có.

 

1

 

1

p

 

Tiêuchuẩn 15: Khi có sự thay đổi chương  trình đào tạo, trường cập nhật đánh giá  và điều chỉnh nếu có đối với giáo trình đào tạo đảm bảo yêu cầu theo quy định.

 

1

1

5

 Tiêu chí 5: Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và thư viện

15

15

 

a

 

Tiêuchuẩn 1: Địa điểm xây dựngtrường phù hợp với quy hoạch chung của khu vực và mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, khu đất xây dựng cần đảm bảo yên tĩnh cho việc giảng dạy và học tập; giao thông thuận tiện và an toàn; thuận tiện cho việc cung cấp điện, nước, đảm bảo khoảng cách đối với các xí nghiệp công nghiệp thải ra chất độc hại; thực hiện theo quy định đặc thù của ngành nếu có.

 

 

1

 

 

1

 

b

 

Tiêuchuẩn 2: Quy hoạch tổng thể mặt bằng khuôn viên hợp lý, phù hợp với công năng và các yêu cầu giao thông nội bộ, kiến trúc và môi trường sư phạm; diện tích đất sử dụng, diện tích cây xanh đảm bảo theo quy định.

 

1

 

1

c

 

Tiêuchuẩn 3: Có đủ các khu vực phục vụ hoạt động của trường theo tiêu chuẩn; khu học tập và nghiên cứu Khoa học (phòng học lý thuyết, phòng học thực hành, phòng thí nghiệm và phòng chuyên môn); khu thực hành (xưởng thực hành, thực tập, trại trường, vườn thí nghiệm); khu vực rèn luyện thể chất; khu hành chính quản trị, phụ trợ và khu phục vụ sinh hoạt cho người học và nhà giáo.

 

 

1

 

 

1

d

 

Tiêuchuẩn 4: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật của trường (đường giao thông nội bộ; hệ thống điện; cấp thoát nước, xử lý nước thải, chất thải; thông gió; phòng cháy chữa cháy) theo quy chuẩn và đáp ứng nhu cầu đào tạo, sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt; được bảo trì, bảo dưỡng theo quy định.

 

1

 

1

đ

 

Tiêuchuẩn 5: Phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, phòng học chuyên môn hóa bảo đảm quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn cơ sở vật chất hiện hành và các yêu cầu công nghệ của thiết bị đào tạo.

 

1

 

1

e

 

Tiêuchuẩn 6: Trường có quy định về quản lý, sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng  thiết bị đào tạo.

1

 

1

g

 

Tiêuchuẩn 7 :Phòng học, giảng đường, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, phòng học chuyên môn hóa được sử dụng theo quy định hiện hành.

 

1

 

1

h

 

Tiêuchuẩn 8: Thiết bị đào tạo đáp ứng danh mục và tiêu chuẩn thiết bị tối thiểu theo yêu cầu đào tạo của từng trình độ đào tạo theo chuyên ngành hoặc nghề do cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định. Đối với các chuyên ngành hoặc nghề mà cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương chưa ban hành danh mục và tiêu chuẩn thiết bị tối thiểu thì trường đảm bảo thiết bị đào tạo đáp ứng yêu cầu chương trình đào tạo, tương ứng quy mô đào tạo của chuyên ngành hoặc nghề đó.

 

 

1

 

 

1

i

 

Tiêuchuẩn 9: Thiết bị, dụng cụ phục vụ  đào tạo được bố trí hợp lý, an toàn, thuận tiện cho việc đi lại, vận hành, bảo dưỡng và tổ chức hướng dẫn thực hành; đảm bảo các yêu cầu sư phạm, an toàn vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường.

 

1

 

1

k

 

Tiêuchuẩn 10:Trường có quy định về quản lý, sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị đào tạo, trong đó có quy định về  việc định kỳ đánh giá và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị đào tạo.

1

 

1

l

 

Tiêuchuẩn 11: Thiết bị đào tạo có hồ sơ quản lý rõ ràng, được sử dụng đúng công năng, quản lý, bảo trì, bảo dưỡng theo quy định của trường và nhà sản xuất; hàng năm đánh giá và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng theo quy định.

 

1

 

1

m

 

Tiêuchuẩn 12: Trường có định mức tiêu hao vật tư hoặc định mức kinh tế - kỹ thuật trong đào tạo và có quy định về  quản lý, cấp phát, sử dụng vật tư, phục vụ đào tạo; tổ chức thực hiện theo quy định đảm bảo kịp thời, đáp ứng kế hoạch và tiến độ đào tạo; vật tư được bố trí sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp thuận tiện cho việc bảo quản và sử dụng.

 

1

 

1

n

 

Tiêuchuẩn 13: Trường có thư viện bao gồm phòng đọc, phòng lưu trữ bảo đảm theo tiêu chuẩn thiết kế. Thư viện có đủ chương trình, giáo trình đã được trường phê duyệt, mỗi loại giáo trình đảm bảo tối thiểu 05 bản in.

1

 

1

o

 

Tiêuchuẩn 14: Tổ chức hoạt động, hình thức phục vụ của thư viện trường phù hợp với nhu cầu tra cứu của cán bộ quản lý, nhà giáo và người học

1

 

1

p

 

Tiêuchuẩn 15: Trường có thư viện điện tử, có phòng máy tính đáp ứng nhu cầu tra cứu, truy cập thông tin của nhà giáo và người học; các giáo trình, tài liệu tham khảo của trường được số hóa và tích hợp với thư viện điện tử phục vụ hiệu quả cho hoạt động đào tạo.

 

1

 

1

6

Tiêu chí 6: Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế.

5

4

a

 

Tiêuchuẩn 1: Trường có chính sách và thực hiện các chính sách khuyến khích cán bộ quản lý, nhà giáo và nhân viên tham gia nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo

 

1

 

 

 

 

1

b

 

Tiêuchuẩn 2: Hằng năm, trường có đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến từ cấp trường trở lên phục vụ thiết thực công tác đào tạo của trường (ít nhất 01 đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến đối với trường cao đẳng).

 

1

 

 

 

 

1

c

 

Tiêuchuẩn 3: Hằng năm, trường có các bài báo, ấn phẩm của nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động đăng trên các báo, tạp chí Khoa học ở trong nước hoặc quốc tế.

 

1

 

 

 

1

d

 

Tiêuchuẩn 4: Các đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến của trường được ứng dụng thực tiễn.

1

 

 

 

1

đ

 

Tiêuchuẩn 5: Có liên kết đào tạo hoặc triển khai các hoạt động hợp tác với các trường nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế; các hoạt động hợp tác quốc tế góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường.

 

1

 

 

 

 

0

7

Tiêu chí 7: Quản lý tài chính

6

6

a

 

Tiêuchuẩn 1: Trường có quy định về quản lý, sử dụng, thanh quyết toán về tài chính theo quy định và công bố công khai.

1

 

 

 

1

b

 

Tiêuchuẩn 2: Quản lý, sử dụng các nguồn thu từ hoạt động dịch vụ đào tạo; tham gia sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đúng theo quy định..

1

 

 

 

1

c

 

Tiêuchuẩn 3: Trường có các nguồn lực về tài chính đảm bảo đủ kinh phí phục vụ các hoạt động của trường.

1

 

 

 

1

d

 

Tiêuchuẩn 4: Thực hiện việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán đúng quy định.

1

 

 

 

1

đ

 

Tiêuchuẩn 5: Thực hiện công tác tự kiểm tra Tài chính, kế toán; thực hiện kiểm toán theo quy định; xử lý, khắc phục kịp thời các vấn đề còn vướng mắc trong việc thực hiện các quy định về quản lý và sử dụng tài chính khi có kết luận của các cơ quan có thẩm quyền; thực hiện công khai tài chính theo quy định.

 

1

 

 

 

 

1

e

 

Tiêuchuẩn 6: Hằng năm, trường có đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn tài chính của trường; có các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài chính nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động của trường.

 

1

 

 

 

 

1

8

Tiêu chí 8: Dịch vụ người học.

9

8

a

 

Tiêuchuẩn 1: Người học được cung cấp đầy đủ thông tin về mục tiêu, chương trình đào tạo; quy chế kiểm tra, thi và xét công nhận tốt nghiệp; nội quy, quy chế của trường; các chế độ, chính sách hiện hành đối với người học; các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy và học theo quy định.

 

1

 

 

 

 

1

b

 

Tiêuchuẩn 2: Người học được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định.

1

 

 

 

1

c

 

Tiêuchuẩn 3: Có chính sách và thực hiện chính sách khen thưởng, khuyến khích kịp thời đối với người học đạt kết quả cao trong học tập, rèn luyện. Người học được hỗ trợ kịp thời trong quá trình học tập tại trường để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

 

1

 

 

 

 

1

d

 

Tiêuchuẩn 4: Người học được tôn trọng và đối xử bình đẳng, không phân biệt giới tính, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân.

1

 

 

 

1

đ

 

Tiêuchuẩn 5: Ký túc xá đảm bảo đủ diện tích nhà ở và các điều kiện tối thiểu (chỗ ở, điện, nước, vệ sinh, các tiện nghi khác) cho sinh hoạt và học tập của người học.

1

 

 

 

1

e

 

Tiêuchuẩn 6: Có dịch vụ y tế chăm sóc và bảo vệ sức khỏe; dịch vụ ăn uống của trường đáp ứng nhu cầu của người học và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

1

 

 

 

1

g

 

Tiêuchuẩn 7: Người học được tạo điều kiện hoạt động, tập luyện văn nghệ, thể dục thể thao, tham gia các hoạt động xã hội; được đảm bảo an toàn trong khuôn viên trường.

1

 

 

 

1

h

 

Tiêuchuẩn 8: Trường thực hiện việc tư vấn việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp.

1

 

 

 

1

i

 

Tiêuchuẩn 9: Hằng năm, trường tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hội chợ việc làm để người học tiếp xúc với các nhà tuyển dụng.

1

 

 

 

0

 

9

Tiêu chí 9: Giám sát, đánh giá chất lượng.

      6

      6

a

 

Tiêuchuẩn 1: Hằng năm, thu thập ý kiến tối thiểu 10 đơn vị sử dụng lao động về mức độ đáp ứng của người tốt nghiệp làm việc tại đơn vị sử dụng lao động .

1

 

 

 

1

b

 

Tiêuchuẩn 2: Hằng năm, thu thập ý kiến tối thiểu 50% cán bộ quản lý, nhà giáo, viên chức và người lao động về các chính sách liên quan đến dạy và học, chính sách tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, phân loại, bổ nhiệm cán bộ quản lý, nhà giáo, viên chức và người lao động.

 

1

 

 

 

1

c

 

Tiêuchuẩn 3: Hằng năm,thu thập ý kiến tối thiểu 30%  người học đại diện ngành, nghề đào tạo về chất lượng, hiệu quả của các hình thức, phương thức đào tạo; chất lượng dịch vụ, giảng dạy và việc thực hiện chính sách liên quan đến người học của trường.

 

1

 

 

 

1

d

 

Tiêuchuẩn 4: Trường thực hiện hoạt động tự đánh giá chất lượng và kiểm định chất lượng theo quy định.

1

 

 

 

1

đ

 

Tiêuchuẩn 5: Hằng năm, trường có kế hoach cụ thể và các biện pháp thực hiện việc cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo trên cơ sở kết quả tự đánh giá và kết quả đánh giá ngoài nếu có.

 

1

 

 

 

1

e

 

Tiêuchuẩn 6: Trường có tỷ lệ 80% người học có việc làm phù hợp với chuyên ngành hoặc nghề đào tạo sau 6 tháng kể từ khi tốt nghiệp.

1

 

 

 

1

 

 

 

3.2. Tự đánh giá theo từng tiêu chí, tiêu chuẩn:

3.2.1. Tiêu chí 1. Mục tiêu, sứ mạng, tổ chức và quản lý

Đánh giá tổng quát tiêu chí 1:

Mở đầu:

Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc là cơ sở GDNN thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp và trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Qua từng giai đoạn phát triển, mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược phát triển trường không ngừng được điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế, phù hợp với nhu cầu kinh tế - xã hội của ngành và địa phương. Nhiều năm qua, nhà trường  từng bước nâng cao chất lượng đào tạo nghề, góp phần cung cấp dịch vụ  đa ngành, đa cấp học có chất lượng đáp ứng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và nhu cầu học tập suốt đời cho mọi đối tượng lao động trong  xã hội. Trường đã được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận là trường tiên tiến xuất sắc của khối các trường trực thuộc Bộ.

Bốn mươi năm xây dựng và phát triển, Nhà trường đã từng bước nghiên cứu, soạn thảo hoàn chỉnh các hệ thống văn bản quy định về tổ chức, cơ chế quản lý và thường xuyên rà soát, đánh giá, bổ sung, điều chỉnh. Tính đến ngày 31/12/2016, Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc có 7 Phòng chức năng, 6 Khoa chuyên môn, 2 tổ bộ môn và 2 Trung tâm trực thuộc Ban giám hiệu. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trường thực hiện theo Quyết định số 4313/QĐ-BNN-TCCB ngày 26/10/2017 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT. Các năm qua, công tác quản lý và tổ chức cán bộ được nhà trường  quan tâm và xem đây là công tác quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của nhà trường.    

* Những điểm mạnh: Trường có đủ các quyết định thành lập trường được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường được xác định rõ ràng, có văn bản quy định việc rà soát, điều chỉnh, định hướng chủ yếu vào việc đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, cơ cấu và danh mục nghề đào tạo của Trường đã cơ bản đáp ứng với tình hình kinh tế - xã hội, được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên Website của Trường.

Nhà trường có đầy đủ các văn bản quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Các đơn vị trực thuộc được phân cấp hợp lý, có quyền chủ động trong công việc. Nhà trường đã thực hiện định kỳ rà soát, điều chỉnh và bổ sung các văn bản này cho phù hợp với thực tế và điều kiện của trường. Tổ chức Đảng, các Đoàn thể tổ chức xã hội trong trường phát huy được sức mạnh tập thể, góp phần hoàn thành được nhiệm vụ được giao.

* Những tồn tại và kế hoạch:

- Những tồn tại: So với các yêu cầu của tiêu chí 1, trường nhận thấy đã thực hiện đầy đủ những điều kiện đề ra, tuy nhiên để xây dựng và phát triển Trường thành trường có đào tạo 7 ngành chất lượng cao thì việc xây dựng mục tiêu và nhiệm vụ phải gắn liền với tiêu chí trường chất lượng cao của Tổng cục giáo dục nghề nghiệp.

- Những kế hoạch: Trong thời gian từ nay đến 2020, nhà trường sẽ hoạch định các công việc sau:

+ Xây dựng mục tiêu và nhiệm vụ theo tiêu chí trường đạt chuẩn các ngành chất lượng cao và nâng cấp nhà trường thành trường đại học.

+ Đào tạo bồi dưỡng giáo viên cán bộ quản lý; xây dựng chương trình, giáo trình, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị để đào tạo nguồn nhân lực đạt chuẩn quốc tế, khu vực và quốc gia và trở thành trường Đại học vùng nam Tây Nguyên.

 

Tiêu chuẩn 1.1: Mục tiêu và sứ mạng của trường được xác định cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, thể hiện được vai trò của trường trong việc đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân lực của địa phương, ngành và được công bố công khai.

          a) Có quyết định thành lập trường và có văn bản xác định mục tiêu của trường.

b) Điều lệ của trường được xây dựng theo quy định và được cơ quan có thẩm quyền

phê  duyệt.

  c) Mục tiêu, nhiệm vụ được công bố công khai (trên các phương tiện thông tin, trong

các tài liệu giới thiệu về trường).

1. Mô tả:

Chỉ số a

            Trường Trung cấp Nông nghiệp Bảo Lộc được thành lập theo Quyết định số: 250-NN/TC/QĐ ngày 8 tháng 12 năm 1976 của Bộ Nông Nghiệp. Quá trình phát triển đến ngày 04 tháng 08 năm 1989, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết định số: 318-NN/TCQĐ đổi tên trường thành trường Trung học Kỹ thuật và Dạy nghề Bảo Lộc. Đến năm 2009 trường được  nâng cấp thành Trường Cao đẳng công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc, theo Quyết định 3549/QĐ -BGD ĐT ngày 19 tháng 5 năm 2009 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tự đánh giá chỉ số 1.1.a: Đạt

Chỉ số b

Điều lệ của Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo lộc. Điều lệ này được Hội đồng nhất trí thông qua tại cuộc họp (Biên bản họp Hội đồng);(1.1.01.b) và trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt (Hiệu trưởng đề nghị phê duyệt Điều lệ trường); (1.1.02.b)

Tự đánh giá chỉ số 1.1.b: Đạt

Chỉ số c

Mục tiêu nhiệm vụ của trường công bố công khai trên website của nhà trường (www.blc.edu.vn), sổ tay sinh viên (Sổ tay chất lượng, Chính sách  năm học 2014-2015, 2015-2016, 2016-2017).

Nhiệm vụ của nhà trường được nêu rõ trong chương II của Điều lệ của Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc. Ngoài ra, trường đã xây dựng và ban hành "Cẩm nang dành cho HSSV các hệ đào tạo nghề". Trong tài liệu này, nhà trường đã xác định tầm nhìn, sứ mạng của mình và mục tiêu ngành nghề, nội dung chương trình đào tạo để cung cấp thông tin chi tiết về các hoạt động học tập, quy chế thi kiểm tra, điều kiện được cấp học bổng, cơ hội học liên thông, cơ hội việc làm nhằm kiến tạo động cơ học tập tích cực cho HSSV các hệ nghề của trường  (Cẩm nang HSSV  trường ); (1.1.01.c)

Tự đánh giá chỉ số 1.1.c: Đạt

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Mục tiêu, nhiệm vụ của trường được xác định rõ ràng, theo từng giai đoạn phát triển, từng năm học, được công bố bằng nhiều hình thức trên các phương tiện thông tin đại chúng, tài liệu giới thiệu về trường và trên Website của trường.

- Những tồn tại: Không có.

3. Kế hoạch: Không có.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 1.1 đạt: 01 điểm.

 

Tiêu chuẩn 1.2:Trường thực hiện phân tích, đánh giá nhu cầu nhân lực của địa phương hoặc  ngành để xác định các ngành, nghề đào tạo và quy mô đào tạo phù hợp

a)  Có quy hoạch, kế hoạch, định hướng phát triển trường gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của  địa phương, ngành, được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b)  Các nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu nhân lực của thị trường lao động và nhu cầu của người học, xã hội.

c) Mục tiêu, nhiệm vụ của trường phù hợp với điều kiện thực tế và yêu cầu sử dụng lao động của địa phương, ngành.

1. Mô tả

Chỉ số a

Trong chiến lược phát triển Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc giai đoạn 2009 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, mục tiêu chiến lược của nhà trường cũng chỉ rõ “ Đổi mới cơ bản và toàn diện mang lại điều kiện làm việc thuận lợi, phát huy cao độ trí tuệ, năng lực của cán bộ, giáo viên nhà trường cho sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn; tạo điều kiện thuận lợi cho người học để không ngừng nâng cao chất lượng học tập với những kỹ năng tiên tiến hiện đại và những kiến thức cần thiết để tiến thân lập nghiệp; phấn đấu trở thành trường Cao đẳng trọng điểm quốc gia phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn khu vực Tây Nguyên; phát triển thương hiệu của trường rộng rãi trong nước, trong khu vực và quốc tế”

Như vậy, mục tiêu của trường hoàn toàn  phù hợp với với mục tiêu đào tạo trình độ cao đẳng quy định tại Luật giáo dục và sứ mạng đã được tuyên bố của nhà trường xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Các mục tiêu giáo dục, nhiệm vụ, kế hoạch của nhà trường đều được định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh thông qua các kỳ hội nghị công nhân viên chức hàng năm .

Trong  giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020, các mục tiêu chủ yếu của Trường bao gồm:  Mở rộng các ngành nghề đào tạo để tiến tới trở thành một trường cao đẳng có chất lượng đào tạo đa cấp, đa ngành và chuẩn bị các điều kiện để đến năm 2020 có thể phát triển thành trường đại học Công nghệ và Kinh tế Tây nguyên; Phát triển các hoạt động nghiên cứu Khoa học và chuyển giao tiến bộ Khoa học công nghệ; Tăng cường cơ sở vật chất nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của công tác đào tạo và nghiên cứu Khoa học; Phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên đặc biệt đội ngũ giảng viên. Chỉ tiêu các năm 2011-2015 về quy mô đào tạo, tuyển dụng bồi dưỡng cán bộ tăng từ 15 - 20% mỗi năm. Các mục tiêu giáo dục của nhà trường ghi trong chiến lược cho từng giai đoạn (giai đoạn 2009-2020) được cụ thể hóa thành các nhiệm vụ trong kế hoạch hàng năm của Trường và được các đơn vị trực thuộc đưa vào kế hoạch thực hiện. Vào mỗi dịp tổng kết năm học, mỗi đơn vị đều có phần đánh giá, tổng kết những hoạt động đã tiến hành dựa theo kế hoạch thực hiện của đơn vị. Do đó nhà trường đã thực hiện đúng quy hoạch, kế hoạch, định hướng phát triển trường gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, ngành, được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tự đánh giá chỉ số 1.2.a: Đạt

Chỉ số b

Việc đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu nhân lực của thị trường lao động và nhu cầu của người học được nhà trường đặt lên hàng đầu thể hiện qua các hoạt động sau:

- Nhà trường thường xuyên nghiên cứu cập nhật, cải tiến chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, đầu tư xây dựng phòng thực hành với trang thiết bị hiện đại, cùng với tăng cường chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý. Do đó đã thu hút rất nhiều HSSV tham gia học nghề ngắn hạn (nay là dạy nghề thường xuyên và Sơ cấp nghề) ngày càng nhiều hơn, bình quân hơn 312 HSSV/ năm và luôn vượt chỉ tiêu kế hoạch đào tạo. Thể hiện qua bảng thống kê số lượt HSSV học hệ  sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên từ năm 2014, 2015, 2016 (Báo cáo tổng kết các năm  2014, 2015, 2016);(1.2.01.b)

- Thông qua Dự án "Tăng cường kỹ năng nghề" trường đã đầu tư nhiều thiết bị cho 02 nghề trọng điểm đáp ứng nhu cầu nhân lực cao tại khu bauexit Tân Rai gồm nghề Điện công nghiệp và nghề Vận hành sửa chữa các thiết bị điện công nghiệp, trị giá hàng tỷ đồng.

- Số lượng doanh nghiệp mới tiếp nhận HSSV thực tập trong học phần “Học kỳ doanh nghiệp” từng học kỳ ngày càng tăng cũng như việc ký kết các hợp đồng liên kết đào tạo với các doanh nghiệp tuyển dụng lao động ngày càng mở rộng (khu công nghiệp Lộc Sơn và các khu công nghiệp khác trong và ngoài Tỉnh).

Đối với hệ đào tạo nghề, nhà trường cũng định hướng, xây dựng chương trình đào tạo những ngành nghề chủ lực đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Đối với những nhóm nghề ưu tiên phát triển tại khu vực như sau: Điện công nghiệp, Vận hành sửa chữa thiết bị điện; Cắt gọt kim loại (chuẩn khu vực), Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí (chuẩn khu vực); Công nghệ ôtô, Lắp ráp sửa chữa máy tính (chuẩn quốc gia ) và kỹ thuật chăn nuôi gia súc gia cầm  chuẩn quốc gia), kỹ thuật bảo vệ thực vật (chuẩn khu vực ).

Do đó, hàng năm việc tuyển sinh HSSV luôn đáp ứng được nhu cầu của người học và thị trường lao động  (Thống kê số lượng tuyển sinh  nghề từ năm 2004, 2015, 2016);( 1.2.02.b). Do đó các nghề đào tạo của trường hiện nay phù hợp với nhu cầu nhân lực của thị trường lao động và nhu cầu của người học và xã hội.

Tự đánh giá chỉ số 1.2.b: Đạt

Chỉ số c

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc xã hội hoá trong đào tạo nghề, lãnh đạo nhà trường đã hoạch định và tìm nhiều giải pháp để hoạt động đào tạo gắn kết với doanh nghiệp nhằm đưa mục tiêu và nhiệm vụ của trường phù hợp với điều kiện thực tế và yêu cầu sử dụng lao động của ngành và địa phương. Nhà trường đã nỗ lực gắn kết với doanh nghiệp, địa phương để nâng cao hiệu quả đào tạo qua các hình thức:

- Nhà trường đã ký kết biên bản ghi nhớ giữa Quỹ hỗ trợ công nhân cho khu công nghiệp Lộc Sơn – TP.Bảo Lộc và các công ty Công nghiệp tại địa phương và các Tỉnh lân cận để đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho khu công nghiệp với các ngành như: Điện công nghiệp, Công nghệ thông tin, Cơ khí. Nông nghiệp như các ngành Chăn nuôi thú y và Khoa học cây trồng (Bản ghi nhớ giữa quỹ hỗ trợ công nhân, về việc hỗ trợ liên kết đào tạo cho doanh nghiệp và người lao động - Trường Cao đẳng nghề Cao su Bình phước);(1.2.01.c).

- Số lượng doanh nghiệp mới nhận HSSV thực tập của trường ngày một tăng  

- Các hợp đồng đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp.

- Đào tạo thi xác định bậc thợ cho các công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó mục tiêu, nhiệm vụ của trường phù hợp với điều kiện thực tế và yêu cầu sử dụng lao động của ngành và địa phương có nhu cầu.

Tự đánh giá chỉ số 1.2.c: Đạt

2. Đánh giá

- Điểm mạnh: Mục tiêu, nhiệm vụ của trường định hướng chủ yếu vào việc đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, nhu cầu học của người học, xã hội, phù hợp với điều kiện thực tế và yêu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp.

- Những tồn tại: Không có.

3. Kế hoạch: Không có.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 1.2 đạt: 01 điểm

 

 

 

 

Tiêu chuẩn 1.3:Trường ban hành văn bản quy định về tổ chức quản lý theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị trong trường theo quy định.

           a) Có văn bản quy định về việc điều chỉnh mục tiêu và nhiệm vụ của trường.

         b) Các nội dung điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ của trường nhằm nâng cao chất lượng

dạy nghề và đáp ứng nhu cầu nhân lực đa dạng của thị trường lao động.

         c) Có các báo cáo kết quả định kỳ rà soát, điều chỉnh mục tiêu và nhiệm vụ.

1. Mô tả:

Chỉ số a

             Trong sổ tay chất lượng của trường, điều 5.4.1 quy định: Mục tiêu chất lượng của nhà trường được định kỳ xem xét hàng năm  (Sổ tay chất lượng, Chính sách chất lượng các năm học từ 2014, 2015, 2016);(1.3.01.a). Đồng thời, trường đã ban hành văn bản việc điều chỉnh mục tiêu và nhiệm vụ của trường hàng năm .Nội dung của văn bản có quy định việc định kỳ rà soát chất lượng dạy nghề, nhu cầu nhân lực của thị trường lao động của ngành và địa phương.

Tự đánh giá chỉ số 1.3.a: Đạt

Chỉ số b

Hàng năm, các nội dung điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ của trường nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề và đáp ứng nhu cầu nhân lực đa dạng của thị trường lao động được thể hiện qua các công việc sau:

- Nhà trường căn cứ vào phân tích nhu cầu nhân lực khu vực các năm 2014, 2015, 2016 để trường bổ sung, điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ qua việc bổ sung thêm qui mô, chỉ tiêu và ngành nghề đào tạo (Ngành nghề bổ sung 2014, 2015, 2016);(1.3.01.b)

- Sự điều chỉnh mục tiêu và nhiệm vụ được thể hiện rõ trong Dự án "phát triển trường thành trường đại học đến năm 2020" .

- Các nội dung của mục tiêu chất lượng; kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng của các bộ phận, của trường hàng năm được xây dựng căn cứ trên tiêu chí đảm bảo chất lượng đào tạo, nhất quán với chính sách chất lượng của trường, đo lường được, đồng thời luôn hướng về người học, doanh nghiệp (Mục tiêu chất lượng, kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng các bộ phận các năm 2014, 2015, 2016);(1.3.02.b)

Tự đánh giá chỉ số 1.3.b: chưa đạt

Chỉ số c

Nhà trường đã thực hiện các báo cáo kết quả định kỳ việc rà soát mục tiêu, nhiệm vụ hàng năm qua các nội dung sau:

- Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2014, kế hoạch công tác trọng tâm 2015; Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2015, kế hoạch công tác trọng tâm 2016; Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2016, kế hoạch công tác trọng tâm 2017. (Báo cáo tổng kết các năm: 2014, 2015, 2016);(1.3.01.c)

Hàng năm Ban giám hiệu nhà trường đã phân công Phòng khảo  thí và kiểm định chất lượng có trách nhiệm kiểm tra tiến độ thực hiện mục tiêu chất lượng tại các đơn vị và tiến hành họp xem xét rút kinh nghiệm vào tháng 07 hàng năm.

- Phòng khảo thí và kiểm chất lượng tổng hợp báo cáo và đề xuất mục tiêu chất lượng của trường và các bộ phận cho năm học mới. (Báo cáo tổng hợp mục tiêu chất lượng hàng năm từ 2014, 2015,  2016);(1.3.02.c)

- Ngoài ra hàng năm tổ chức đánh giá trong, nhằm tiến tới quản lý đào tạo theo hệ thống chứng nhận ISO. Nhằm thực hiện việc đánh giá quá trình vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng của trường theo mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Đây cũng là một trong những giải pháp nhằm giúp nhà trường cải tiến toàn bộ mọi hoạt động đào tạo. (Chương trình, lịch đánh giá, báo cáo kết quả, biên bản họp xem xét, phiếu khắc phục phòng ngừa sau đánh giá nội bộ các năm 2014, 2015, 2016);(1.3.03.c); (Chương trình đánh giá, báo cáo kết quả, biên bản họp xem xét, phiếu khắc phục phòng ngừa sau đánh giá giám sát các năm 2014, 2015, 2016);(1.3.04.c)

Tự đánh giá chỉ số 1.3.c: Chưa đạt

     2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Mục tiêu, nhiệm vụ của trường được định kỳ rà soát, điều chỉnh theo hướng nâng cao chất lượng dạy nghề các cấp độ Quốc gia, Khu vực và Quốc tế phù hợp với các giai đoạn phát triển của trường, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của ngành và địa phương.

- Những tồn tại: Việc ban hành văn bản quy định chưa sâu và chưa rõ ràng

     3. Kế hoạch: Không

     4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 1.3 đạt: 0 điểm

 

 Tiêuchuẩn 1.4:Hằng năm,cácvăn bản quy định về tổ chức và quản lý của trường được rà soát, thực hiện điều chỉnh nếu cần thiết.

a) Có đầy đủ các văn bản quy định về tổ chức, cơ chế quản lý theo hướng đảm bảo quyền tự chủ và chịu trách nhiệm của các đơn vị trong trường.

b) Có quy chế dân chủ tạo môi trường để giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên được tham gia đóng góp ý kiến về các chủ trương, kế hoạch của trường, giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo của cán bộ, giáo viên, nhân viên, người học.

c) Các quy định về tổ chức và cơ chế quản lý của trường được rà soát, điều chỉnh định kỳ.

1. Mô tả

Chỉ số a

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức, Trường xây dựng quy chế và tổ chức hoạt động và được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phê duyệt, ban hành kèm theo quyết định số 4313/QĐ-BNN-TCCB. Quy chế đã cụ thể hóa cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Trường và các đơn vị trực thuộc Trường, qua đó bộ máy trường hoạt động nhịp nhàng, khoa học góp phần rất lớn tạo nên thành tích của Trường trong các năm qua. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức đã được công khai trên website. Ngoài ra, Trường còn ban hành các quy chế mang tính đặc thù quy định chức năng nhiệm vụ cho các Trung tâm như: Quyết định về việc quy định chức năng và tổ chức hoạt động của Trung tâm Tin học – Ngoại ngữ. Trường đã thực hiện đầy đủ Điều lệ Trường Cao đẳng theo quy định.

Tự đánh giá chỉ số 1.4.a: Đạt

Chỉ số b

Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động đào tạo của trường được sửa đổi theo quyết định số 32/QĐ-TCHC  ngày 09/5/2011 của Hiệu trưởng (Quyết định số 35/QĐ-TCHC trong hoạt động của Trường). Quy chế dân chủ thể hiện được quyền của giáo viên, cán bộ quản lý nhân viên được tham gia đóng góp ý kiến về các chủ trương, kế hoạch của trường (chương II của Quy chế thực hiện dân chủ), các khiếu nại, tố cáo của cán bộ, giáo viên, nhân viên, người học phải được giải quyết kịp thời (điều 11, chương 1 của Quy chế thực hiện dân chủ).

Quyền dân chủ của viên chức giáo viên thể hiện qua các kỳ họp Đại hội viên chức (Biên bản họp đại hội viên chức năm 2014, 2015, 2016);(1.4.01.a); Công đoàn, Đoàn thanh niên, họp định kỳ các bộ phận, họp lấy ý kiến về bổ nhiệm ( Các biên bản họp: bổ nhiệm, thi đua đánh giá viên chức các năm từ 2014,2015, 2016);(1.4.02.b); Nhà trường đã ban hành quy chế dân chủ tạo môi trường để giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên được tham gia đóng góp ý kiến về các chủ trương, kế hoạch của trường, giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo của cán bộ, giáo viên, nhân viên, người học.

Tự đánh giá chỉ số 1.4.b: Đạt

Chỉ số c

Các quy định về tổ chức và cơ chế quản lý của trường được rà soát, điều chỉnh định kỳ. Quy định về việc điều chỉnh mục tiêu và nhiệm vụ của trường mỗi năm rà soát 01 lần. Sau mỗi đợt rà soát, tại các bộ phận xây dựng các báo cáo và mục tiêu nhiệm vụ mới (Mục tiêu chất lượng, kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng các bộ phận các năm 2014, 2015, 2016);(1.4.01.c)

Để việc rà soát bổ sung điều chỉnh các quy định về tổ chức được kịp thời, Ban giám hiệu duy trì các cuộc họp giao ban hàng tuần. (Các biên bản họp giao ban định kỳ năm từ 2014, 2015, 2016);(1.4.02.c)

Tự đánh giá chỉ số 1.4.c: Đạt

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Nhà trường có hệ thống văn bản quy định về tổ chức, cơ chế quản lý và được thường xuyên rà soát, đánh giá, bổ sung, điều chỉnh.

- Những tồn tại: Không có.

3. Kế hoạch: Không có.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 1.4 đạt: 01 điểm

Tiêuchuẩn 1.5:Các Phòng, Khoa, Bộ môn và các đơn vị trực thuộc trường được phân công, phân cấp rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, phù hợp với cơ cấu ngành nghề, quy mô đào tạo và mục tiêu của trường.

a) Có quy hoạch giáo viên, cán bộ quản lý; có kế hoạch, chính sách, quy trình, biện pháp phù hợp để tuyển dụng giáo viên, bổ nhiệm cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu về chất lượng theo quy định của Nhà nước và nhu cầu về số lượng theo cơ cấu tổ chức của trường.

b) Có kế hoạch, quy trình, phương pháp đánh giá, phân loại giáo viên, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu thực tế của trường.

c) Có chính sách khuyến khích, có kế hoạch, biện pháp thực hiện có kết quả kế hoạch ngắn hạn, dài hạn bồi dưỡng cập nhật và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý của trường.

1. Mô tả:

Chỉ số a

Việc quy hoạch giáo viên, cán bộ quản lý đã được nhà Trường thực hiện qua các giai đoạn được thể hiện bằng các văn bản sau:

- Căn cứ định hướng phát triển Trường  đến năm 2020 (Định hướng phát triển Trường Cao đẳng Công nghệ & Kinh tế  Bảo Lộc đến năm 2020);(1.5.01.a).

- Căn cứ Quyết định số 51-KH/ĐU của Đảng Ủy Trường về kế hoạch qui hoạch nguồn nhân sự cấp ủy và cán bộ lãnh đạo từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo (Quy hoạch nguồn nhân sự cấp ủy và cán bộ lãnh đạo từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo); (1.5.02.a)

- Dự án nâng cấp Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế  Bảo Lộc lên trường Đại học. Trên cơ sở những nội dung trên, nhà trường đã xây dựng quy hoạch và tuyển dụng giáo viên, cán bộ quản lý cho phù hợp với định hướng phát triển trường từ nay đến năm 2020. Việc tuyển dụng giáo viên - nhân viên được thực thực hiện theo Quy trình tuyển dụng và đào tạo nhân sự theo hệ thống dự án phát triển tới 2020. Ngoài ra, nhà trường còn ban hành nhiều chính sách cho việc học tập nâng cao trình độ và nghiên cứu Khoa học cho giáo viên và cán bộ quản lý (Quy định về việc học tập nâng cao trình độ của trường);(1.5.03.a); (Quy định về việc nghiên cứu Khoa học của trường);(1.5.04.a). Do đó việc tuyển dụng giáo viên và bổ nhiệm cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu về chất lượng theo quy định của Nhà nước và nhu cầu về số lượng theo cơ cấu tổ chức của trường(Báo cáo tuyển dụng giáo viên, cán bộ quản lý năm từ 2014, 2015, 2016);(1.5.05.a). Do đó nhà trường đã có quy hoạch giáo viên, cán bộ quản lý; Có kế hoạch, chính sách, quy trình, biện pháp phù hợp để tuyển dụng giáo viên, bổ nhiệm cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu về chất lượng theo quy định của Nhà nước và nhu cầu về số lượng theo cơ cấu tổ chức của trường.

Tự đánh giá chỉ số 1.5.a: Đạt

 

Chỉ số b

Nhà trường thường xuyên thực hiện công tác đánh giá, phân loại giáo viên, cán bộ quản lý hàng năm trên cơ sở kết quả dự giờ, giám sát đánh giá hoạt động giảng dạy do Hội đồng nhà trường thực hiện (Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo, phòng Khảo thí & Kiểm định chất lượng) thực hiện (Kế hoạch, quy trình, phương pháp đánh giá, phân loại giáo viên, cán bộ quản lý); (Thống kê kết quả dự giờ giáo viên năm từ  2014,2015, 2016);(1.5.01.b), kết hợp với kết quả hội thi giáo viên dạy nghề giỏi cấp trường, cấp tỉnh, cấp Bộ và tỷ lệ HSSV lên lớp, phiếu góp ý HSSV/ môn học để làm cơ sở đánh giá, phân loại giáo viên, đánh giá thi đua cuối năm (Danh sách phân loại đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý hàng 2014, 2015, 2016);(1.5.02.b). Trên cơ sở các nội dung đánh giá này, phòng Đào tạo phối hợp phòng Tổ chức, hành chính đề xuất các khóa học bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, kỹ năng quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo (Danh sách giáo viên tham gia các khóa tập huấn bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học các năm 2014, 2015, 2016);(1.5.03.b)

Tự đánh giá chỉ số 1.5.b: Đạt

Chỉ số c

Bên cạnh việc đề cử giáo viên, cán bộ quản lý tham gia các khóa tập huấn bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn do Tổng cục dạy nghề, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh tổ chức. Ngoài ra nhà trường đã có chính sách khuyến khích hỗ trợ giáo viên tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu phát triển của trường trong giai đọan mới (Quy định về việc học tập nâng cao trình độ của trường);(1.5.01.c);(Phiếu đăng ký học tập của giáo viên, cán bộ công nhân viên các năm 2014, 2015, 2016);(1.5.02.c). Ngoài việc hỗ trợ một phần kinh phí học tập, nhà trường còn tạo điều kiện về thời gian, phương tiện dạy học để giáo viên, cán bộ công nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập nâng cao trình độ của mình. Sau mỗi khóa học của giáo viên và cán bộ quản lý, căn cứ vào kết quả học tập và năng lực thực tế, nhà trường đã tổ chức đánh giá sau đào tạo một cách khoa học và hiệu quả, thông qua quy trình tuyển dụng và đào tạo nhân sự (Quy trình tuyển dụng nhân sự);(1.5.03.c), (Báo cáo kết quả thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên và cán bộ hàng năm);(1.5.04.c). Ngoài ra kế hoạch dài hạn bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên, cán bộ quản lý thể hiện rõ trong các dự án nâng cấp trường trở thành trường Đại học và dự án trường chất lượng cao đến năm 2020. (Dự án cải tạo nâng cấp nhà làm việc, giảng đường);(1.5.05.c).

Tự đánh giá chỉ số 1.5.c: Đạt

2. Đánh giá

- Điểm mạnh: Nhà trường có quy hoạch giáo viên, cán bộ quản lý; Có kế hoạch, quy trình, phương pháp đánh giá, phân loại giáo viên, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu thực tế của trường; Có chính sách khuyến khích, có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý của trường.

- Những tồn tại: Một số ít giáo viên của trường hiện nay khả năng giao tiếp về ngoại ngữ còn hạn chế, nên cũng gặp khó khăn trong việc tự học tập nghiên cứu tài liệu và tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề ngoài nước để đạt chuẩn khu vực, quốc tế ở một số nghề trọng điểm.

3. Kế hoạch: Từ nay đến năm 2018, nhà trường sẽ thực hiện các giải pháp đồng bộ để các giáo viên tham gia giảng dạy  nghề  đạt chuẩn trình độ, có chứng chỉ kỹ năng dạy nghề và chuẩn  ngoại ngữ theo tiêu chí của Tổng cục Dạy nghề.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 1.5 đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 1.6: Hội đồng hoặc hội đồng quản trị, các hội đồng tư vấn, các phòng, khoa, bộ môn  và các đơn vị trực thuộc trường hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định và có hiệu quả

a) Có Hội đồng hoặc Hội đồng quản trị, các hội đồng tư vấn, các đơn vị quản lý, phòng chức năng, các Khoa, bộ môn trực thuộc trường phù hợp với cơ cấu ngành nghề và quy mô đào tạo của trường.

b) Có sự phân công, phân cấp hợp lý, rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trong trường.

c) Các đơn vị trong trường hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình và đạt hiệu quả cao.

1. Mô tả:

                        Chỉ số a

Căn cứ việc thành lập trường Cao đẳng  Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc theo Quyết định 549/QĐ - BGD ĐT ngày 19 tháng 5 năm 2009 của  Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký. Điều lệ Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt. Tại chương III của Điều lệ trường quy định cơ cấu tổ chức và nhân sự của trường như sau:

             - Hội đồng  giáo dục

- Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng.

- Các Hội đồng tư vấn.

- Các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Phòng Tổ chức, hành chính; Phòng Quản trị, Phòng Đào tạo và QLKH, phòng Khảo thí & Kiểm định chất lượng, Phòng Tài chính kế toán, Phòng Công tác HSSV.

- Các Khoa, Bộ môn: Khoa Kinh tế, Khoa cơ điện, Khoa Trồng trọt, Bộ môn Quản lý đất đai, Khoa Chăn nuôi Thú y, Khoa Công nghệ thông tin - Ngoại ngữ, Bộ môn Chính trị  và pháp luật.

- Các Trung tâm: Trung tâm Tin học ngoại ngữ , Trung tâm Tuyển sinh và Hỗ trợ việc làm.

            - Tổ chức cơ sở Đảng, Đoàn thể, Công đoàn, Đoàn thanh niên.

Tự đánh giá chỉ số 1.6.a: Đạt

Chỉ số b

Trên cơ sở cơ cấu tổ chức và nhân sự của trường quy định tại Điều lệ trường, nhà trường đã ra Quyết định thành lập các Phòng, Khoa, Bộ môn, Trung tâm trực thuộc. Trong Quy chế hoạt động của các đơn vị Phòng ban chức năng, Khoa, Bộ môn, Trung tâm đã thể hiện rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền tự chủ để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, đảm bảo đúng Quy định về điều lệ Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc và pháp luật Nhà nước về tổ chức bộ máy do đó nhà trường có sự phân công, phân cấp hợp lý, rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trong trường.

Tự đánh giá chỉ số 1.6.b: Đạt

Chỉ số c

Các bộ phận trong trường hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình, đạt hiệu quả cao thể hiện qua các hoạt động sau:

- Căn cứ vào bản mô tả công việc của từng vị trí, chức năng cán bộ quản lý (mô tả công việc của các lãnh đạo phòng, Khoa, bộ môn, Trung tâm, giáo viên, nhân viên);(1.6.01.c)

- Căn cứ vào báo cáo tổng kết các năm học (Báo cáo tổng kết các năm  2014, 2015, 2016);(1.6.02.c).

- Báo cáo kết quả đánh giá nội bộ về việc đánh giá thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của các Phòng ban chức năng, Khoa, Bộ môn, Trung tâm (Chương trình, lịch đánh giá, báo cáo kết quả, biên bản họp xem xét, phiếu khắc phục phòng ngừa sau đánh giá nội bộ các năm 2014, 2015, 2016);(1.6.03.c). Từ năm 2011 đến nay, qua 03 lần đánh giá  đã giúp trường nêu bật được những điểm mạnh cần phát huy và những điểm không phù hợp cần cải thiện cho tất cả các đơn vị trong trường, góp phần rất lớn và quan trọng trong việc xây dựng và thực thi chức năng, nhiệm vụ đào tạo đạt hiệu quả cao nhất cho đơn vị.

- Căn cứ vào đánh giá thi đua khen thưởng các bộ phận hàng năm (Biên bản họp Hội đồng thi đua khen thưởng các 2014, 2015, 2016);(1.6.04.c). Như vậy qua các hoạt động trên cho thấy các đơn vị trong trường hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình và đạt hiệu quả cao.

Tự đánh giá chỉ số 1.6.c: Đạt

2. Đánh giá

- Điểm mạnh: Nhà trường có cơ cấu tổ chức hợp lý, phù hợp với Quy định của Nhà nước, các bộ phận chức năng trong trường hoạt động đúng chức năng và đạt hiệu quả cao.

- Những tồn tại: Không có.

3. Kế hoạch: Không có.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 1.6 đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 1.7:  Trường xây dựng và vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng theo quy định. 

a) Trường thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra theo kế hoạch.

b) Sử dụng kết quả kiểm tra về quá trình nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của trường.

c) Định kỳ cải tiến phương pháp, công cụ kiểm tra các hoạt động của trường.

1. Mô tả:

Chỉ số a

Nhà trường đã thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra tất cả các hoạt động đào tạo tại các bộ phận theo kế hoạch hàng năm, thể hiện qua các kế hoạch, biên bản và các nội dung sau:

- Kiểm tra định kỳ 3 tháng một lần tiến độ thực hiện mục tiêu chất lượng tại các bộ phận trong trường (Lịch và biên bản kiểm tra định kỳ tại các bộ phận năm 2014, 2015, 2016 ); (1.7.01.a)

- Kiểm tra các loại sổ theo Quyết định và công tác chuẩn bị giảng dạy mỗi đầu và cuối năm học (Lịch và biên bản kiểm tra tại các bộ phận theo các năm 2014, 2015, 2016);(1.7.02.a)

- Việc giám sát giảng dạy kiểm tra tiến độ đào tạo, nội dung giảng dạy so với kế hoạch giảng dạy của giáo viên được thực hiện định kỳ hoặc đột xuất  (Báo cáo kết quả giám sát giảng dạy các năm 2014, 2015, 2016);(1.7.03.a).

- Công tác đánh giá nội bộ định kỳ hàng năm (Chương trình, lịch đánh giá, báo cáo kết quả, biên bản họp xem xét, phiếu khắc phục phòng ngừa sau đánh giá nội bộ các năm 2014, 2015, 2016);(1.7.04.a)

Tự đánh giá chỉ số 1.7.a: Đạt

Chỉ số b

Sau khi kết thúc đợt kiểm tra, đánh giá các hoạt động đào tạo tại các bộ phận, các bộ phận đánh giá đưa ra kết luận về sự phù hợp hay không của từng bộ phận đào tạo từ đó lãnh đạo các bộ phận tìm ra những nguyên nhân của các điểm không phù hợp, đồng thời đề ra hành động khắc phục và thời gian hoàn thành theo đúng quy định của thủ tục kiểm soát hành động khắc phục phòng ngừa (Thủ tục kiểm soát hành động khắc phục phòng ngừa; (1.7.01.b)) để bảo đảm các điểm không phù hợp không lặp lại nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Việc xem xét kết quả đánh giá được thực hiện theo quy định:

- Họp xem xét kết quả kiểm tra, đánh giá nội bộ tại các bộ phận hàng năm của trường (Thủ tục đánh giá nội bộ);(1.7.02.b)

Qua từng giai đoạn phát triển, công tác kiểm tra đánh giá đã giúp trường có nhiều giải pháp kịp thời để chấn chỉnh những tồn tại như điều chỉnh phương pháp dạy học truyền thống theo phương pháp dạy học tích cực có sự hỗ trợ các phương tiện kỹ thuật hiện đại bằng giáo án điện tử; thay đổi phương pháp kiểm tra đánh giá; tăng thời lượng thực tập sản xuất; ban hành các quy định về biên soạn giáo trình; nghiên cứu Khoa học; học tập nâng cao trình độ và chính sách đãi ngộ khác cho giáo viên và cán bộ quản lý nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo.

Tự đánh giá chỉ số 1.7.b: Đạt

Chỉ số c

            Nhà trường đã cải tiến về phương pháp kiểm tra các hoạt động của trường như: kết hợp giữa kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ với giáo dục ý thức tự giác của cán bộ, giáo viên trong trường (Lịch và biên bản kiểm tra tại các bộ phận các năm 2014, 2015, 2016);(1.7.01.c), (Báo cáo kết quả giám sát giảng dạy các năm 2014, 2015, 2016); (1.7.02.c), phương pháp kiểm tra hồ sơ minh chứng thực hiện theo trình tự được Quy định rõ trong thủ tục đánh giá nội bộ (Thủ tục đánh giá nội bộ);(1.7.03.c), (Chương trình, lịch đánh giá, báo cáo kết quả, biên bản họp xem xét, phiếu khắc phục phòng ngừa sau đánh giá nội bộ các năm 2014, 2015, 2016);(1.7.04.c);(Chương trình đánh giá, báo cáo kết quả, biên bản họp xem xét, phiếu khắc phục phòng ngừa sau đánh giá giám sát các năm 2014, 2015, 2016);(1.7.05.c)

Tự đánh giá chỉ số 1.7.c: Đạt

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Công tác kiểm tra, đánh giá nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo được nhà trường rất chú trọng, thường xuyên cải tiến và thực hiện nghiêm túc.

- Những tồn tại: Chưaphát huy những mặt mạnh và tiếp tục cải tiến các Quy trình, biểu mẫu thực hiện kiểm tra đánh giá các Quy trình thủ tục theo các tiêu chuẩn hiện hành.

3. Kế hoạch: không có  

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 1.7 đạt: 01 điểm

 

Tiêu chuẩn 1.8:  Trường có bộ phận phục trách thực hiện công tác quản lý, đảm bảo chất lượng đào tạo và hàng năm hoàn thành nhiệm vụ được giao. 

1. Mô tả:

Nhà trường có Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng được thành lập 2010 (QĐTC-10/2010 CĐCNKTBL) với chức năng nhiệm vụ tổ chức thi và kiểm tra các môn thi hết học phần và phối hợp với phòng đào tạo tổ chức thi tốt nghiệp. Kết hợp giữa kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ với giáo dục ý thức tự giác của cán bộ, giáo viên trong trường (Lịch và biên bản kiểm tra tại các bộ phận các năm 2014, 2015, 2016);(1.8.01); (Báo cáo kết quả giám sát giảng dạy các năm 2014, 2015, 2016);(1.8.02). Tổ chức tạo hồ sơ minh chứng thực hiện  đánh giá nội bộ (Kế hoạch đánh  giá nội bộ);(1.8.03). Chương trình, lịch đánh giá, báo cáo kết quả,  (Biên bản họp xem xét, phiếu khắc phục phòng ngừa sau đánh giá nội bộ các năm 2014, 2015, 2016);(1.8.04).

2. Đánh giá

- Điểm mạnh: Công tác khảo thí thực hiện nghiêm túc, kịp thời, an toàn và công bằng.

- Những tồn tại: Công tác kiểm định chưaphát huy những mặt mạnh và  kiểm tra đánh giá chưa thường xuyên.

     3. Kế hoạch: Trong năm 2018, Phòng Khảo thí & Kiểm định chất lượng sẽ cải tiến biểu mẫu biên bản trong việc kiểm tra tình hình chuẩn bị giáo án, kiểm tra các loại sổ theo hướng tích hợp nội dung và thống nhất các biểu mẫu đánh giá.

       4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 1.8  đạt: 01 điểm

 

Tiêu chuẩn 1.9:Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong trường phát huy được vai trò lãnh đạo, hoạt động đúng điều lệ và theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

a) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong trường làm tốt chức năng, nhiệm vụ của Đảng bộ, Đảng bộ cơ sở trong các đơn vị sự nghiệp theo Quyết định số 97/QĐ-TW ngày 22/3/2014 của Ban Bí thư.

b) Các tổ chức xã hội, đoàn thể trong trường tập hợp được cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người học, hoạt động theo đúng  hiến pháp và pháp luật.

                 1. Mô tả:

Chỉ số a

Đảng bộ Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc có 62 đảng viên (20 nữ, 42 nam) là Đảng bộ trực thuộc Thành ủy Bảo Lộc giữ vai trò định hướng hoạt động đơn vị, là Trung tâm tạo sự đoàn kết của nhà trường, tạo điều kiện cho các đoàn thể phát huy tính chủ động, sáng tạo trong mọi hoạt động. Đảng bộ thực hiện nhiệm vụ theo Nghị quyết đại hội Đảng bộ Trường nhiệm kỳ 2015 - 2020. Đảng bộ nhà trường duy trì tốt việc sinh hoạt định kỳ, đúng quy định. Đảng bộ đã triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 03/TW về việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với chủ điểm sinh hoạt từng năm; Nghị quyết Trung ương 4 về "Vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay". Ngoài ra, Đảng bộ cũng đã đào tạo bồi dưỡng quần chúng ưu tú từ những đoàn viên công đoàn và đoàn thanh niên. Với kết quả phân loại đảng viên hàng năm, 100% đảng viên trong Đảng bộ đạt đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, Đảng bộ được Thành ủy công nhận "Đảng bộ trong sạch vững mạnh" năm 2015, "Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu" 2016 (Quyết định công nhận Đảng bộ trong sạch vững mạnh năm 2015, 2016);(1.9.01.a). Đảng bộ đã lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

Hàng năm tuyển sinh trên 400 HSSV hệ Cao đẳng và trung cấp và trung cấp nghề, 2.000 lượt HSSV theo học các lớp sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên. Ngoài ra, giáo viên và HSSV của trường đã đạt nhiều thành tích xuất sắc trong các đợt Hội giảng, Hội thi HSSV giỏi nghề cấp Tỉnh và cấp quốc gia (Giải nhất  nghề Cơ điện năm 2014, 2015);(1.9.02.a); (Giáo viên đạt thành tích trong các Hội thi giáo viên dạy nghề giỏi, Hội thi thiết kế giáo án điện tử năm 2014, 2015);(1.9.03.a)

Tự đánh giá chỉ số 1.9.a: Đạt

 

Chỉ số b

Các tổ chức Đoàn thể hoạt động theo đúng pháp luật và điều lệ của tổ chức, có kế hoạch hoạt động hàng năm. Trong những năm qua, Công đoàn đã tổ chức được nhiều phong trào thiết thực, thu hút đông đảo đoàn viên Công đoàn tham gia. Thông qua các phong trào thi đua "Dạy tốt - Học tốt",  phong trào xây dựng quỹ vì người nghèo, vì Trường Sa thân yêu... do Công đoàn nhà trường phát động đã có tác dụng tích cực góp phần thúc đẩy toàn diện các hoạt động giáo dục đào tạo trong trường (Báo cáo tổng kết hoạt động công đoàn các năm 2014, 2015, 2016);(1.9.01.b). Thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách thông qua hoạt động của Ban thanh tra nhân dân bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. Bên cạnh đó, Công đoàn đã thực hiện tốt vai trò động viên giáo viên, cán bộ công nhân viên tham gia thực hiện mô hình học cụ tự làm, thiết kế bài giảng điện tử, ứng dụng phương pháp tích cực hóa người học vào trong giảng dạy, tự học nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học. Ngoài ra, Công đoàn nhà trường cũng đã phối hợp tốt với chính quyền trong thực hiện Nghị quyết Đại hội công chức, viên chức hàng năm.

Đoàn Thanh niên cộng sản của trường luôn tổ chức các hoạt động sôi nổi, bổ ích, đem lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao tinh thần và ý thức trách nhiệm đoàn viên góp phần thực hiện tốt mục tiêu đào tạo của trường (Kế hoạch hoạt động văn thể - mỹ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam các năm 2014, 2015, 2016);(1.9.02.b), (hoạt động hiến máu nhân đạo, hành trình về nguồn 2014, 2015, 2016);(1.9.03.b). Đoàn thanh niên đã phối hợp với Phòng Công tác học sinh sinh viên tham mưu, đề xuất với Ban Giám hiệu các hoạt động liên quan đến HSSV giúp các em yên tâm học tập, tạo môi trường rèn luyện nhân cách, trau dồi lý tưởng, tạo động cơ học tập tốt. Phong trào tình nguyện trong trường đã được tổ chức dưới nhiều hình thức sinh động, phong phú đã thu hút đông đảo HSSV, thanh niên nhà trường tham gia. Đoàn trường luôn là đơn vị dẫn đầu khối thanh niên trường học trong tỉnh Đoàn Lâm đồng (Giấy khen của Tỉnh đoàn đối với phong trào của đoàn trường 2014, 2015, 2016);(1.9.04.b)

Tự đánh giá chỉ số 1.9.b: Đạt

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Hoạt động của tổ chức Đảng trường tuân thủ đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, điều lệ Đảng, thu hút đông đảo cán bộ, viên chức, giáo viên và HSSV tham gia, tạo không khí đoàn kết nhất trí đã giúp nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị .

- Những tồn tại: Các hoạt động Đoàn thể đôi lúc còn mang tính phong trào, một vài hoạt động chưa thật đi vào chiều sâu và hiệu quả chưa cao như mục tiêu đã đề ra.

3. Kế hoạch: Từ nay đến năm 2020, Đảng bộ trường thường xuyên cải tiến phương thức hoạt động để phát huy vai trò lãnh đạo toàn diện đối với mọi hoạt động của nhà trường; chú trọng về chiều sâu và gắn kết chặt chẽ với chính quyền trong việc nâng cao hiệu quả, chất lượng thực thi nhiệm vụ chính trị.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 1.9 đạt: 01 điểm

Tiêuchuẩn 1.10:Các đoàn thể, tổ chức xã hội trong trường hoạt động theo đúng điều lệ của tổ chức mình và theo quy định của pháp luật, góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo của trường.

            1. Mô tả:

Công đoàn cơ sở của trường đã tổ chức các phong trào thi đua: dạy tốt, học tốt, công tác tốt, với các nội dung chủ yếu như tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra chất lượng đào tạo, quản lý HS-SV; đội ngũ giáo viên thi đua học tập nâng cao chất lượng giảng dạy; phong trào học tập nâng cao kiến thức mọi mặt; phong trào phát huy sáng kiến, tích cực nghiên cứu Khoa học. Công đoàn đã làm tốt công tác tham gia quản lý theo chức năng, thực sự chăm lo đời sống tinh thần và vật chất cho đoàn viên, bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng cho cán bộ, nhân viên, để họ thực sự an tâm công tác, góp phần nâng cao chất lượng dạy nghề.

Tổ chức Đoàn thanh niên của trường đã đẩy mạnh các hoạt động giáo dục truyền thống, đạo đức lối sống, nếp sống văn hoá, ý thức chấp hành pháp luật, ý thức công dân để phối hợp cùng với nhà trường thực hiện nhiệm vụ "dạy người" có chất lượng hơn.

Kết quả hoạt động của các tổ chức Đoàn thể đã góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy nghề được thể hiện thông qua các báo cáo hàng năm của Công đoàn cơ sở (Báo cáo tổng kết hoạt động công đoàn các năm 2014, 2015, 2016);(1.10.01), của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (Báo cáo tổng kết của Đoàn thanh niên 2014, 2015, 2016);(1.10.02) và của nhà trường (Báo cáo tổng kết  2014, 2015, 2016);(1.10.03).

Công tác Đảng, Đoàn thể đã có tác dụng tốt góp phần duy trì sự ổn định trong hoạt động nhà trường, tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai và được bộ chủ quản đánh  giá cao trong xếp loại cơ sở Đảng hàng năm. Đảng bộ liên tục được công nhận Đảng bộ trong sạch, vững mạnh. Công đoàn được Liên đoàn Lao động Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn công nhận là tổ chức Công đoàn vững mạnh. Đoàn Thanh niên cộng sản nhà trường nhận nhiều giấy khen của Trung ương đoàn, Tỉnh đoàn, Thành đoàn cho tập thể và nhiều cá nhân.

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Hoạt động  các Đoàn thể trong trường tuân thủ đúng  nguyên tắc tập trung dân chủ, thu hút đông đảo cán bộ viên chức, giáo viên và HSSV tham gia, tạo không khí đoàn kết nhất trí đã cùng trường hoàn thành tốt nhiệm vụ  chính trị .

- Những tồn tại: Các hoạt động Đoàn thể đôi lúc còn mang tính phong trào, một vài hoạt động chưa thật đi vào chiều sâu và hiệu quả chưa cao như mục tiêu đã đề ra.

3. Kế hoạch: Từ nay đến năm 2020, các Đoàn thể của trường thường xuyên cải tiến phương thức hoạt động để phát huy vai trò lãnh đạo toàn diện đối với mọi hoạt động của nhà trường; chú trọng về chiều sâu và gắn kết chặt chẽ với chính quyền trong việc nâng  cao hiệu quả, chất lượng thực thi nhiệm vụ chính trị.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 1.10  đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 1.11: Trường có quy định và thực hiện công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động của trường theo quy định nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Hằng năm rà soát, cải tiến phương pháp, công cụ kiểm tra, giám sát.

1. Mô tả: 

Nhà trường có tổ chức Ban thanh tra nhân dân và đây là những tổ chức thanh tra nội bộ, tham mưu và giúp Hiệu trưởng thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra trong phạm vi quản lý nhằm bảo đảm việc thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường đúng pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nhà trường.

            - Tổ chức thanh tra, kiểm tra thường xuyên và đột xuất  tất cả các mặt hoạt động của nhà trường theo sự chỉ đạo của Hiệu trưởng như: Việc thực hiện chính sách về giáo dục; Việc thực hiện các cuộc vận động lớn của ngành Giáo dục; Việc thực hiện các mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế đào tạo, quy chế thi cử, cấp văn bằng, chứng chỉ; Việc thực hiện các quy định về giáo trình, bài giảng; việc quản lý tài chính, tài sản, Khoa học công nghệ, công tác tổ chức cán bộ, công tác sinh viên và các hoạt động khác….

- Lập chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm và phối hợp các đơn vị tổ chức thực hiện sau khi được Hiệu trưởng phê duyệt.

- Theo dõi, tổng hợp tình hình công tác thanh tra, kiểm tra và báo cáo tổng kết công tác thanh tra hàng năm cho Hiệu trưởng và gửi về Bộ giáo dục và Đào tạo theo quy định đồng thời kiến nghị các biện pháp mới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định chưa hợp lý trong công tác đào tạo, quản lý trong nhà trường.

- Giúp Hiệu trưởng rà soát, kiểm tra, thẩm định tính hợp pháp các văn bản quy phạm nội bộ trước khi ban hành.  

- Thực hiện việc tiếp công dân, giải quyết các khiếu nại tố cáo thuộc phạm vi quản lý của nhà trường theo quy định của pháp luật.

- Phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng trong nhà trường theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng.

            - Phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn trường hướng dẫn nghiệp vụ công tác thanh tra cho Ban Thanh tra nhân dân theo định kỳ.

            - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và do nhà trường giao.

Kết quả hoạt động của các tổ chức thể hiện qua các báo cáo hàng năm của Ban thanh tra nhân dân (Báo cáo tổng kết hoạt động ban thanh tra nhân dân các năm 2014, 2015, 2016);(1.11.01) của  Ban kiểm tra Đảng (Biên bản kiểm tra của ban kiểm tra);(1.11.02) và của nhà trường (Báo cáo tổng kết các năm 2014, 2015, 2016);(1.11.03).

2. Đánh giá

- Điểm mạnh: Hoạt động  của các tổ chức thanh kiểm tra được sự đồng thuận của cán bộ, viên chức, giáo viên và tạo không khí đoàn kết nhất trí, trung thực, khách quan  nhằm giúp nhà  trường hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao .

- Những tồn tại: Việc kiểm tra, giám sát đôi khi còn chưa thường xuyên liên tục, nhân sự trong Ban thanh tra đôi khi còn thiếu kinh nghiệm.

3. Kế hoạch: không có

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 1.11 đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 1.12:Trường có văn bản và thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi của nhà nước cho các đối tượng được thụ hưởng; thực hiện chính sách bình đẳng giới theo quy định.

a)  Được phổ biến đầy đủ về chính sách ưu đãi của nhà nước đối với người học. 

          b) Thực hiện quy định của trường về chính sách bình đẳng giới.

1.  Mô tả:

Chỉ số a

Để giúp tân HSSV, sinh viên tựu trường  hiểu rõ hơn về nhà trường, các chính sách ưu đãi trong ngành giáo dục, giáo dục phát luật, giáo dục ý thức – lối sống... Phòng đào tạo phối hợp với Phòng công tác học sinh sinh viên sinh viên và các Khoa lập kế hoạch tổ chức “Tuần công dân đầu khoá” (Lịch sinh hoạt tuần công dân đầu khóa các năm 2014, 2015, 2016); (1.12.01.a). Ngay từ khi nhập học HSSV sinh viên đã được phổ biến về các chính sách liên quan đến người học, nội quy học đường, các quy chế dành cho HSSV sinh viên. Trong kế hoạch tổ chức “Tuần công dân đầu khoá” học sinh sinh viên còn được trang bị các kỹ năng mềm và các kiến thức như: kỹ năng giao tiếp; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng giải quyết vấn đề; kiến thức pháp luật an toàn giao thông, quốc phòng toàn dân; kiến thức y tế học đường, và bổ ích hơn các em HSSV được nghe buổi sinh hoạt chính trị đầu khóa nhằm phổ biến thông tin chính sách của nhà nước về học nghề nhưNghị định số 86/2015/NĐ-CP của Thủ tướng chính phủ ngày 02 tháng 10 năm 2015 ban hành quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 – 2021; Cụ thể người từ 16 tuổi đến 22 tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội mà đang học học nghề.

            Tất cả các nội dung cơ bản đều được thể hiện trong Sổ tay học sinh sinh viên lưu hành nội bộ trng nhà trường (Sổ tay học sinh sinh viên trường); (1.12.02.a)

Tự đánh giá chỉ số 1.12.a: Đạt

Chỉ số b:

Ngoài những biện pháp cung cấp tất cả các thông tin chính sách  đào tạo cho người học vào buổi sinh hoạt công dân đầu khóa học. Việc phổ biến cơ chế bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo được triển khai rộng rãi theo quy định tại Điều 14 Luật Bình đẳng giới, cụ thể: đảm bảo nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng; về việc lựa chọn  nghề học tập, đào tạo; về việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về dạy nghề, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; đảm bảo lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp luật… Nhà trường quan tâm tới cơ cấu nữ trong các các chức danh quản lý và hàng năm tổ chức Công đoàn luôn tổ chức tốt các hoạt động chào mừng ngày phụ nữ 8/3 và 20/10. Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2015” (Quyết định số 295/QĐ-TTg ngày 26/2/2010 của Thủ tướng Chính Phủ);

Tự đánh giá chỉ số 1.12.c: chưa đạt

       2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Nhà trường tổ chức học tập đầu khóa cho HSSV, cung cấp cho các

em về nội quy, quy chế và chính sách  đào tạo của nhà nước .

- Những tồn tại: chưa cụ thể hóa chính sách hỗ trợ nữ trong công tác và học tập.

       3. Kế hoạch: Không có.

       4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 1.12 đạt: 01 điểm.

                               Tự đánh giá tiêu chí 1, đạt: 11 điểm

           

3.2.2. Tiêu chí 2. Hoạt động đào tạo

            Đánh giá tổng quát tiêu chí 2:

Mở đầu: Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc cung cấp dịch vụ đào tạo đa ngành, đa nghề và nhiều hệ khác nhau có chất lượng cao. Trường đào tạo theo 03 cấp trình độ: Sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề và liên kết đào tạo các hệ nghề kể từ năm học 2000 - đến nay. Trong quá trình thực hiện tuyển sinh, nhà trường đảm bảo thực hiện tốt các quy định theo quy chế tuyển sinh của Giáo dục và Đào tạo. Việc đa dạng hoá các phương thức đào tạo luôn được nhà trường quan tâm, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của người lao động và  của thực tế sản xuất. Vì vậy, trường đã xây dựng chương trình đào tạo liên thông từ hệ Sơ cấp, trung cấp nghề lên Cao đẳng nghề tạo điều kiện thuận lợi cho các HSSV có nhu cầu nâng cao trình độ. Để bảo đảm chất lượng của các cấp độ đào tạo, nhà trường đặc biệt chú trọng đến công tác quản lý và nâng cao hiệu quả quản lý tại các phòng, Khoa, bộ môn, Trung tâm và với những nỗ lực của lãnh đạo nhà trường, cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên đã đem lại hiệu quả cao cho mọi hoạt động đào tạo trước, trong và sau đào tạo.

* Những điểm mạnh: Nhà trường thực hiện đúng quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hàng năm, đều có hướng dẫn riêng về công tác tuyển sinh đảm bảo thực hiện nghiêm túc, công bằng, khách quan. Nhà trường đã thực hiện đa dạng hoá phương thức tổ chức đào tạo đáp ứng yêu cầu học tập của người học; có mối liên kết chặt chẽ với các công ty, doanh nghiệp trong quá trình đào tạo. Nhà trường đã ứng dụng các hình thức, phương pháp dạy học tích cực, khuyến khích phát triển năng lực tự học và tinh thần hợp tác của người học.

* Những tồn tại:

- Trang thiết bị phục vụ dạy học theo phương pháp tích hợp ở một số Khoa còn hạn chế.

- Trong hoạt động đào tạo việc phối kết hợp với điạ phương trong công tác tuyển sinh và đào tạo nhân lực tại địa phương còn hạn chế.

* Kế hoạch: Công tác tuyển sinh của trường cần thực hiện linh hoạt hơn và cần tăng cường phối hợp rộng rãi với các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường Trung học phổ thông, tận dụng nguồn HSSV đã tốt nghiệp và đang học tập tại trường để tuyên truyền quảng bá tuyển sinh. Khi đến các địa bàn tuyển sinh để làm công tác tuyển sinh thì có thể tư vấn, giải đáp được tất cả các thắc mắc, băn khoăn tạo được sự chú ý thu hút của HSSV.

 

Tiêu chuẩn 2.1: Các ngành, nghề đào tạo của trường được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Trường ban hành chuẩn đầu ra của từng chương trình đào tạo và công bố công khai để người học và xã hội biết.

  a) Các ngành nghề đào tạo của trường được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận

b) Trường ban hành chuẩn đầu ra, công khai trên hệ thống thông tin của trường và Website trường .

Chỉ số a

Nhà trường  xác định các ngành nghề đào tạo hoàn toàn phù hợp với các chức năng, nhiệm vụ được nêu trong Quyết định số 4313/QĐ-BNN-TCCB của Bộ NN&PTNT về quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc (Quyết định  thành lập trường, chức năng nhiệm vụ);(2.1.01.a).

Với nguồn lực sẵn có của nhà trường về con người, cơ sở vật chất, nguồn tài chính, thương hiệu 40 năm xây dựng và trưởng thành cũng như phù hợp với tầm nhìn phát triển của nhà trường trong tương lai là: “Trở thành trường cao đẳng trọng điểm quốc gia, đào tạo đa cấp, đa ngành, có thương hiệu trong nước, trong khu vực và quốc tế”. Phấn đấu đến năm 2020, Trường có đủ điều kiện, tiêu chuẩn phát triển thành trường Đại học Công nghệ và Kinh tế Tây Nguyên” (Đề án phát triển trường đến năm 2020) ;( 2.1.02.a). Nội dung tuyên bố sứ mạng của nhà trường cũng hoàn toàn phù hợp với định hướng, quy hoạch phát triển nhân lực nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2011-2020 của Bộ NN& PTNT và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2015-2020) của thành phố Bảo Lộc, các tỉnh khu vực Tây nguyên, duyên hải Nam trung bộ và miền Đông nam bộ, khu vực Tây nguyên và cả nước. Hiện tại trường được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận hoạt động giáo dục nghề nghiệp 25 ngành nghề từ sơ cấp đến cao đẳng. (chứng nhận ngành nghề đào tạo);(2.1.03.a)

                                 Tự đánh giá chỉ số 2.1.a: Đạt

Chỉ số b

Sau khi hoàn tất các thủ tục về tuyển sinh từng năm học, phòng đào tạo trong tuần sinh hoạt đầu công dân đầu khoá thông báo chuẩn đầu ra cho các cấp đào tào, ngành đào tạo. Ngoài chuyên môn ngành nghề; quy địch chuẩn các môn bắt buộc như ngoại ngữ, tin học. Chuẩn đầu ra được thông báo trên hệ thống thông tin của trường, trên Website và cập nhật vào sổ tay HSSV sinh viên. Trong quá trình học tại trường Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ luôn mở lớp hoặc liên kết với các trường đại học tạo điều kiện cho HSSV học, thi trước khi tốt nghiệp chuyên môn. In danh sách và niêm yết công khai danh sách HSSV đạt chuẩn.

Tự đánh giá chỉ số 2.1.b: Đạt

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Các ngành nghề và mã ngành được cơ quan chủ quản chấp thuận, các ngành nghề được đào tạo nhiều năm; bài giảng giáo trình luôn được đổi mới cho phù hợp với thực tế sản xuất và có thông báo, thực hiện chuẩn đầu ra cho HSSV thường xuyên liên tục theo hướng dẫn chỉ đạo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; đảm bảo công bằng, khách quan và đạt chất lượng  khi HSSV ra trường.

- Những tồn tại: Không có.

 3. Kế hoạch: Không có.

 4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 2.1 đạt: 01 điểm

 

Tiêu chuẩn 2.2:Trường xây dựng và ban hành quy chế tuyển sinh theo quy định

a) Tuyển sinh theo quy chế tuyển sinh của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

b) Hàng năm trường có hướng dẫn riêng về công tác tuyển sinh, cụ thể hoá quy định tuyển sinh của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

1. Mô tả:

Chỉ số a

Công tác tuyển sinh của trường hàng năm luôn tuân thủ theo Quyết định số 08/QĐ -BLĐTBXH ngày 26/03/2007 về Quy chế tuyển sinh học nghề (Quy chế tuyển sinh học nghề Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội );(2.2.01.a), Quy định công tác tuyển sinh số 05/2017/TT-BLĐTBXH ngày 2/3/2017. Ngay từ đầu năm học, Trung tâm tuyển sinh đã xây dựng kế hoạch  trên cơ sở thực hiện kế hoạch năm trước, nhu cầu nhân lực tại tỉnh Lâm đồng, các vùng lân cận và điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên đáp ứng nhu cầu đào tạo để làm căn cứ xây dựng và đăng ký ngành nghề đào tạo, chỉ tiêu (quyết định mở ngành 2015,2016,2017);(2.2.02.a)

Trên cơ sở Quyết định của Bộ LĐTBXH ban hành, nhà trường lập kế hoạch chỉ tiêu tuyển sinh năm 2017, 2018, 2019 trong đó ghi rõ chức năng nhiệm vụ của từng Phòng ban, quy định và quy chế tuyển sinh của trường trong công tác tuyển sinh nhằm hướng dẫn các phòng ban liên quan thực hiện đúng thông tư 05/2017/TT - BLĐTBXH. Thành lập Hội đồng tuyển sinh trước khi tổ chức thi tốt nghiệp phổ thông trung học hàng năm, các ban giúp việc, bố trí phân công cán bộ tiếp sinh, tiếp nhận hồ sơ xét tuyển, sắp xếp hồ sơ đăng ký theo mã ngành với tiêu chí xét tuyển và mã hóa hồ sơ. Sau khi kết thúc thời gian tuyển sinh và ban hành các quyết định về trúng tuyển của từng năm, phòng Đào tạo tiến hành tổng hợp kết quả, thống kê dữ liệu và lập báo cáo công tác tuyển sinh theo quy định của trường, báo cáo nêu rõ những kết quả đạt được so với chỉ tiêu tuyển sinh, những khó khăn, vi phạm và đề xuất hướng xử lý cho năm tuyển sinh kế tiếp (Báo cáo kết quả thực hiện tuyển sinh hệ chính quy năm 2014, 2015, 2016);(2.2.01.a ), do đó nhà trường luôn thực hiện  tốt công tác tuyển sinh hàng năm.

Tự đánh giá chỉ số 2.2.a: Đạt

Chỉ số b

Căn cứ vào Quy chế tuyển sinh của Bộ BLĐTBXH và hướng dẫn của Sở BLĐTBXH Tỉnh Lâm đồng. Hàng năm trường đã xây dựng quy định tuyển sinh; kế hoạch tuyển sinh; phương thức; các chính sách ưu tiên và điều kiện tuyển sinh, tất cả được cụ thể hoá qua thông báo tuyển sinh cho từng năm học. Nội dung của quy định tuyển sinh bám sát theo Quyết định 08/2007/QĐ-BLĐTBXH và thông tư 05/2017/TT-BLĐTBXH; (Quy chế tuyển sinh riêng cho trường 2014, 2015, 2016);(2.2.01.b)

Thông báo tuyển sinh được nhà trường niêm yết công khai tại trường, phường, xã trên địa bàn TP.Bảo lộc, các trường phổ thông trung học, Trung tâm giáo dục thường xuyên, các tỉnh, huyện lân cận và trên Website của trường ( Thông báo tuyển sinh học nghề các năm 2015, 2016, 2017);( 2.2.02.b).

  Tự đánh giá chỉ số 2.2.b: Đạt

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Các quy chế tuyển sinh hàng năm  của trường cập nhật  thường xuyên liên tục theo hướng dẫn chỉ đạo của Bộ BLĐTBXH đảm bảo công bằng, khách quan và đạt chất lượng trong công tác tuyển sinh. Biên bản kết luận thanh kiểm tra của Ban thanh tra công tác tuyển sinh (Biên bản kết luận thanh kiểm tra công tác tuyển sinh hàng năm 2014, 2015 & 2016)  khách quan trung thực, chính xác trong việc xét duyệt hồ sơ tuyển sinh hàng năm.

- Những tồn tại: Không có.

 3. Kế hoạch: Không có.

 4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 2.2 đạt: 01 điểm

 

Tiêu chuẩn 2.3:Hằng năm, trường xác định chỉ tiêu tuyển sinh và thực hiện công tác tuyển sinh theo quy định, đảm bảo nghiêm túc, công bằng , khách quan.

           1. Mô tả:

Nhà trường tổ chức thành lập hội đồng tuyển sinh, các ban giúp việc, bố trí phân công cán bộ tiếp nhận hồ sơ xét tuyển. Sắp xếp hồ sơ đăng ký tuyển sinh theo từng mã ngành với tiêu chí xét tuyển, mã hóa hồ sơ, nhập dữ liệu đăng ký tuyển sinh, nhập điểm và kiểm dò theo tiêu chí xét tuyển trên máy theo chương trình phần mềm tuyển sinh cao đẳng chuyên nghiệp của Bộ. Giao nhiệm vụ cho Trung tâm tuyển sinh tổ chức tư vấn tuyển sinh cho HSSV các trường THPT các tỉnh, trong khu vực các tỉnh Tây Nguyên (Chỉ tiêu tuyển sinh các ngành);(2.3.01).

Hình thức tuyển sinh được nhà trường tiến hành nhiều cách như: thông báo rộng rãi trên đài truyền thanh, truyền hình, trên báo chí, qua tờ rơi, qua trang Web, qua các sở giáo dục và đào tạo, qua việc liên kết với các Trung tâm giới thiệu việc làm, Trung tâm dạy nghề ở các huyện, các tỉnh. (Mẫu bảng biểu tuyển sinh);( 2.3.02).

Công tác tuyển sinh của nhà trường được thực hiện công bằng, khách quan theo đúng quy định của của Bộ BLĐTBXH, mọi thí sinh đều có thể vào học tập tại trường theo các hệ và đúng nguyện vọng, đúng quy chế tuyển sinh nếu hội đủ các điều kiện; kết quả trúng tuyển được thông báo rộng rãi đến từng thí sinh.(Mẫu giấy trúng tuyển );(2.3.03)

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Công tác tuyển sinh của nhà trường đảm bảo công bằng, khách quan theo chỉ tiêu được giao và quy chế tuyển sinh của của Bộ BLĐTBXH. Nhà trường xây dựng và thông báo các hình thức tuyển sinh trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên website, tới từng thí sinh từ đó thí sinh có thể lựa chọn các ngành nghề phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình, năng lực của mình và HSSV luôn có cơ hội tìm được việc làm, thu nhập  ổn định sau khi tốt nghiệp.

       - Những tồn tại: Công tác tuyển sinh của Trường còn gặp nhiều khó khăn có thể do nhu cầu công việc xã hội hiện nay ở một số ngành đào tạo bị hạn chế và chính sách mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay.

3.Kế hoạch:

Công tác tuyển sinh của trường cần thực hiện linh hoạt hơn, tăng cường phối hợp rộng rãi với các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường Trung học phổ thông, tận dụng nguồn HSSV đã tốt nghiệp và đang học tập tại trường để tuyên truyền quảng bá tuyển sinh. Khi đến các địa bàn tuyển sinh để làm công tác tuyển sinh thì có thể tư vấn, giải đáp được tất cả các thắc mắc, băn khoăn tạo được sự chú ý thu hút của HSSV.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 2.3 đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 2.4:Thực hiện đa dạng hóa các phương thức tổ chức đào tạo đáp ứng yêu cầu học tập của người học

1. Mô tả:

Thực hiện Dự án xây dựng phát triển trường thành trường chất lượng cao đến năm 2020 trở thành trường đại học  khu vực Nam tây nguyên . Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc đã thực hiện chủ trương đa dạng hoá mô hình đào tạo, đa phương thức tổ chức đào tạo nghề trên các địa bàn khác nhau trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng. Công tác này thể hiện qua các hợp đồng hợp tác đào tạo:

- Đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp (Hợp đồng đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp);(2.4.01);(Báo cáo công tác đào tạo với công ty nhôm Bauxit Bảo lâm 2014, 2015, 2016);(2.4.02)

- Đào tạo thi nâng bậc thợ cho các công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ (hợp đồng ôn thi nâng bậc thợ công ty nhôm Bauxit Bảo Lâm 2016);(2.4.03)

- Đào tạo liên kết với các Trường Đại học, Trung tâm dạy nghề, liên kết với sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Lâm đồng ( Hợp đồng liên kết đào tạo với các trường: Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh, Đại học Lâm Nghiệp, Đại học Tây Nguyên…Các Trung tâm Giáo dục dạy nghề Lâm Hà, Tân Phú, Định Quán, Thống Nhất, Trảng Bom ….Triển khai Ban quản lý Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm tỉnh Lâm đồng 2017 );(2.4.04).

- Hàng năm bộ phận giới thiệu việc làm và quan hệ doanh nghiệp lập kế hoạch cho HSSV tham quan cơ sở sản xuất, thực tập sản xuất đúng chuyên ngành đào tạo tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cửa hàng dịch vụ. HSSV được thực tập, kiến tập tại các nhà máy, xưởng sản xuất, nông trường trạm trại ,thực tế giúp HSSV làm quen với tác phong công nghiệp, tiếp cận với trang thiết bị sản xuất thực tế và tham gia sản xuất với công nhân tại doanh nghiệp. Sau đợt thực tập tốt nghiệp 8 đến 12 tuần, HSSV phải hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp và được doanh nghiệp đánh giá tổng quát về quá trình thực tập cũng như quá trình đào tạo ở trường. Qua đó giúp trường xem xét những ý kiến đóng góp của doanh nghiệp để cải tiến, thẩm định chương trình - giáo trình và phương pháp đào tạo (Báo cáo thực tập của HSSV các khóa ra trường năm 2014, 2015, 2016);(2.4.05); ( Các phiếu góp ý thẩm định chương trình - giáo trình đào tạo của doanh nghiệp);(2.4.06)

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Nhà trường đã thực hiện đa dạng hoá các phương thức tổ chức đào tạo đáp ứng yêu cầu học tập của người học; thiết lập được mối liên hệ chặt chẽ với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm có những cải tiến về chương trình, giáo trình, phương thức học tập hướng đến việc nâng cao chất lượng đào tạo.

- Những tồn tại: Không có.

3. Kế hoạch: Không có.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 2.4 đạt:01 điểm

 

Tiêu chuẩn 2.5: Trường xây dựng và phê duyệt kế hoạch, tiến độ đào tạo cho từng lớp, từng khóa học của mỗi ngành hoặc nghề, theo từng học kỳ, năm học. Kế hoặch đào tạo chi tiết đến từng mô đun, môn học, giờ học lý thuyết, thực hành, thực tập phù hợp với từng hình thức, phương thức tổ chức đào tạo và đúng quy định.

a) Có kế hoạch đào tạo cho từng nghề, theo từng học kỳ, năm học; có kế hoạch đào tạo chi tiết đến từng mô-đun, môn học cụ thể cho các giờ học lý thuyết, thực hành, thực tập lao động sản xuất.

b) Hàng năm thu thập các ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên, người học về tiến độ, kết quả thực hiện kế hoạch đào tạo.

 

1. Mô tả:

Chỉ số a

Hàng năm, căn cứ vào chương trình đào tạo đã được Hiệu trưởng phê duyệt, các Khoa, Trung tâm phối hợp với Phòng Đào tạo xây dựng tiến độ đào tạo từng học kỳ, năm học, kế hoạch đào tạo cho từng nghề, từng môđun, môn học chi tiết (Kế hoạch đào tạo từng học kỳ, năm học2014, 2015, 2016);(2.5.01.a), (Tiến độ đào tạo2015,2016,2017);(2.5.02.a) (Phân công giáo viên giảng dạy từng Môđun, môn học Khoa chuyên môn);(2.5.03.a). Căn cứ vào bản phân công giảng dạy và thời khóa biểu, giáo viên biên soạn kế hoạch giảng dạy theo từng học kỳ, năm học trong đó chi tiết đến từng môđun, môn học cụ thể cho các giờ học lý thuyết, thực hành, thực tập lao động sản xuất (Kế hoạch giảng dạy các năm học 2014-2015, 2015- 2016, 2016-2017); (Thời khóa biểu các lớp 2017);(2.5.04.a)

Tự đánh giá chỉ số 2.5.a: Đạt

Chỉ số b

Hàng năm, nhà trường đã tổ chức lấy ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên, người học về tiến độ và việc thực hiện kế hoạch đào tạo qua các bản khảo sát lấy ý kiến giáo viên và cán bộ quản lý (Kế hoạch khảo sát, phiếu khảo sát đánh giá về tiến độ, kết quả thực hiện kế hoạch đào tạo của giáo viên và cán bộ quản lý, thống kê kết quả khảo sát, báo cáo kết quả khảo sát 2014, 2015, 2016);(2.5.01.b). Thông qua các kết quả ý kiến đóng góp đó, kết hợp với biên bản kiểm tra giám sát kế hoạch đào tạo (Biên bản thanh kiểm tra tiến độ đào tạo các năm 2014, 2015, 2016);(2.5.02.b). Nhà trường đã tiến hành xem xét, chỉ đạo các bộ phận liên quan điều chỉnh kịp thời để kế hoạch năm học thực hiện luôn đúng tiến độ đã đề ra.

Tự đánh giá chỉ số 2.5.b: Đạt

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Nhà trường có kế hoạch đào tạo, giám sát chặt chẽ, bảo đảm thực hiện kế hoạch đào tạo đúng tiến độ và có hiệu quả; tổ chức dạy học lý thuyết, thực hành và thực tập lao động sản xuất theo nghề đào tạo phù hợp với các yêu cầu của thực tiễn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; Hàng năm thu thập các ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên, người học về tiến độ, kết quả thực hiện kế hoạch đào tạo.

- Những tồn tại: Không có.

3. Kế hoạch: Không có.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 2.5 đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 2.6:Trườngthực hiện kế hoạch đào tạo, tiến độ đào tạo đã được phê duyệt

1. Mô tả:

Phòng đào tạo dựa vào các Khoa chuyên môn phân công giáo viên giảng dậy theo kế hoạch môn học, trên cơ sở pháp lý là thời khóa biểu theo tuần đối với các lớp học tại trường và lịch trình giảng dạy của từng giáo viên tại các cơ sở Trung tâm liên kết ngoài trường. Để công tác giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch đào tạo đúng kế hoạch, có chất lượng và hiệu quả, Phòng đào tạo kết hợp với Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng  đã thực hiện nghiêm túc quy trình quản lý hoạt động giảng dạy. Quy trình này nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo theo đúng chương trình, tiến độ và mục tiêu đào tạo đã được phê duyệt (Quy trình quản lý hoạt động giảng dạy: kế hoạch dự giờ, lịch dự giờ, báo cáo kết quả dự giờ, bảng thống kê phân tích kết quả giám sát giảng dạy 2014, 2015, 2016);(2.6.01)

- Trên cơ sở kế hoạch đào tạo đề ra ngay từ đầu năm và kết quả đạt được sau mỗi năm học, Phòng đào tạo tiến hành lập báo cáo phân tích đánh giá việc giám sát kế hoạch hàng năm (Báo cáo kết quả giám sát giảng dạy các năm 2014, 2015, 2016);(2.6.02); ( Biên bản thanh kiểm tra tiến độ đào tạo các năm 2014, 2015, 2016);(2.6.03)

- Căn vào biên bản kiểm tra giám sát kế hoạch đào tạo, nhà trường tiến hành kiểm tra

đánh giá tính hiệu quả trong công tác đào tạo đúng theo tiến độ thông qua các báo cáo tháng/quý/năm nhằm đánh giá chất lượng và hiệu quả trong đào tạo theo kế hoạch ( Báo cáo tháng, quí các năm 2014, 2015, 2016);(2.6.04)

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Nhà trường thực hiện, giám sát chặt chẽ, bảo đảm thực hiện kế hoạch đào tạo đẵ được duyệt theo đúng tiến độ và có hiệu quả; tổ chức dạy học lý thuyết, thực hành và thực tập lao động sản xuất theo nghề đào tạo trong cũng như ngoài trường.

- Những tồn tại: Do khôi lượng giảng dạy nhiều, một giao viên tham gia thực hiện nhiều môn học nên việc thực hiện tiến độ giảng dạy chưa thật đáp ứng kế hoạch.  

3. Kế hoạch: Không có.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 2.6 đạt: 01 điểm

 

Tiêu chuẩn 2.7Các hoạt động đào tạo được thực hiện theo mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo đã phê duyệt; có sự phối hợp với đơn vị sử dụng lao động trong việc tổ chức, hướng dẫn cho người học thực hành, thực tập các ngành, nghề tại đơn vị sử dụng lao động; thực hiên theo quy định đặc thù của ngành nếu có.

a) Các hoạt động dạy nghề được thực hiện theo mục tiêu, nội dung chương trình dạy

nghề đã được phê duyệt.

b) Phối hợp với đơn vị sử dụng lao động trong việc tổ chức, hướng dẫn cho người học thực hành, thực tập các ngành, nghề tại đơn vị sử dụng lao động

1. Mô tả:

Chỉ số a

- Trên cơ sở các chương trình dạy nghề đã được phê duyệt, ban hành (Danh mục các chương trình đào tạo 2014, 2015, 2016);(2.7.01.a), (đề cương chi tiết, quyết định ban hành chương trình 2014, 2015, 2016);( 2.7.02.a). Trường đã lập tiến độ; kế hoạch đào tạo cụ thể cho từng nghề, từng học kỳ trong năm học phù hợp với mục tiêu và nội dung chương trình đào tạo (Kế hoạch đào tạo từng học kỳ, năm học 2014, 2015, 2016), (2.7.03.a). Các hoạt động dạy nghề của trường đều được kiểm tra, giám sát và đánh giá đúng theo mục tiêu, nội dung chương trình dạy nghề đã được phê duyệt so với giáo án và hồ sơ lên lớp của giáo viên (Báo cáo kết quả giám sát năm 2014, 2015, 2016); (2.7.03.a);(Báo cáo tháng, quý các năm 2014, 2015, 2016); (Báo cáo tổng kết các năm 2014,2015, 2016);(2.7.04.a)

Tự đánh giá chỉ số 2.7.a: Đạt

             Chỉ số b

Sự phối hợp với đơn vị sử dụng lao động trong việc tổ chức, hướng dẫn cho người học thực hành, thực tập các ngành, nghề tại đơn vị sử dụng lao động hình thức sau:

Hàng năm Trung tâm tuyển sinh và giới thiệu việc làm lập kế hoạch cho học sinh tham quan cơ sở sản xuất, thực tập sản xuất đúng chuyên ngành đào tạo tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cửa hàng dịch vụ. HSSV được thực tập, kiến tập tại các nhà máy, xưởng sản xuất , nông trường trạm trại, thực tế giúp HSSV làm quen với tác phong công nghiệp, tiếp cận với trang thiết bị sản xuất thực tế và tham gia sản xuất với công nhân tại doanh nghiệp. Sau đợt thực tập 6 đến 12 tuần, HSSV phải hoàn thành báo cáo thu hoạch và được doanh nghiệp đánh giá tổng quát về quá trình thực tập, kiến tập trong học kỳ doanh nghiệp cũng như quá trình đào tạo ở trường. Qua đó giúp trường xem xét những ý kiến đóng góp của doanh nghiệp để cải tiến, thẩm định chương trình - giáo trình và phương pháp đào tạo (Báo cáo thực tập của HSSV các khóa ra trường năm 2014, 2015, 2016); (Các phiếu góp ý thẩm định chương trình - giáo trình đào tạo của doanh nghiệp);(2.7.01.b).

Nhà trường và doanh nghiệp cùng xây dựng chương trình và cùng tham gia đào tạo theo yêu cầu về công nghệ tại doanh nghiệp (Hợp đồng đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp); (Báo cáo công tác đào tạo với doanh nghiệp, nhu cầu tuyển dụng của  doanh nghiệp 2014, 2015, 2016);(2.7.02.b).

 Ngoài ra, hàng năm Phòng KT & KĐCL thực hiện việc lấy ý kiến HSSV sau tốt nghiệp đang làm việc tại các doanh nghiệp. Đây cũng là kênh thông tin Khoa học để giúp nhà trường có những biện pháp cải tiến trong việc nâng cao chất lượng đào tạo (Quy trình thu thập và phân tích ý kiến HSSV sau đào tạo và doanh nghiệp sử dụng lao động 2014, 2015, 2016);(2.7.03.b).

Tự đánh giá chỉ số 2.7.b: Đạt

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Nhà trường tổ chức hoạt động dạy nghề theo đúng mục tiêu, nội dung quy trình đã được phê duyệt. Hàng năm rà soát, điều chỉnh hoạt động dạy nghề cho phù hợp với thực tế sản xuất qua phiếu khảo sát doanh nghiệp; hàng năm tổ chức hội nghị các Trung tâm liên kết và các doanh nghiệp có HSSV tham gia thực hành thực tập để xin ý kiến.

- Những tồn tại: Không có.

3. Kế hoạch: Không có.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 2.7 đạt: 01 điểm

Tiêuchuẩn 2.8: Phương pháp đào tạo được thực hiện kết hợp rèn luyện năng lực thực hành với trang bị kiên thức chuyên môn; phát huy tính tích cực, tự giác, năng động, khả năng làm việc độc lập của người học, tổ chức làm việc theo nhóm.

a) Phương pháp đào tạo kết hợp rèn luyện năng lực thực hành với trang bị kiên thức chuyên môn

b) Phát huy tính tích cực, tự giác năng động, khả năng làm việc độc lập của người học, tổ chức làm việc theo nhóm

1. Mô tả:

Chỉ số a

Phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học, phát triển năng lực tự học và tinh thần hợp tác của người học tại các cơ sở thực hành; được lãnh đạo nhà trường xem là một trong những hoạt động có tính quyết định đến yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, củng cố kiến thức chuyên môn. Hàng năm, nhà trường thường xuyên tổ chức các Hội nghị, Hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học (Kế hạch tổ chức Hội thảo). Nội dung của các buổi Hội thảo thể hiện trong các biên bản Hội thảo các năm 2014, 2015 và 2016 như: Hội thảo phương pháp dạy học tích hợp; Đào tạo rèn luyện kỹ năng thực hành với trang bị kiến thức chuyên môn; Xây dựng phát triển trường thành trường  đại học đến năm 2020(Nội dung, biên bản Hội thảo các năm 2014, 2015, 2016);(2.8.01.a). Trên cơ sở tiếp thu ý kiến trong các buổi Hội thảo, các Phòng chức năng đã biên soạn văn bản hướng dẫn cho các Khoa, Trung tâm thực hiện các nội dung sau: biên soạn chương trình liên thông từ Sơ cấp nghề lên Cao đẳng nghề; Các hình thức và nguyên tắc ra đề thi trắc nghiệm; Biên soạn giáo án tích hợp; Viết mục tiêu bài học chương trình môn học theo bảng phân loại về các cấp độ tư duy (Thông báo v/v hướng dẫn viết chương trình liên thông 3 cấp trình độ; biên soạn giáo án và tổ chức dạy học tích hợp, biên soạn đề thi tốt nghiệp);(2.8.02.a)

                                                       Tự đánh giá chỉ số 2.8.a: Đạt

                         Chỉ số b

Các hình thức, phương pháp dạy học tích cực, khuyến khích phát triển năng lực tự học và tinh thần hợp tác làm việc nhóm của người học được nhà trường triển khai qua các hoạt động sau:

- Nhà trường triển khai cho giáo viên biên soạn bài giảng theo hướng lấy HSSV làm Trung tâm, phát huy tính tích cực của HSSV trong việc xây dựng bài học; giáo viên trên lớp với vị trí là cố vấn học tập. Ngoài ra với tiêu chí trên nhà trường còn tổ chức các cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử, lấy đó làm một chỉ tiêu thi đua khen thưởng hàng năm. (Báo cáo kết quả đánh giá bài giảng điển hình năm 2015);(2.8.01.b)

- Nhà trường  tạo điều kiện, cử HSSV tiêu biểu các Khoa tham gia hội thi HSSV tay nghề giỏi do Bộ tổ chức và được giải trong các kỳ thi (danh sách dự thi tay nghề toàn quốc 2015);(2.8.02.b)

- Hàng năm, nhà trường tổ chức Hội giảng để lựa chọn các bài giảng tiêu biểu có sử dụng nhiều phương tiện trực quan ứng dụng phương pháp dạy học tích cực để tham gia Hội giảng cấp toàn ngành (Danh sách giáo viên tham gia Hội giảng hàng năm, Giấy khen Hội giảng cấp cơ sở);(2.8.03.b)

- Ngoài ra việc thực hiện phương pháp dạy và học tích cực, tự giác, năng động còn thể hiện trong mục tiêu chất lượng hàng năm tại các bộ phận đào tạo trong trường. (Báo cáo tổng kết năm học 2014, 2015, 2016);(2.8.04.b)

                                                            Tự đánh giá chỉ số 2.8.b: Đạt

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học, phát triển năng lực tự học và tinh thần hợp tác của người học tại các cơ sở thực hành thực tập.Nhà trường thường xuyên hội thảo về đổi mới cách dạy; Khuyến khích phát triển năng lực tự học và tinh thần hợp tác của người học. Nhà trường tạo mọi điều kiện cho người học, người dạy phát huy tinh thần rèn luyện kỹ năng thực hành với kiến thức chuyên môn.

- Những tồn tại: Không có.

            3. Kế hoạch: Không có.

            4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 2.8 đạt: 01 điểm

 

Tiêu chuẩn 2.9: Trường thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy và học.

1. Mô tả:

Hiện nay nhà trường có đội ngũ giảng viên gồm 92 người. Trong đó giảng viên có độ tuổi dưới 30 là 17 người; Số giảng viên có độ tuổi 31- 40 tuổi là 49 người; Số giảng viên có độ tuổi 41-50 là 8 người và số giảng viên có độ tuổi trên 50 tuổi là 18 người. Trong tổng số 92 giảng viên của nhà trường có 57 giảng viên có trình độ thạc sỹ, 04 giảng viên là nghiên cứu sinh. Phần lớn giảng viên trẻ đã qua các lớp đào tạo phần mềm theo chuyên ngành và 100% giảng viên có trình độ khá về tin học. Nhà trường chủ động mở các lớp bồi dưỡng nâng cao về tin học ứng dụng cho giảng dạy và nghiên cứu Khoa học (Danh sách giáo viên nâng cao trình độ tin học 2014, 2015, 2016);(2.9.01) và 100% giáo viên giảng dạy tự thiết kế, biên soạn giáo án điện tử. Cán bộ viên chức trong các Phòng ban chuyên môn đều sử dụng tốt các phần mềm quản lý, đáp ứng kịp thời các công tác phục vụ đào tạo, tài chính trong trường.(Các phần mềm tự thết kế cho công tác quản lý 2014, 2015, 2016);( 2.9.02)

2. Đánh giá:

- Những điểm mạnh: Đội ngũ giảng viên của nhà trường đảm bảo trình độ chuẩn tin học đáp ứng yêu cầu về đào tạo, nghiên cứu Khoa học và quản lý của nhà trường.

- Những tồn tại Không có.

            3. Kế hoạch : Không có.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 2.9 đạt: 01 điểm

Tiêuchuẩn 2.10: Hằng năm, trường có kế hoạch và tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động dạy và học theo đúng kế hoạch.

a) Thực hiện phương pháp, quy trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng coi trọng đánh giá quá trình và phản hồi kịp thời cho người học.

b) Có biện pháp đánh giá kết quả học tập đảm bảo nghiêm túc, khách quan, phù hợp với phương thức đào tạo, hình thức học tập và đặc thù mô-đun, môn học.

1. Mô tả:

Nhà trường đã tổ chức Hội nghị, Hội thảo về đổi mới phương pháp, quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả dạy và học các năm 2014, 2015 và 2016 như: Hội thảo Phương pháp ra đề thi kiểm tra, đánh giá khách quan theo tiêu người dạy và bộ phận khảo thí độc lập; Đánh giá kỹ năng nghề; Xây dựng phát triển trường thành trường đại học đến năm 2020. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến trong các buổi Hội thảo, các phòng chức năng đã biên soạn văn bản hướng dẫn cho các Khoa, Trung tâm thực hiện nội dung sau: Biên soạn đề thi lý thuyết trắc nghiệm, đề thi thực hành theo các cấp độ tư duy (Thông báo v/v hướng dẫn biên soạn đề thi tốt nghiệp 2014, 2015, 2016);(2.10.01). Đồng thời thông qua các Hội nghị sơ kết, tổng kết hàng năm, cán bộ, giáo viên của Trường đã tham gia góp ý đổi mới phương pháp, quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HSSV (Báo cáo tổng kết các năm 2014, 2015,2016);(2.10.02).

Qua kết quả của các buổi họp, hội thảo nhà trường đã ban hành quy chế thi, kiểm tra, đánh giá (Nội quy thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp của Trường 2014, 2015, 2016);(2.10.03) và quy trình thi hệ Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc, đây là một trong những quy trình quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng trong hệ thống quản lý chất lượng  của nhà trường (Quy trình đánh giá kết quả học tập HSSV các hệ đào tạo nghề);(2.10.04).

Tự đánh giá chỉ số 2.10 : Đạt

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Nhà trường thường xuyên tổ chức các Hội nghị, Hội thảo về đổi mới phương pháp, quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và đã thực hiện phương pháp, quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng coi trọng đánh giá quá trình, phản hồi kịp thời cho người học, đảm bảo đánh giá nghiêm túc, khách quan, phù hợp với phương thức đào tạo, hình thức học tập đặc thù của mô-đun, môn học.

            - Những tồn tại: Không có.

3. Kế hoạch: Không có.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 2.10 đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 2.11:Hằng năm, trường có báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát hoạt động dạy và học; có đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học; kịp thời điều chỉnh các hoạt động dạy và học theo đề xuất nếu cần thiết.

 

1.  Mô tả:  

Việc thực hiện phương pháp, Quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng coi trọng đánh giá quá trình, phản hồi kịp thời cho người học, được thực hiện thông qua chương trình đào tạo. Trong quy trình này phải thực hiện những biểu mẫu sau: kế hoạch giảng dạy, sổ điểm các môn học, thời khóa biểu trong và ngoài trường, kế hoạch thi học kỳ, tốt nghiệp, lịch thi lý thuyết, thực hành, đề thi lý thuyết, thực hành…. Phòng công tác học sinh sinh viên có kế hoạch kiểm tra tính chuyên cần của HSSV đầu các buổi học, danh sách HSSV đủ, không đủ điều kiện thi tốt nghiệp, bảng tổng kết điểm thi học kỳ, tốt nghiệp... đều được các bộ phận thực hiện đúng quy trình (Quy trình đánh giá kết quả học tập HSSV  các hệ đào tạo);(2.11.01); Phòng Đào tạo thường xuyên giám sát giờ giảng của giáo viên để kịp thời uốn nắn, góp ý cho chương trình môn học (Biên bản kiểm tra, dự giờ hàng năm 2014, 2015, 2016);(2.11.02).

Thông tin về kết quả thi được thông báo kịp thời đến người học trong vòng 07 ngày làm việc và được công bố trên công khai tại văn phòng các Khoa, bảng tin và trên Website của trường  (Báo cáo kết quả thi kiểm tra  học kỳ năm 2014, 2015, 2016); (2.11.03); (Biên bản kiểm tra giám sát sổ sách hành chính của giáo viên năm 2014, 2015, 2016). (2.11.04)

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh:  Đã thực hiện phương pháp, quy trình kiểm tra, đánh giá hoạt động đào tạo  theo hướng coi trọng đánh giá quá trình, phản hồi kịp thời cho người dạy, người học, đảm bảo đánh giá nghiêm túc, khách quan, phù hợp với phương thức đào tạo, hình thức học tập và đặc thù của ngành học.

             - Những tồn tại: Không có.

3. Kế hoạch: Không có.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 2.11 đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 2.12: Trường ban hành đầy đủ các quy định về kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định.

1.  Mô tả:  

Để đánh giá kết quả học tập của người học đảm bảo nghiêm túc, khi thi/kiểm tra lý

thuyết nghề thực hiện bằng hình thức trắc nghiệm  tôi thiểu có hai loại đề. (Thông báo biên soạn đề thi tốt nghiệp, chứng chỉ ở các Trung tâm tin học ngoại ngữ 2014, 2015, 2016 );(2.12.01).

Đối với hình thức thi tự luận hoặc thực hành nhà trường luôn đảm bảo việc chấm thi

khách quan được thực hiện bởi 02 giám khảo, trước đó bài thi được tiến hành niêm phong, rọc phách và chuyển bài thi đến giáo viên Khoa để chấm chéo. Bài thi tốt nghiệp tổ chức chấm tại Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng. 

Quy trình tổ chức thi chứng chỉ, mô đun, thi tốt nghiệp của trường được thực hiện nghiêm túc, khách quan từ việc ra đề thi, chọn đề thi, tổ chức thi, kiểm tra, coi thi, chấm thi, tổng hợp và thông báo kết quả theo đúng Quy trình và phù hợp với phương thức đào tạo, hình thức học tập và đặc thù môđun, môn học (Kế hoạch thi học kỳ, tốt nghiệp 2014, 2015, 2016); (2.12.02); (Quyết định thành lập Hội đồng, Biên bản họp Hội đồng thi, chọn đề thi2014, 2015, 2016 ); (2.12.03); (Báo cáo tổng hợp biên soạn đề thi 2014, 2015, 2016);(2.12.04); ( Biên bản xét công nhận  tốt nghiệp năm 2014, 2015, 2016). (2.12.05).  Kết quả đạt tốt nghiệp được niêm yết theo danh sách công khai  trên hệ thống thông tin của trường. Nhà trường tổ chức phát bằng, chứng chỉ  ngắn hạn cho HSSV sau một tháng kể từ ngày thi.

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Trước khi thi tốt nghiệp trường thành lập hội đồng thi tốt nghiệp, giáo viên coi và chấm thi công khai đảm bảo đánh giá nghiêm túc, khách quan trong khi thi tốt nghiệp phù hợp với phương thức đào tạo và chủ động có kế hoạch xét công nhận, phát bằng tốt nghiệp, để HSSV chủ động về thời gian .

- Những tồn tại: Không có.

3. Kế hoạch: Không có.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 2.12 đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 2.13: Trong quá trình đánh giá kết quả học tập của người học có sự tham gia của đơn vị sử dụng lao động và theo quy định đặc thù của ngành nếu có.

1. Mô tả:

            Nhà trường  có chủ trương đa dạng hoá  tổ chức đào tạo nghề thể hiện qua các hợp đồng hợp tác đào tạo của các Khoa chuyên môn với doanh nghiệp thông qua học phần Học kỳ doanh nghiệp trong chương trình đào tạo hiện nay nhằm hướng  HSSV sớm tiếp cận với ngành nghề mình được đào tạo. Thông qua những đợt thực hành thực tập tại các doanh nghiệp HSSV có điều kiện củng cố kiến thức  học tập  ở trường và bổ sung thêm kinh nghiệp cho bản thân để từ đó có cơ sở đánh giá lại quá trình  học tập chung tại trường như thế nào? phù hợp với thực tiễn sản xuất hay không? (Báo cáo thực tập tại cơ sở các lớp 2014, 2015, 2016);(2.13.01).

   2. Đánh giá

- Điểm mạnh: Nhà trường đã thực hiện đa dạng hoá phương thức liên kết đào tạo đáp ứng yêu cầu học tập thực tế của người học; Thiết lập được mối liên hệ chặt chẽ với các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các doanh nghiệp nhằm kịp thời cải tiến về chương trình, giáo trình, phương thức học tập phù hợp nhu cầu doanh nghiệp hiện nay để từ đó có cơ sở để đánh giá kết quả  đào tạo.

- Những tồn tại: Đánh giá kết quả thực tập của doanh nghiệp chưa thực sự phản ánh đúng tay nghề của HSSV nên kết quả đánh giá chưa cao. 

3. Kế hoạch: Không có.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 2.13 chưa đạt: 01 điểm

 

 

Tiêuchuẩn 2.14: Tổ chức thực hiện kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định đảm bảo nghiêm túc, khách quan.

1. Mô tả:

Việc thực hiện phương pháp, quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng coi trọng đánh giá quá trình, phản hồi kịp thời cho người học được thực hiện thông qua quy trình thi hệ cao đẳng. Trong quy trình này phải thực hiện những biểu mẫu sau: Bảng điểm các môn học, kế hoạch thi học kỳ - tốt nghiệp, lịch thi lý thuyết - thực hành, đề thi lý thuyết - thực hành, danh sách HSSV đủ hoặc không đủ điều kiện thi tốt nghiệp, bảng tổng kết điểm thi học kỳ - tốt nghiệp... đều được các bộ phận thực hiện đúng quy trình (Sổ điểm đánh giá kết quả học tập HSSV các lớp 2014, 2015, 2016 );(2.14.01).

Thông tin về kết quả thi được thông báo kịp thời đến người học trong vòng 07 ngày làm việc và được công bố trên công khai tại văn phòng các Khoa, bảng tin và trên Website của trường ( Danh sách kết quả thi kiểm tra  học kỳ năm 2014, 2015, 2016); ( Biên bản kiểm tra giám sát thi của hội đồng thi học kỳ/tốt nghiệp năm 2014, 2015, 2016). (2.14.02)

Quy trình tổ chức thi chứng chỉ, mô đun, thi tốt nghiệp của trường được thực hiện nghiêm túc, khách quan từ việc ra đề thi, chọn đề thi, tổ chức thi, kiểm tra, coi thi, chấm thi, tổng hợp và thông báo kết quả theo đúng Quy trình và phù hợp với phương thức đào tạo, hình thức học tập và đặc thù mô-đun, môn học

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh:  Đã thực hiện phương pháp, quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng coi trọng đánh giá quá trình, phản hồi kịp thời cho người học, đảm bảo đánh giá nghiêm túc, khách quan, phù hợp với phương thức đào tạo, hình thức học tập và đặc thù của mô-đun, môn học. Đảm bảo đánh giá nghiêm túc trong khi thi  hết môn, tốt nghiệp một cách  khách quan, phù hợp với phương thức đào tạo,  xét công nhận, phát bằng tốt nghiệp đúng thời gian quy định, để HSSV chủ động tham dự .

             - Những tồn tại: Không có.

3. Kế hoạch: Không có.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 2.14 đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 2.15: Hằng năm, trường thực hiện rà soát các quy định về kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, cấp văn bằng, chứng chỉ và kịp thời điều chỉnh nếu cần thiết.

1. Mô tả:

Trên cơ sở các quy định về công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HSSV trong các quy chế tổ chức đào tạo đã được Bộ LĐTBXH ban hành, nhà Trường đã ban hành các quy định hướng dẫn thực hiện quy chế và quy trình kiểm tra, đánh giá đảm bảo nghiêm túc, khách quan, chính xác, công bằng và phù hợp với hình thức đào tạo (Biên bản họp đánh gia kế hoạch thi kiểm tra tốt nghiệp 2014, 2015, 2016);(2.15.01). Quy trình tổ chức thi, chấm thi, lưu giữ bài thi học kỳ và  thi  tốt  nghiệp  được tổ chức nghiêm túc bằng các hình thức viết, trắc nghiệm, làm báo cáo theo  đúng  quy  chế  của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Báo cáo tổng kết công tác đào tạo 2014, 2015, 2016);(2.15.02)

            Phương pháp rà soát kiểm tra đánh giá kết quả người học của trường đảm bảo mặt bằng chất lượng giữa các hình thức đào tạo, cấp bậc đào tạo. việc thanh kiểm tra đảm bảo việc đánh giá kết quả học tập của HSSV công bằng , chính xác và khách quan.

2. Đánh giá:

             - Những điểm mạnh

Hàng năm, trường thực hiện rà soát kiểm tra, xét công nhận tốt nghiệp, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, cấp văn bằng chứng chỉđánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HSSV được triển khai thực hiện nghiêm túc. Các kỳ thi được tổ chức thực hiện đúng quy chế đảm bảo tính nghiêm túc, khách quan công bằng và chính xác. Đảm bảo điều chỉnh kịp thời, nhằm đạt hiệu quả trong quá trình đánh giá công tác đào tạo của trường.

            - Những tồn tại:Chưa thống kê được tỷ số môn học của từng ngành đào tạo; Áp dụng hình thức thi/kiểm tra: trắc nghiệm khách quan đến cuối môn học, dưới dạng bài tập nghiên cứu, tiểu luận và việc xây dựng ngân hàng đề thi ở các môn học chưa hoàn thiện.

3. Kế hoạch:

 Thống kê tỷ số môn học của từng ngành đào tạo áp dụng hình thức thi/ kiểm tra: trắc nghiệm khách quan đến cuối môn học; dưới dạng bài tập nghiên cứu, tiểu luận. Đến năm 2018 hoàn tất ngân hàng đề thi các ngành đào tạo của trường.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 2.15 đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 2.16: Trường có hướng dẫn và tổ chức thực hiện về đào tạo liên thông theo quy định.

a) Có các văn bản quy định tổ chức đào tạo liên thông của trường phù hợp với quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và pháp luật về dạy nghề.

b) Việc tổ chức đào tạo liên thông giữa trình độ cấp bậc đào tạo  trong trường tuân thủ các quy định đã đề ra.

c) Định kỳ đánh giá công tác tổ chức đào tạo liên thông của trường.

1. Mô tả:

Chỉ số a

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người học, cũng nhu đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời, nhà trường đã hợp tác đào tạo liên thông từ sơ cấp nghề lên trung cấp nghề với trường Cao đẳng Công nghệ nghề Thái Nguyên, nội dung chương trình liên kết đào tạo liên thông tuân thủ theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 06 tháng 05 năm 2008 của Bộ LĐTBXH về đào tạo liên thông giữa các trình độ dạy nghề (Quyết định số 53/2008/QĐ-BLĐTBXH Ngày 6/5/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Quy định đào tạo liên thông giữa các trình độ dạy nghề). Trên cơ sở đó, trong năm 2010 đến nay nhà trường cũng đã tiến hành rà soát chương trình đào tạo hệ Sơ cấp nghề và trung cấp nghệ. Qua đó, các bộ phận đã bổ sung, điều chỉnh xây dựng và thẩm định các chương trình dạy nghề đảm bảo tính liên thông hợp lý từ sơ cấp nghề lên trung cấp và từ Trung cấp nghề lên Cao đẳng nghề. Nhà trường cũng đã xây dựng và ban hành quy định về đào tạo liên thông để triển khai đào tạo từ  năm học 2014-2015 (Quy định đào tạo liên thông giữa các trình độ dạy nghề của trường),(2.16.01.a);Ngày 31 tháng 5 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 18/2017/QĐ-TTg “Quy định về liên thông giữa trình độ Trung cấp, trình độ Cao đẳng với trình độ Đại học” (Nhà trường cụ thể hóa về việc đào tạo liên thông trong trường 2014, 2015, 2016 );(2.16.02.a)

Tự đánh giá chỉ số 2.16.a: Đạt

Chỉ số b

Thông qua nội dung các bộ chương trình đào tạo liên thông trình độ Sơ cấp nghề lên Trung cấp nghề đã được Ban giám hiệu phê duyệt năm 2008 (Chương trình đào tạo liên thông từ sơ cấp nghề lên trung cấp nghề),(2.16.01.b), trường tiến hành làm thủ tục trình Bộ LĐTBXH phê duyệt chỉ tiêu đào tạo liên thông cho trường năm 2013 (Văn bản về việc chấp thuận đào tạo liên thông lên Cao đẳng của Bộ LĐTBXH). Qua đó, Bộ LĐTBXH đã đồng ý cho nhà trường chịu trách nhiệm xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo liên thông đúng theo nội dung công văn đã đề xuất và việc biên soạn nội dung chương trình đào tạo, đảm bảo đúng theo quy định liên thông của Bộ LĐTBXH ban hành. (2.16.02.b)

- Việc tổ chức đào tạo liên thông trong thời điểm 2014, 2015 nhà trường thực hiện thông qua chương trình liên thông  từ Trung cấp lên Cao đẳng, đến nay đã có 02 khóa học Liên thông ra trường.

- Việc tổ chức đào tạo liên thông trong thời điểm 2014 - 2015 được nhà trường thực hiện thông qua chương trình liên kết đào tạo với Trường Đại học Nông lâm TP.HCM, đại học Nha Trang  từ trung cấp lên đại học, đến nay đã có 02 khóa học liên thông ra trường.

- Vào tháng 09 năm 2013, nhà trường tiến hành đào tạo liên thông  với các trình độ Sơ cấp nghề, Trung cấp nghề lên Trung cấp và Cao đẳng nghề; thông qua chương trình đào tạo các nghề đã được Ban Giám hiệu phê duyệt, việc đào tạo liên thông sẽ được phổ biến rộng rãi trong công tác tuyển sinh của trường qua các phương tiện thông tin và truyền thông (Kế hoạch đào tạo liên thông và bảng kê  hồ sơ tuyển sinh các lớp liên thông 2014, 2015); (2.16.03.b).

Tự đánh giá chỉ số 2.16.b: Đạt

Chỉ số c

Việc báo cáo công tác đào tạo liên thông từ Sơ cấp nghề, Trung cấp và Cao đẳng nghề được nhà trường thực hiện thường xuyên và định kỳ từ năm 2014, 2015, 2016 (Báo cáo về việc tổ chức đào tạo liên thông: nghề đào tạo, quy mô đào tạo),(2.16.01.c), (Báo cáo đánh giá công tác tổ chức đào tạo liên thông của trường các năm 2014, 2015, 2016);(2.16.02.c) trong đó nêu rõ tiến độ thực hiện, đánh giá hiệu quả công tác quản lý đào tạo và kết quả đào tạo liên thông hàng năm của trường.

Tự đánh giá chỉ số 2.16.c: Đạt

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Nhà trường đã ban hành các văn bản quy định, tổ chức đào tạo liên thông phù hợp với quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và pháp luật về dạy, đồng thời thực hiện tốt việc đánh giá công tác tổ chức đào tạo liên thông từ sơ cấp, trung cấp lên cao đẳng nghề.

- Những tồn tại: Nhà trường mới bắt đầu tuyển sinh đào tạo liên thông từ trung cấp nghề lên Cao đẳng nghề năm học 2014 nên chưa đánh giá được công tác tổ chức đào tạo liên thông.

3. Kế hoạch: Trong năm học 2016 -2018, nhà trường sẽ tiến hành đánh giá công tác đào tạo liên thông của các hệ liên thông.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 2.16 đạt: 01 điểm

 

Tiêu chuẩn 2.17: Trường có cơ sở dữ liệu về các hoạt động đào tạo và tổ chức quản lý, sử dụng hiệu quả.

1. Mô tả:

Nhà trường có đầy đủ dữ liệu về hoạt động đào tạo như số liệu tuyển sinh; Nội dung chương trình đào tạo; Kế hoạch đào tạo hàng tuần, học kỳ và năm học; Hồ sơ HSSV tốt nghiệp và tất cả dữ liệu đào tạo được quản lý chặt chẽ, an toàn, chính xác. Về kết quả học tập, kết quả tốt nghiệp của HSSV được lưu trữ tại Phòng Đào tạo bằng văn bản và trên máy vi tính. Riêng kết quả thi kết thúc học phần và các loại hình thi lại, thi học lại… được lưu trữ tại Phòng KT & KĐCL dưới hình thức văn bản (Biên bản kiểm tra đánh giá kế hoạch thi hế học kỳ năm 2014, 2015, 2016); (2.17.01). Hàng năm, nhà trường đều tiến hành thống kê số lượng và tỷ lệ HSSV tốt nghiệp theo từng khoá. Về vấn đề khảo sát tình hình việc làm và thu nhập của  HSSV sau khi tốt nghiệp, kết quả thu được chưa cao nên về phần này nhà trường chưa có cơ sở dữ liệu. (Báo cáo tổng kết đánh giá năm học 2014, 2015, 2016); (2.17.02).

2. Đánh giá:  

- Điểm mạnh: Cơ sở dữ liệu về các hoạt động học tập của sinh viên và sinh viên tốt nghiệp được quản lý chặt chẽ thông qua các hệ thống biểu mẫu, sổ sách và máy tính.

- Những tồn tại: Chưa có quy định về việc lập dữ liệu về việc làm và thu nhập của sinh viên sau khi tốt nghiệp.

3. Kế hoạch: Ban hành các quy định về việc lập cơ sở dữ liệu về việc làm và thu nhập của HSSV sau khi tốt nghiệp; Giao cho các phòng chức năng lập kế hoạch thu thập dữ liệu về việc làm của HSSV sau khi tốt nghiệp.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 2.17 đạt: 01 điểm

Tự đánh giá tiêu chí 2, đạt: 17 điểm

3.2.3. Tiêu chí 3: Nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động

     Đánh giá tổng quát tiêu chí 3:

   Mở đầu: Qua từng giai đoạn phát triển, trường đã xây dựng, đào tạo và bồi dưỡng được đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy và cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn cao, năng lực sư phạm và có trình độ quản lý tốt. Đặc biệt, Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, nghiệp vụ quản lý cho đội giáo viên và cán bộ quản lý. Bên cạnh đó, trường cũng chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý cấp Phòng, Khoa, Bộ môn. Việc đề bạt cán bộ được tuyển chọn và thực hiện đúng quy trình thủ tục hiện hành và có chính sách hỗ trợ bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt. Đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên đáp ứng được yêu cầu công việc của trường. Đây chính là nguồn lực đóng góp rất lớn vào việc nâng cao chất lượng đào tạo giúp nhà trường ngày càng phát triển chất lượng đào tạo. Người lao động có sức khỏe, có tinh  thần trách nhiệm hoành thành tốt các công việc của các phòng  giao cho với tinh thần tự giác, cụ thể ở Phòng Quản trị tổng hợp người lao động luôn tự giác giữ môi trường cảnh quan xanh sạch đẹp. Nhân viên các Phòng ban nghiệp vụ có kinh nghiệm chuyên môn phần lớn có trình độ đại học được thường xuyên đào tạo bồi dương , tham quan học hỏi nhằm không ngừng phục vụ tốt công tác phục vụ đào tạo trong và ngoài trường.

* Những điểm mạnh: Đội ngũ giáo viên của trường đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, kỹ năng thực hành, ngoại ngữ và tin học theo quy định, tỷ lệ HSSV/giáo viên đảm bảo theo quy định, trong đó giáo viên dạy được cả lý thuyết và thực hành chiếm tỷ lệ trên 90%; Cán bộ, giáo viên của trường tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn, tham gia nghiên cứu khoa học; Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng của trường có kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo nghề, năng lực và phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý hiện tại của trường và được cán bộ, giáo viên, công nhân viên tín nhiệm cao.

* Những tồn tại và kế hoạch: Còn một số giáo viên của trường chưa chuyên sâu về ngành nghề đào tạo, chưa kinh qua hoạt động thực tế, kỹ năng nghề chưa đáp ứng việc đa dạng hóa ngành nghề. Từ nay đến hết năm 2019, toàn thể giáo viên của trường sẽ đạt chuẩn sư phạm dạy nghề, chứng chỉ kỹ năng nghề và bổ sung kiến thức nghề thực tế từ các tổ chức sản xuất.

 

Tiêuchuẩn 3.1: Có quy định về việc tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch, bồi dưỡng, đánh giá, phân loại nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động theo quy định.

1. Mô tả:

Nhà trường có kế hoạch tuyển dụng hàng năm trên cơ sở chỉ tiêu được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, kế hoạch được xây dựng trên cơ sở quy mô phát triển nhà trường; Công tác tuyển dụng được thực hiện theo đúng quy trình, đảm bảo tính khách quan, công bằng và minh bạch (Quy trình tuyển dụng nhân viên  trong trường 2014, 2015, 2016) (3.01.01); Việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo các đơn vị trên cơ sở có sự quy hoạch hàng năm (Quy trình bổ nhiệm Khoa, Phòng, Bộ môn, Trung tâm);(3.01.02). Nhà trường cũng đã xây dựng những tiêu chí cụ thể làm cơ sở cho việc lựa chọn để có được đội ngũ cán bộ lãnh đạo vừa có năng lực quản lý vừa giỏi chuyên môn. Quy trình bổ nhiệm rõ ràng minh bạch và tuân theo các quy định chung hiện nay (Biên bản về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ lãnh đạo đơn vị); (3.01.03).

Chiến lược phát triển đội ngũ của trường đã được xây dựng đáp ứng yêu cầu sứ mạng và mục tiêu. Trong hội nghị Cán bộ viên chức hàng năm và các cuộc họp thường kỳ của Ban chấp hành Đảng ủy nhà trường đều thảo luận về vấn đề này và đưa vào nghị quyết để thực hiện. Đảng ủy và Ban giám hiệu đã tiến hành quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý các giai đoạn 2015-2020, 2016-2021. Trên cơ sở đó, trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ giảng viên học cao học, nghiên cứu sinh về các chuyên ngành như: Trồng trọt, Chăn nuôi thú y, Kế toán, Cơ khí, Công nghệ thông tin…; Bồi dưỡng cao cấp lý luận chính trị (Danh sách giáo viên nghiên cứu sinh 2014, 2015,2016); (3.01.04).

            Ngoài ra trường còn cử cán bộ giảng viên tham gia tập huấn Hội thảo các chuyên đề do Bộ hoặc các trường tổ chức (Danh sách tham gia các lớp tập huấn chuyên môn 2014,  2015,2016); (3.01.05).

2. Đánh giá:  

- Điểm mạnh: Nhà trường luôn có chủ trương, kế hoạch, biện pháp và thực hiện tốt quy trình tuyển dụng giáo viên, cán bộ đảm bảo tính công bằng, khách quan; Đưa ra các tiêu chí để tuyển dụng được cán bộ viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, chuyên môn vững vàng đáp ứng yêu cầu công việc của nhà trường; Nhà trường thường xuyên quan tâm đến chất lượng đội ngũ giảng viên, tạo mọi điều kiện để cán bộ, giảng viên đi học; Nhà trường luôn áp dụng đầy đủ các quy định, quy chế, chính sách, chế độ và chỉ tiêu yêu cầu của các đơn vị trực thuộc có nhu cầu tuyển dụng.

- Những tồn tại: Một số cán bộ viên chức chưa phát huy cao vai trò năng lực của mình trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học sau khi được cử đi học tập nâng cao trình độ; Công việc đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cần tổ chức thường xuyên để học tập rút kinh nghiệm.

            3. Kế hoạch:

Thực hiện các biện pháp để khuyến khích, động viên cán bộ giáo viên đã được đi đào tạo bồi dưỡng phát huy hết năng lực sở trường trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học; Tổ chức hội nghị đánh giá công tác đào tạo thường xuyên hơn nữa xuyên để học tập rút kinh nghiệm.

             4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 3.1 đạt: 01 điểm

 

 

Tiêuchuẩn 3.2: Tổ chức thực hiện tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch, bồi dưỡng, đánh giá, phân loại nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức người lao động theo quy định, đảm bảo công khai, minh bạch, khách quan; thực hiện đầy đủ chính sách, chế độ cho nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động theo quy định.

1. Mô tả:

Nhà trường luôn tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên thực hiện các nghĩa vụ và các quyền theo quy định của điều lệ trường Cao đẳng, tham gia đóng góp ý kiến đối với mọi hoạt động của nhà trường (Điều lệ trường cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo lộc);(3.2.01). Hệ thống tổ chức Đảng và các đoàn thể như Công đoàn, Đoàn thanh niên đã thể hiện vai trò chức năng của mình, luôn tạo môi trường dân chủ, đoàn kết, đồng thuận cùng chung mục tiêu xây dựng nhà trường phát triển bền vững (Chức năng nhiệm vụ, quyền lợi của các tổ chức đoàn thể trong trường);(3.02.02).

Hàng năm nhà trường tổ chức Hội nghị cán bộ viên chức, tổ chức thảo luận, lấy ý kiến đóng góp, xây dựng kế hoạch hoạt động của trường. Thảo luận và thống nhất ý kiến các vấn đề lớn như xây dựng và ban hành “Quy chế dân chủ ở cơ sở”, “Quy chế chi tiêu nội bộ ”; quán triệt tinh thần nội dung quy chế và các văn bản của Đảng, Nhà nước và các Bộ ngành liên quan (Quy chế chi tiêu nội bộ 2014, 2015, 2016);(3.02.03).

Nhà trường còn tổ chức nhiều hình thức thu thập thông tin, lấy ý kiến phản ánh của giảng viên, nhân viên, HSSV sinh viên; thành lập Ban  thanh  tra  nhân  dân  để  tiếp thu thông tin phản ánh từ các nguồn nhằm kịp thời thông tin với Ban giám hiệu để có giải pháp thực hiện, giải đáp thắc mắc (Biên bản báo cáo của ban thanh tra nhân dân 2014, 2015, 2016);(3.02.04).

Ngoài ra hàng tuần có buổi họp giao ban để báo cáo kết quả và đề ra phương hướng nhiệm vụ, Ban giám hiệu phê duyệt và có ý kiến chỉ đạo tiếp theo để kịp thời khắc phục những hạn chế (Biên bản các cuộc họp giao ban 2014, 2015, 2016);(3.02.05).

Hàng năm theo quy định của nhà nước cán bộ viên chức của nhà trường có đủ điều kiện được xem xét đề nghị trao tặng các danh hiệu nhà giáo ưu tú, kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục”, kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp nông nghiệp và phát triển nông thôn” và các danh hiệu thi đua khác (Danh sách cán bộ nhân viên đươc khen thưởng 2014, 2015, 2016);(3.02.06).

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Cán bộ viên chức nhà trường thực hiện các nghĩa vụ và được đảm bảo quyền lợi theo quy định của Điều lệ trường Cao đẳng. Nhà trường thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ ở cơ sở, các ý kiến phản ánh góp ý của cán bộ viên chức luôn được tôn trọng và giải quyết kịp thời thỏa đáng từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình.

- Những tồn tại: Cán bộ quản lý và nhân viên tính chuyên nghiệp chưa cao, hiệu quả công tác còn có mặt hạn chế. Thành viên ban thanh tra nhân dân kiêm nhiệm nên hoạt động của Ban thanh tra chưa thường xuyên.

3. Kế hoạch: Nhàtrường tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung các quy định về chế độ làm việc của cán bộ, giảng viên và nhân viên phù hợp với thực tế của nhà trường. Phân công nhiệm vụ và trách nhiệm phù hợp chuyên môn trình độ của từng cán bộ viên chức nhằm phát huy hết năng lực sở trường của cán bộ, viên chức góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của nhà trường.

            4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 3.2 đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 3.3: Đội ngũ nhà giáo của trường tham gia giảng dạy đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ và các tiêu chuẩn hiện hành khác nếu có.

a) Toàn bộ đội ngũ giáo viên đảm bảo đạt chuẩn trở lên về trình độ được đào tạo và nghiệp vụ sư phạm theo quy định; Giáo viên dạy thực hành đạt chuẩn về kỹ năng thực hành nghề theo quy định.

b) Toàn bộ đội ngũ giáo viên đảm bảo đạt chuẩn về năng lực chuyên môn, ngoại ngữ, tin học theo quy định.

c) Có ít nhất 95% số giáo viên dạy cả lý thuyết và thực hành nghề.

1. Mô tả:

Chỉ số a

Căn cứ thông tư 30/2011/TT-BLĐTBXH ngày 29/9/2011 của Bộ LĐTBXH ban hành quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề (Thông tư 30/2011/TT- BLĐTBXH ngày 29/9/2011 của Bộ LĐTBXH ban hành Quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề), nhà trường  đã xác định việc chuẩn hoá đội ngũ giáo viên là một trong những mục tiêu đặt ra hàng năm của tất cả các Khoa, bộ môn, Trung tâm trong trường. Điều này được thể hiện rõ trong mục tiêu chất lượng các năm học 2014, 2015, 2016 (Mục tiêu chất lượng, kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng từng năm học 2014, 2015, 2016);(3.0301.a). Về trình độ chuyên môn của giáo viên giảng dạy hệ Sơ cấp tới Cao đẳng nghề phải có 100%  đạt trình độ đại học trở lên và nghiệp vụ sư phạm của giáo viên giảng dạy đều đã đạt chuẩn. Ngoài ra, nhà trường còn cử giáo viên tham gia các khoá tập huấn phương pháp dạy nghề theo kỹ năng do dự án "Tăng cường các Trung tâm dạy nghề" (Danh sách giáo viên đi học các khoá tập huấn phương pháp dạy kỹ năng nghề)(3.03.02.a).

Tự đánh giá chỉ số 3.02.a: Đạt

Chỉ số b

Đội ngũ giáo viên giảng dạy của trường đảm bảo đạt chuẩn về năng lực chuyên môn. Đến nay, theo danh sách thống kê giáo viên cơ hữu và giáo viên thỉnh giảng cho thấy: 100% giáo viên đạt chuẩn về kỹ năng thực hành đáp ứng yêu cầu giảng dạy, đạt chuẩn A tin học 100%, số giáo viên hệ dài hạn đạt chuẩn Châu Âu từ trình độ A2 trở lên là 100% (Danh sách giáo viên cơ hữu, thỉnh giảng dạy đạt chuẩn tin học, ngoại ngữ);(3.03.01.b)

Do đó, đội ngũ giáo viên của trường đảm bảo đạt chuẩn về năng lực chuyên môn, ngoại ngữ, tin học theo quy định.

Tự đánh giá chỉ số 3.03.b: Đạt

Chỉ số c

Đội ngũ giáo viên của trường đã tốt nghiệp từ các trường : Đại học Sư phạm kỹ thuật, Đại học Bách Khoa, đại học Nông nghiệp, đại học Nông lâm… và đều đã qua các lớp bồi dưỡng về sư phạm, phương pháp dạy nghề theo kỹ năng. Do đó trên 95% giáo viên của trường đều có khả năng giảng dạy lý thuyết và thực hành hay tích hợp đối với các lớp hệ Sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên và các môn chuyên ngành hệ Cao đẳng .

    Về tỷ lệ giáo viên vừa dạy lý thuyết và thực hành của các nghề hệ Cao đẳng là trên 98% (Danh sách giáo viên vừa dạy lý thuyết, vừa dạy thực hành);(3.03.01.c)

Tự đánh giá chỉ số 3.03.c: Đạt

2. Đánh giá

- Điểm mạnh: Đội ngũ giáo viên của trường đạt chuẩn về trình độ được đào tạo nghề từ đại học đến thạc sỹ, có chứng chỉ tin học, ngoại ngữ theo quy định và đảm bảo về năng lực chuyên môn; Tỷ lệ giáo viên dạy được cả lý thuyết và thực hành đúng quy định.

- Những tồn tại: không có

3. Kế hoạch: Không có

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 3.3 đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 3.4: Nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định và không vi phạm quy chế, nội quy và quy định của trường.

1. Mô tả:

Nhà trường luôn tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên thực hiện các nghĩa vụ và các quyền theo quy định của nhà trường và tham gia đóng góp ý kiến đối với mọi hoạt động của nhà trường (Biên bản họp  hội nghị viên chức 2014, 2015, 2016); (3.04.01). Hệ thống tổ chức Đảng và các Đoàn thể như Công đoàn, Đoàn thanh niên đã thể hiện vai trò chức năng của mình, luôn tạo môi trường dân chủ, đoàn kết, đồng thuận cùng chung mục tiêu xây dựng nhà trường phát triển bền vững (Chỉ tiêu kế hoạch hàng năm 2014, 2015, 2016);(3.04.02). Hàng năm nhà trường tổ chức Hội nghị cán bộ viên chức, tổ chức thảo luận, lấy ý kiến đóng góp, xây dựng kế hoạch hoạt động của nhà trường. Thảo luận và thống nhất ý kiến các vấn đề lớn như xây dựng và ban hành “Quy chế dân chủ ở cơ sở ”, quán triệt tinh thần nội dung quy chế và các văn bản của Đảng, Nhà nước và các Bộ ngành liên quan (Các quy chế hàng năm 2014, 2015, 2016);(3.04.03). Nhà trường còn tổ chức nhiều hình thức thu thập thông tin, lấy ý kiến phản ánh của giảng viên, nhân viên, HSSV; Thành  lập Ban thanh tra  nhân  dân  để  tiếp thu thông tin phản ánh từ các nguồn nhằm kịp thời thông tin với Ban giám hiệu để có giải pháp thực hiện, giải đáp thắc mắc. Ngoài ra, hàng tuần có buổi họp giao ban để báo cáo kết quả và đề ra phương hướng nhiệm vụ để từ đó Ban giám hiệu phê duyệt và có ý kiến chỉ đạo tiếp theo để kịp thời khắc phục những hạn chế (Các hạn chế, ý kiến khắc phục 2014, 2015, 2016);(3.04.04). Hàng năm theo quy định của nhà nước cán bộ viên chức của nhà trường có đủ điều kiện được xem xét đề nghị trao tặng các danh hiệu nhà giáo ưu tú, kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục”, kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp nông nghiệp và phát triển nông thôn” và các danh hiệu thi đua khác .

2. Đánh giá:

-Điểm mạnh: Cán bộ viên chức nhà trường thực hiện các nghĩa vụ và được đảm bảo quyền lợi theo quy định của điều lệ trường Cao đẳng. Nhà trường thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ ở cơ sở, các ý kiến phản ánh góp ý của cán bộ viên chức luôn được tôn trọng và giải quyết kịp thời thỏa đáng từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình.

- Những tồn tại Cán bộ quản lý và nhân viên tính chuyên nghiệp chưa cao, hiệu quả công tác còn có mặt hạn chế. Thành viên Ban thanh tra nhân dân kiêm nhiệm nên hoạt động của ban thanh tra chưa thường xuyên.

3. Kế hoạch:

Nhà trường tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung các quy định về chế độ làm việc của cán bộ, giảng viên và nhân viên phù hợp với thực tế của nhà trường. Phân công nhiệm vụ và trách nhiệm phù hợp chuyên môn trình độ của từng cán bộ viên chức nhằm phát huy hết năng lực sở trường của cán bộ, viên chức góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của nhà trường.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 3.4 đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 3.5:Trường có đội ngũ nhà giáo, đảm bảo tỷ lệ quy đổi; số lượng nhà giáo cơ hữu đảm nhận khối lượng chương trình mỗi ngành, nghề đào tạo theo quy định; trường đảm bảo tỷ lệ nhà giáo có trình độ sau đại học theo quy định.

             a) Trường có đội ngũ nhà giáo, đảm bảo tỷ lệ quy đổi

 b) Số lượng nhà giáo cơ hữu đảm nhận khối lượng chương trình mỗi ngành nghề đào tạo theo quy định.

c) Trường đảm bảo tỷ lệ nhà giáo có trình độ sau đại học theo quy định.

1. Mô tả:

Chỉ số a

            Thông tư 09/2008/TT-BLĐTBXH ngày 27/6/2008 của Bộ trưởng BLĐTBXH về hướng dẫn chế độ làm việc của giáo viên dạy nghề (đối với giáo viên dạy Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề) và theo quy định tại Thông tư hướng dẫn 07/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/03/2017 của Bộ trưởng BLĐTBXH quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ và chế độ làm việc của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp (đối với giáo viên dạy sơ cấp) để xác định số giáo viên quy đổi.

Hiện nay nhà trường đào tạo 31 ngành nghề với các bậc đào từ Sơ cấp tới Cao đẳng. Căn cứ vào hồ sơ xếp hạng trường loại một năm 2011 (Hồ sơ xếp hạng trường đạt loại một);(3.5.01.a)

Tính đến tháng 09 năm 2017,  nhà trường hiện đào tạo hang chục ngàn học sinh sinh viên các hệ (Thống kê sĩ số các lớp học tổ chức theo phòng học chuyên môn tới khóa 42); (3.5.02.a); Qua danh sách và bảng phân công giáo viên giảng dạy Cao đẳng; Tổng hợp số giờ dạy giáo viên hệ Cao đẳng nghề (Thống kê tổng số mô-đun, môn học các nghề đang đào tạo tại trường) và danh sách giáo viên thỉnh giảng sau khi quy đổi (Tỷ lệ HSSV trên giáo viên cơ hữu và thỉnh giảng qui đổi); (Danh sách giáo viên cơ hữu, thỉnh giảng dạy hệ Cao đẳng nghề); (Danh sách giáo viên cơ hữu, thỉnh giảng dạy các hệ từ sơ cấp đến cao đẳng năm 2016);(3.5.03.a)

Tỷ lệ HSSV /giáo viên của trường đạt chuẩn theo Quy định hiện hành >20 HSSV/ một giáo viên.

Tự đánh giá chỉ số 3.5.a: Đạt

Chỉ số b

Hiện nay, đội ngũ giáo viên của trường đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu để thực hiện kế hoạch đào tạo hàng năm, đảm bảo tất cả các môn học, mô-đun nghề có đủ số lượng giáo viên đứng lớp thực hiện tốt nhiệm vụ, kế hoạch giáo dục nghề nghiệp từ  Sơ cấp, Trung cấp  và Cao đẳng  thể hiện qua các văn bản sau: Danh mục các chương trình; Phân công giáo viên giảng dạy từng môđun, môn học; Thống kê tổng số môđun, môn họccác nghề đang đào tạo tại trường; (Báo cáo tổng kết năm học các năm 2014, 2015 ,2016 ;(3.5.01.b); Số liệu thống kê giờ dạy của giáo viên cơ hữu, giáo viên kiêm chức quy đổi (Danh mục các chương trình đào tạo các cấp nghề, đề cương chi tiết, quyết định ban hành chương trình các môn học 2016); (3.5.02.b);( Kế hoạch đào tạo từng học kỳ, năm học 2016);(3.5.03.b); (Tiến độ đào tạo môn học, môn đun 2016);(3.5.04.b);(Số liệu thống kê giờ dạy của giáo viên năm học 2016-2017); (3.5.05.b)

     Trên cơ sở các dữ liệu thống kê và qua thực tế hoạt động đào tạo, đến nay trường có đủ giáo viên cơ hữu, quy đổi giảng dạy các mô đun, môn học  của các nghề đào tạo.

Tự đánh giá chỉ số 3.5.b: Đạt

Chỉ số c

Theo Quyết định số: 121/2007/QĐ-TTg ngày 27/7/2007của Thủ tướng Chính phủ, đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng cần đạt tỷ lệ 30% giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên, cán bộ quản lý như hiệu trưởng cũng phải có trình độ thạc sĩ trở lên. Hiện nay nhà trường có đội ngũ giảng viên gồm 92 người, trong  đó 57 giảng viên có trình độ thạc sỹ, 04 giảng viên là nghiên cứu sinh;(danh sách giáo viên cơ hữu sau đại học 2016);(3.5.01.c)

Đội ngũ giảng viên của nhà trường được phân công giảng dạy theo đúng chuyên môn đã được đào tạo và được tạo điều kiện để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Công tác quy hoạch về đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giảng viên luôn được thực hiện tốt điều đó đã đảm bảo được cơ cấu về chuyên môn và trình độ của giảng viên theo quy định (Danh sách giáo viên có trình độ sau đại học đảm nhận các môn chuyên ngành 2016) ;(3.5.02.c)

Tự đánh giá chỉ số 3.5.c: Đạt

2. Đánh giá:

- Những điểm mạnh: Đội ngũ giảng viên sau đại học chiếm 62% trong đội ngũ giáo viên  của nhà trường đảm bảo trình độ chuẩn, giảng dạy theo đúng chuyên môn, đảm bảo cơ cấu chuyên môn và trình độ theo quy định, có trình độ đáp ứng yêu cầu về đào tạo và nghiên cứu Khoa học là những “Cánh chim đầu đàn” nhằm đưa trường trở thành trường đào tạo chất lượng cao.

       - Những tồn tại: Chưa có nhiều giảng viên có học vị cao có chuyên môn sâu cho một số ngành đào tạo. Một số giảng viên còn hạn chế  kỹ năng ứng dụng thực tế công nghệ cao trong  công tác giảng dạy và nghiên cứu Khoa học.

 3. Kế hoạch: trường tiếp tục triển khai kế hoạch giảng viên làm nghiên cứu sinh(tiến sỹ). Có chế độ thu hút giảng viên có trình độ, năng lực chuyên môn giỏi về trường để bổ sung đội ngũ giảng viên chuyên ngành.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 3.5 đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 3.6: Nhà giáo giảng dạy theo nội dung, mục tiêu của chương trình đào tạo và thực hiện đầy đủ các yêu cầu của chương trình đào tạo.

1. Mô tả:

Đội ngũ giảng viên của nhà trường được phân công giảng dạy theo đúng chuyên môn đã được đào tạo và được tạo điều kiện để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ (Danh sách giáo viên đảm nhận môn học 2016);(3.6.01). Công tác quy hoạch về đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giảng viên luôn được thực hiện tốt điều đó đã đảm bảo được cơ cấu về chuyên môn và trình độ của giảng viên theo quy định , mỗi môn học ít nhất có 2 giáo viên đảm nhiệm (Số môn học có 2 giao viên đảm nhiệm 2016);(3.6.02). Giáo viên 92 người được phân bổ theo các Khoa: Khoa Trồng trọt, Khoa Chăn nuôi thú y, Khoa Cơ điện, Khoa Kinh tế, Khoa Khoa học cơ bản, Khoa Công nghệ thông tin - Ngoại ngữ, Bộ môn chính trị pháp luật, Bộ môn Quản lý đất đai. Ngoài ra còn có một số cán bộ quản lý tham gia giảng dạy theo nội dung, mục tiêu  chương trình ngành học đã xây dựng trước các khóa đào tạo (Kế hoạch giảng dạy các môn trong Khoa năm 2014, 2015, 2016);(3.6.03). Để xác định, đánh giá việc thực hiện tiến độ giảng dậy theo nội dung , mục tiêu và yêu cầu môn học của giáo viên các Khoa. Phòng đào tạo tổ chức kiểm tra hoặc tổ chức dự giờ; Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng kiểm tra đột xuất, ngẫu nhiên từ kỳ về sổ sách hành chính của giáo viên đang giảng dạy môn mình đảm nhận (Kế hoạch dự giờ năm 2016);(3.6.04), (Biên bản kiểm tra sổ sách giáo viên 2016);(3.6.05).

        

2. Đánh giá:

          - Những điểm mạnh: Đội ngũ giáo viên của nhà trường có thâm niên và kinh nghiệm giảng dạy các môn học được phân công, đảm bảo cân bằng về kinh nghiệm công tác chuyên môn. Đội ngũ giáo viên trẻ nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm cao, luôn cầu thị và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đội ngũ này có ưu thế là lực lượng kế thừa.

- Những tồn tại: Số giáo viên có thâm niên và kinh nghiệm công tác chuyên môn cao phần lớn làm công tác quản lý ở các đơn vị chức năng của nhà trường.

           3. Kế hoạch: không có

          4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 3.6 đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 3.7: Trường có chính sách, biện pháp và thực hiện các chính sách, biện pháp khuyến khích nhà giáo học tập và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đổi phương pháp giảng dạy.

1. Mô tả:

          Nhà trường cũng đã xây dựng những tiêu chí cụ thể làm cơ sở cho việc lựa chọn để có được đội ngũ nhà giáo giỏi chuyên môn. Chính sách, biện pháp rõ ràng minh bạch và tuân theo các quy định chung hiện nay (Nghị quyết Đảng ủy trường năm 2016);(3.7.01). Chiến lược phát triển đội ngũ giáo dục của trường đã được xây dựng đáp ứng yêu cầu sứ mạng và mục tiêu đến năm 2020. Trong Hội nghị cán bộ viên chức hàng năm và các cuộc họp thường kỳ của Ban chấp hành đảng ủy nhà trường đều thảo luận về vấn đề này và đưa vào nghị quyết để thực hiện. Đảng ủy và Ban giám hiệu đã tiến hành quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý các giai đoạn 2015-2020, 2016-2021. Trên cơ sở đó, trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ giáo viên học cao học, nghiên cứu sinh về các chuyên ngành như: Trồng trọt, Chăn nuôi thú y, Kế toán, Cơ khí; bồi dưỡng cao cấp lý luận chính trị (Biên bản hội nghị công nhân viên chức năm 2015,2016);(3.7.02);(kế hoạch hội thảo đổi mới phương pháp đào tạo năm 2016);(3.7.03);(Danh sách các giáo viên thực tế tại cơ sở 2016);(3.7.04).   Ngoài ra, nhà trường còn cử giáo viên tham gia tập huấn hội thảo các chuyên đề do bộ hoặc các trường tổ chức (Danh sách giáo viên tham gia các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ năm 2015, 2016);(3.7.05).

         2. Đánh giá:

- Những điểm mạnh: Trường luôn có chủ trương, chính sách, biện pháp và thực hiện tốt tuyên truyền tới  giáo viên, cán bộ, đảm bảo tính công bằng khách quan trong việc nâng cao, tự bồi dưỡng  chuyên môn  và đổi mới phương pháp đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu công tác của nhà trường. Nhà trường thường xuyên quan tâm đến chất lượng đội ngũ giảng viên, tạo mọi điều kiện để cán bộ, giảng viên đi học. Nhà trường luôn áp dụng đầy đủ các quy định, quy chế, chính sách, chế độ và chỉ tiêu yêu cầu của các đơn vị trực thuộc khi có nhu cầu học tập và nâng cao trình độ.

- Những tồn tại: Một số cán bộ viên chức chưa phát huy cao vai trò năng lực của mình trong giảng dạy và nghiên cứu Khoa học sau khi được cử đi học tập nâng cao trình độ.

3. Kế hoạch:

Thực hiện các biện pháp để khuyến khích, động viên cán bộ đã được đi đào tạo, tự bồi dưỡng phát huy hết năng lực sở trường trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Tổ chức hội nghị đánh giá nâng cao chất lượng công tác nâng cao trình độ chuyên môn thường xuyên.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 3.7 đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 3.8:  Hằng năm, trường có kế hoạch  và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy cho đội ngũ nhà giáo.

a) Hàng năm nhà trường có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên. Mỗi giáo viên có kế hoạch học tập bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

b) Giáo viên tham gia tích cực vào các hoạt động thi đua dạy tốt như hội giảng giáo viên dạy nghề hàng năm, có sáng kiến cải tiến trong dạy học.

            c) Có kế hoạch và tổ chức cho đội ngũ giáo viên đi thâm nhập thực tế hàng năm để bổ sung kinh nghiệm nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu giảng dạy.

1. Mô tả:

Chỉ số a

Hàng năm nhà trường xây dựng kế hoạch học tập chung toàn trường cho viên chức, giáo viên và chỉ đạo cho các viên chức, giáo viên đăng ký kế hoạch học tập của cá nhân. Nhà trường tổ chức cho các giáo viên tập huấn các phương pháp dạy học mới, bồi dưỡng kỹ năng nghề (Kế hoạch, danh sách giáo viên học các lớp chuyên môn sâu2016);(3.8.01.a); (Danh sách giáo viên học cao học, nghiên cứu sinh năm 2014, 2015, 2016);(3.8.02.a)

Ngoài ra đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của trường được tài trợ kinh phí đi tham quan, học tập nghiên cứu các công nghệ kỹ thuật và công nghệ đào tạo nghề ở các trường bạn  trong nước. Nhà trường còn có chính sách cho giáo viên, cán bộ quản lý học sau đại học chuyên ngành (Quy chế chi tiêu nội bộ dành giáo viên học sau đại học 2014 đến nay);(3.8.03.a)

Tự đánh giá chỉ số 3.8.a: Đạt

Chỉ số b

Ngoài công tác dự giờ giáo viên được xem là hoạt động chuyên môn nhằm giúp giáo viên tự hoàn thiện phương pháp giảng dạy, công tác tổ chức Hội giảng giáo viên được tổ chức định kỳ hàng năm nhằm lựa chọn, bồi dưỡng giáo viên tiêu biểu tham gia Hội giảng các cấp Bộ và Quốc gia. Nhà trường yêu cầu giáo viên tham dự hội giảng để học tập, sau hội giảng có báo cáo rút kinh nghiệm. Các giáo viên đạt giải sau đó đã trở thành những giáo viên hạt nhân cho công tác biên soạn bài giảng , ứng dụng các phương pháp dạy học tiên tiến vào giảng dạy, tham gia các đoàn giám sát giảng dạy trong hoạt động chuyên môn của trường. (Danh sách giáo viên tham gia hội giảng cấp trường 2014, 2015, 2016);(3.8.01.b).

Trong hoạt động dạy nghề, ngoài việc biên soạn bài giảng , giáo trình giảng dạy, yếu tố thiết bị nhất là mô hình học cụ luôn là yêu cầu rất cần thiết để giảng dạy kỹ năng thực hành nghề cho HSSV vì thế nhà trường luôn khuyến khích giáo viên nghiên cứu, chế tác mô hình học cụ,  nhiều năm qua mô hình của trường đạt nhiều giải cao trong các hội thi (hội thi thiết bị tư làm cấp trường, quốc gia các năm 2014, 2016);(3.8.02.b)

Tự đánh giá chỉ số 3.8.b: Đạt

Chỉ số c

- Trên cơ sở xây dựng đề cương thực tập sản xuất tại các doanh nghiệp của các giáo viên, đội ngũ giáo viên của trường thực hiện tốt công tác quan hệ doanh nghiệp và kiểm tra tình hình thực tập của HSSV. Qua đó, nắm bắt công nghệ sản xuất hiện đại của các nhà máy có quy mô sản xuất vừa và nhỏ, dây chuyền sản xuất hiện đại. Mỗi năm có nhiều công ty, đơn vị sản xuất mới được nhà trường cử HSSV thực tập sản xuất. Do đó hàng năm giáo viên của trường thực hiện việc đi thâm nhập thực tế qua các hoạt động nghiên cứu trang thiết bị, quy trình công nghệ tại Doanh nghiệp để lập đề cương chi tiết cho việc thực tập, biên soạn chương trình đào tạo như công ty nhôm Bauxit Tân Rai - Lâm Đồng.

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Nhà trường có đội ngũ giáo viên trẻ, tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng phương pháp dạy học tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của Doanh nghiệp.

- Những tồn tại: Tuy trường đã đạt được những thành quả nhất định trong việc ứng dụng phương pháp dạy học tiên tiến và có những thành tích đáng khích lệ trong công tác biên soạn bài giảng điện tử, mô hình học cụ tự làm nhưng việc triển khai thực hiện chưa đồng đều tại các Khoa chuyên môn, Trung tâm Tin học ngoại ngữ, Bộ môn Quản lý đất đai.

3. Kế hoạch: Từ nay đến năm 2019, nhà trường  đề nghị các Khoa, Bộ môn, Trung tâm, đưa các nội dung sinh hoạt chuyên môn và trao đổi phương pháp giảng dạy vào kế hoạch hoạt động thường niên và có tổ chức họp, báo cáo định kỳ hàng quý.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 3.8 đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 3.9: Nhà giáo được bồi dưỡng, thực tập tại đơn vị sử dụng lao động để cập nhật kiến thức, công nghệ, phương pháp tổ chức quản lý sản xuất theo quy định và thực hiện theo quy định đặc thù của ngành nếu có.

1. Mô tả:

Nhà trường thường xuyên khuyến khích các giáo viên tham gia các hoạt động phổ biến thông tin và chuyển giao công nghệ, áp dụng thành tựu khoa học - công nghệ vào thực tế thể hiện qua các hoạt động sau:

- Giáo viên thực hiện việc đi thâm nhập thực tế qua các hoạt động nghiên cứu trang thiết bị, quy trình công nghệ tại Doanh nghiệp để lập đề cương chi tiết cho việc thực tập, biên soạn chương trình đào tạo (Kế hoạch giáo viên đi thâm nhập thực tế tại Doanh nghiệp Khoa Chăn nuôi thú y 2015, 2016);(3.9.01)

- Giáo viên Khoa trồng trọt tham gia hội thảo, tổ chức nhiều hội thảo khoa học để giới thiệu công nghệ mới (Kế hoạch, nội dung triển khai hội thảo giới thiệu kỹ thuật mới của Sở Khoa học công nghệ tỉnh Lâm Đồng 2015,2016 );(3.9.02).

- Giáo viên điện công nghiệp thuộc Khoa cơ điện của trường đi thâm nhập thực tế tại khu công nghiệp Bauxit Tân Rai, nhà máy cơ khí chính xác – khu công nghiệp Lộc Sơn (Kế hoạch, nội dung, báo cáo kết quả thực tập thực tế 2015,2016);(3.9.03)

- Giáo viên Khoa Trồng trọt tham gia học tập và nghiên cứu tại viện cây Công nghiệp, viện cây Cà phê Ca cao  Đaklak và Công ty hoa Hasfarm Đà lạt, Công ty thực phẩm Allantic Bảo Lộc… để nâng cao kỹ năng nghề.

Thành công nhất của giáo viên nghề Cơ điện, Trồng trọt của trường trong việc học tập, nghiên cứu và áp dụng thành tựu kỹ thuật vào việc huấn luyện HSSV giỏi nghề Cơ điện, Trồng trọt của trường luôn tham gia các cuộc thi cấp quốc gia, đạt giải cao năm 2015 (Danh sách HSSV hội thi năm 2015);(3.9.04)

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Đội ngũ giáo viên của trường đã thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ giảng dạy và đảm bảo yêu cầu chất lượng, tham gia nhiệt tình có kế hoạch thực tập tại các cơ sở thực tế  thường xuyên gắn với chuyên môn giảng dạy, cải tiến phương pháp dạy học, có áp dụng thành tựu khoa học công nghệ thực tế của cơ sở.

- Những tồn tại: Không có.

3. Kế hoạch: Không có.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 3.9 đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 3.10: Hằng năm, trường thực hiện tổng kết, đánh giá hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ nhà giáo.

1. Mô tả:

            Hàng năm nhà trường có tổng kết đánh giá hoạt động đào tạo, phân tích những việc làm được và những mặt hạn chế còn phải khắc phục trong năm học nhằm xây dựng kế hoạch đào tạo trong năm học mới (Báo cáo tổng kết năm học 2014, 2015, 2016);(3.10.01).

Phát triển nguồn nhân lực về số lượng lẫn chất lượng luôn luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhà trường. Trong 05 năm trở lại đây, lực lượng cán bộ giáo viên của nhà trường đã có sự phát triển, tăng nhanh về số lượng và chất lượng đặc biệt nhà trường luôn khuyến khích cán bộ, giáo viên tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nên số lượng giáo viên đã hoàn thành bậc học sau đại học hiện nay chiếm 61,9 %. Bên cạnh đó, nhà trường không ngừng cải thiện môi trường dân chủ, các chế độ chính sách để tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất cho việc học tập nâng cao trình độ (Báo cáo hội nghị công nhân viên chức hàng năm 2014, 2015, 2016);(3.10.02).

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Trường luôn thống nhất, nhất trí cao trong Đảng ủy Ban giám hiệu về chính sách phát triển trình độ chuyên môn sâu cho các ngành nhất là các ngành trọng điểm của vùng kinh tế. Nhà trường bằng các giải pháp chính sách, kịp thời cho công tác nâng cao trình độ chuyên môn và  hàng năm thông qua hội nghị công nhân viên chức về chi tiêu nội bộ bổ sung vào văn bản để chế độ chính sách hỗ trợ vật chất cho giáo viên đi học hoặc tự bồi dưỡng nâng cao trình độ ngày càng được cải thiện.

- Những tồn tại: Không có.

3. Kế hoạch: Trong thời gian tới, nhà trường sẽ tiếp tục phát triển đội ngũ giáo viên có tính đến tính hợp lý trong cơ cấu, điều chỉnh một số chế độ, chính sách hỗ trợ đối với cán bộ giáo viên, người lao động trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 3.10 đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 3.11: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng của trường đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định và thực hiện đúng quyền hạn, trách nhiệm được giao.

 

a) Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đảm bảo các yêu cầu về tiêu chuẩn và điều kiện theo

quy định của Điều lệ Trường Cao đẳng và quy chế bổ nhiệm, công nhận, bổ nhiệm lại, công nhận lại, miễn nhiệm, thôi công nhận, từ chức hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề.

b) Có phẩm chất đạo đức, có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ quản lý; thực hiện

tốt quyền hạn và trách nhiệm trong quản lý trường.

c) Được cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường tín nhiệm với mức từ 90% trở lên.

1. Mô tả:

Chỉ số a

Căn cứ vào điều 46, chương IV, mục 1, Luật giáo dục nghề nghiệp về việc tổ chức, hoạt động của Trung tâm dạy nghề, Trung cấp nghề, Cao đẳng. Căn cứ thông tư 42/2011/TT- BLĐTBXH ngày 31/12/2011 quy định về việc bổ nhiệm công nhận, công nhận lại, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề và Trung tâm dạy nghề. Căn cứ quyết định 52/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 5/5/2008 về việc ban hành điều lệ mẫu của trường Cao đẳng . Hiệu trưởng và các phó Hiệu trưởng đảm bảo các yêu cầu về tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của điều lệ trường Cao đẳng: Có phẩm chất, đạo đức tốt, 02 phó hiệu trưởng đã giảng dạy hoặc tham gia quản lý dạy nghề trên 5 năm, có bằng tốt nghiệp đại học trở lên, đủ sức khoẻ theo quy định (Danh sách trích ngang Ban Giám hiệu 2014 );(3.11.01.a). Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc (Quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng2015 );(3.11.02.a).Việc bổ nhiệm Phó hiệu trưởng do Hiệu trưởng đề nghị thông qua việc bỏ phiếu tín nhiệm của tập thể cán bộ, giáo viên, Đảng bộ (Văn bản, nghị quyết của Đảng thông qua nhân sự, biên bản lấy phiếu tín nhiệm, hội nghị liên tịch giới thiệu nhân sự);(3.11.03.a) và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định bổ nhiệm ( Quyết định bổ nhiệm phó hiệu trưởng);(3.11.04.a)

Tự đánh giá chỉ số 3.11.a: Đạt

Chỉ số b

Những thành tích nổi bật đóng góp cho việc giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Bảo Lộc nói riêng và cả nước nói chung trong hơn 40 năm qua của trường Bảo Lộc đã được nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhì, ba và nhiều bằng khen, cờ thi đua xuất sắc của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tỉnh Lâm Đồng. Trên cơ sở quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ các thành viên trong Ban giám hiệu, Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng trường đều đã nỗ lực thực hiện tốt quyền hạn và trách nhiệm của mình trên lĩnh vực được phân công, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được bộ chủ quản  giao cho đơn vị. Trong các năm 2014, 2015, 2016, Hiệu trưởng và các phó Hiệu trưởng đều được tập thể cán bộ - viên chức đánh giá từ chiến sỹ thi đua cấp cơ sở trở  lên, được Đảng bộ nhà trường đánh giá từ đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ  bằng cách bỏ phiếu kín. (Biên bản bình xét thi đua năm 2014, 2015, 2016);(3.11.01.b), (Đánh giá thi đua khen thưởng viên chức năm 2014, 2015, 2016);(3.11.02.b). Điều đó đã khẳng định rằng phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, khả năng điều hành, quản lý, tầm nhìn và hoạch định chiến lược phát triển đơn vị xuất sắc của người đứng đầu đơn vị là hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng nhà trường đã làm tốt những công việc quản lý, điều hành, kiểm tra, báo cáo các công việc được Hiệu trưởng phân công.

Tự đánh giá chỉ số 3.11.b: Đạt

Chỉ số c

Việc tổ chức bổ nhiệm các chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đúng quy trình, thủ tục, thông qua việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của trường. Thông qua văn bản công khai các tiêu chuẩn Hiệu tưởng, phó Hiệu trưởng tới toàn thể cán bộ viên chức, người lao động (Kết quả bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh, văn bản công khai các tiêu chuẩn Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng);(3.11.01.c). Hàng năm Đảng bộ đều tổ chức đánh giá về Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng thực hiện đúng quyền hạn và trách nhiệm trong công tác quản lý trường và phân loại chất lượng đảng viên (Quyết định công nhận danh hiệu cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh; Đánh giá của Đảng bộ về Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng thực hiện đúng quyền hạn và trách nhiệm, phân loại đảng viên). (3.11.02.c)

Tự đánh giá chỉ số 3.11.c: Đạt

     2. Đánh giá:

 - Điểm mạnh: Ban giám hiệu nhà trường có phẩm chất đạo đức, có năng lực chuyên môn tốt, khả năng điều hành, quản lý, tầm nhìn và hoạch định chiến lược, luôn quan tâm đến chính sách hỗ trợ giáo viên, cán bộ công nhân viên, HSSV nghèo có hoàn cảnh khó khăn, lãnh đạo đơn vị hoàn thành suất sắc nhiệm vụ chính trị được giao về công tác đào tạo.

- Những tồn tại: Không có.

3. Kế hoạch: Không có.

          4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 3.11 đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 3.12: Đội ngũ cán bộ quản lý của các đơn vị thuộc trường được bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.

          1. Mô tả:

            Việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo các đơn vị trên cơ sở có sự quy hoạch hàng năm được Đảng ủy, Ban giám hiệu  họp, thống nhất thành nghị quyết (Về quy hoạch cán bộ Khoa, phòng, bộ môn, Trung tâm 2016-2020 );(3.12.01). Nhà trường cũng đã xây dựng những tiêu chí cụ thể làm cơ sở cho việc lựa chọn để có được đội ngũ cán bộ lãnh đạo vừa có năng lực quản lý vừa giỏi chuyên môn. Quy trình bổ nhiệm rõ ràng minh bạch và tuân theo các quy định chung hiện nay theo đúng điều lệ trường Cao đẳng. (Quy chế về công tác tổ chức cán bộ lãnh đão phòng Khoa chuyên môn);(3.12.02). Bổ nhiệm lại hoặc bổ nhiệm mới nhà trường tuân thủ đúng quy định và lấy phiếu tín nhiệm của cán bộ giáo viên và nhân viên tại cơ sở. (Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ lãnh đạo Khoa phòng năm 2015, 2016, 2017);(3.12.03). Căn cứ vào Điều lệ trường, Hiệu trưởng đã ban hành quy định về tiêu chuẩn và quy trình bổ nhiệm Trưởng, phó Khoa/ Phòng /Bộ môn (Quy định  về tiêu chuẩn và quy trình bổ nhiệm trưởng, phó Phòng/ Khoa/ Bộ môn); (3.12.04).

  2. Đánh giá:

 - Điểm mạnh: Quy định  lãnh đạo đơn vị, được Đảng ủy - Ban giám hiệu đưa vào mục bổ nhiệm quy hoạch với phương trâm là hoàn thành suất sắc nhiệm vụ, tận tụy với công  tác đào tạo vì nhiệm vụ chính trị để chọn, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo theo đúng trình tự. Sẵn sàng miễn nhiệm cán bộ không hoàn thành tốt công tác quản lý.   

- Những tồn tại: Không có.

3. Kế hoạch: Không có.

        4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 3.12 đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 3.13: Đội ngũ cán bộ quản lý của trường đạt tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ; thực hiện đúng quyền hạn và nhiệm vụ được giao.

a) Các đơn vị của trường có đầy đủ cán bộ quản lý đáp ứng mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ và phù hợp với điều kiện cụ thể của trường.

b) Đội ngũ cán bộ quản lý thực hiện tốt công tác chuyên môn được giao.

1. Mô tả:

Chỉ số a

Hiện nay trường có 6 phòng, 6 Khoa, 2 Trung tâm, 2 Bộ môn (Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà trường 2017;(3.13.01.a), bổ nhiệm 16 cán bộ quản lý cấp trưởng, 10 phó phòng, Khoa, Trung tâm, Bộ môn (Các quyết định bổ nhiệm cán bộ quản lý các cấp trưởng/phó phòng, Khoa, Bộ môn, Trung tâm năm 2017); (3.13.02.a); (Danh sách trích ngang cán bộ quản lý năm 2014, 2015, 2016);(3.13.03.a). Đội ngũ cán bộ quản lý của trường được đánh giá, bỏ phiếu tín nhiệm hàng năm đủ năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị hoàn thành tốt nhiệm vụ của bộ phận.

Tự đánh giá chỉ số 3.13.a: Đạt

Chỉ số b

Trên cơ sở hoạch định Chiến lược phát triển nhà trường trong thời gian tới hướng đến việc nâng cao chất lượng và quy mô đào tạo. Hàng năm Phòng Tổ chức, hành chính đã thống kê số lượng cán bộ nghỉ hưu và thuyên chuyển công tác để lãnh đạo nhà trường kịp thời xây dựng quy hoạch và kế hoạch tuyển dụng cán bộ quản lý đảm bảo tính kế thừa về kinh nghiệm, công tác chuyên môn và độ tuổi. (Quy hoạch đào tạo cán bộ giai đoạn 2006 - 2015).

Đến nay, nhà trường có 26 cán bộ quản lý có độ tuổi trung bình là 41, số cán bộ trên 50

tưổi là 8 và có kinh nghiệm trong quản lý ít nhất là hai nhiệm kỳ. Đội ngũ cán bộ quản lý của trường đã được bổ nhiệm đều đạt chuẩn về phẩm chất, năng lực theo quy định của vụ tổ chức cán bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và có sự  kế thừa về kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao phù hợp thực tiễn đào tạo. Đội ngũ quản lý này luôn phấn đấu học tập nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện phẩm chất đạo đức, đáp ứng tốt nhiệm vụ chính trị của trường  trong thời gian dài. (Danh sách cán bộ quản lý mới bổ nhiệm năm 2017);(3.13.01.b)

Tự đánh giá chỉ số 1.13.b: Đạt

2. Đánh giá

- Điểm mạnh: Nhà trường có đội ngũ cán bộ quản lý trẻ cấp trưởng, phó Phòng ban chức năng, Khoa, Bộ môn, Trung tâm năng động, sáng tạo trong công việc chuyên môn và đây là đội ngũ quản lý tiềm năng của trường.

- Những tồn tại: Hiện nay còn một số Phòng, Khoa chưa có cấp phó nên hiệu quả quản lý chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của trường trong giai đoạn phát triển trường thành trường đại học vùng Nam Tây nguyên đến năm 2020.

3. Kế hoạch: Trong thời gian tới (từ nay đến năm 2019) nhà trường sẽ thúc đẩy việc bồi dưỡng cán bộ, giáo viên để thực hiện việc bổ nhiệm cán bộ vào các chức danh còn khuyết.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 3.13 đạt: 01 điểm

 

 

 

Tiêuchuẩn 3.14: Hằng năm, trường có kế hoạch và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý.

1.  Mô tả:

Căn cứ vào quy mô đào tạo, định hướng phát triển trường Cao đẳng, trường chất lượng cao đến năm 2020; Căn cứ vào các văn bản, nghị quyết của Đảng uỷ về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý kế cận; Căn cứ vào độ tuổi của cán bộ quản lý. Nhà trường đã soạn thảo và ban hành công khai văn bản quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý từ nay đến năm 2020 gồm các chức danh: Trưởng, Phó phòng ban chức năng, Khoa, Bộ môn, Trung tâm tại các tài liệu và đề án sau: Quy hoạch nguồn nhân sự cấp ủy và cán bộ lãnh đạo từ nay đến năm 2020; Dự án "Nâng cấp trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc thành trường Đại học đến năm 2020" (Quy hoạch nguồn nhân sự cấp ủy và cán bộ lãnh đạo từ nay đến năm 2020);(3.14.01). Trường thường xuyên tạo điều kiện cho các cán bộ quản lý tự học hỏi, tham quan nhằm nâng cao công tác quản lý tại các trường cùng cấp đào tạo. Hàng năm nhà trường cho số cán bộ giáo viên trong diện quy hoạch lãnh đạo, được tham gia các lớp quản lý ngắn hạn hoặc  học tập  theo kỳ tại TP. Hồ Chí Minh ở Trường Quản lý Hành chính Trung ương 2.

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Nhà trường luôn có kế hoạch phát triển nâng cao nghiệp vụ, trình độ  quản lý cho cấp Trưởng, Phó phòng ban chức năng, Khoa, Bộ môn, Trung tâm.

- Những tồn tại: không có.

              3. Kế hoạch: Trong thời gian tới nhà trường sẽ thúc đẩy việc bồi dưỡng cán bộ quản lý  về trình độ chuyên môn, kỹ năng  quản lý  nhằm chuẩn bị tốt nguồn nhân lực chất lượng cao cho chiến lược của trường đến năm 2020.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 3.14 đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 3.15: Đội ngũ viên chức, người lao động của trường đủ số lượng, có năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc được giao, được định kỳ bồi dưỡng nâng cao trình độ.

a) Đội ngũ  viên chức, người lao động của trường đủ về số lượng và có chuyên môn, nghiệp vụ, có năng lực phù hợp với các vị trí làm việc tương ứng.

b) Đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên của trường được định kỳ bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

1. Mô tả:

Chỉ số a

Để nâng cao chất lượng công việc phục vụ, đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên của trường đủ về số lượng và cơ cấu chuyên môn, nghiệp vụ, có năng lực phù hợp với các vị trí làm việc thể iện qua các báo cáo hoạt động năm học Khoa, Phòng, Trung tâm tuyển sinh và giới thiệu việc làm. (Báo cáo hoạt động các phòng Khoa, Trung tâm hàng năm2014, 2015, 2016);(3.15.01.a).

Đội ngũ kỹ thuật viên là giáo viên kiêm nhiệm trực tiếp quản lý các thiết bị kỹ thuật dậy nghề như xưởng cơ khí, xưởng kỹ thuật điện, trại chăn nuôi v.v.., nhân viên trong các phòng chức năng luôn hoàn thành được các nhiệm vụ, công việc được giao. Các thiết bị của trường thường xuyên được bảo trì bảo dưỡng. Qua các kỳ đánh giá nội bộ, nghiệm thu các dự án  và kiểm kê đánh giá hàng năm thực hiện "Thủ tục kiểm soát trang thiết bị" tại các Khoa, Bộ môn, Trung tâm cho thấy đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên, đã hoàn thành nhiệm vụ, công việc được giao (Kế hoạch, lịch đánh giá, báo cáo kết quả đánh giá nội bộ, phòng, Khoa, Bộ môn, Trung tâm tuyển sinh và Trung tâm tin học ngoại ngữ các năm 2014, 2015, 2016);(3.15.02.a)

Tự đánh giá chỉ số 3.15.a: Đạt

Chỉ số b

Xác định việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên của trường là cần thiết góp phần rất lớn vào việc nâng cao chất lượng đào tạo nên hàng năm nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên của trường học bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ qua các khoá tập huấn như: Tập huấn về công tác bảo trì, an toàn lao động trong xưởng thực hành; Tập huấn phòng cháy chữa cháy..., bên cạnh đó đội ngũ nhân viên kỹ thuật tại các Khoa, Bộ môn, Trung tâm, được nhà trường khuyến khích học tập thực tế từ các doanh nghiệp liên kết như công ty Hoa lan Thiên Ngân của Khoa trồng trọt. (Kế hoạch, Danh sách, Báo cáo tình hình nhân viên kỹ thuật học tập huấn, nâng cao trình độ 2014, 2015, 2016);(3.15.01.b)

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Nhà trường có đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên đáp ứng được yêu cầu

công việc tại các Khoa, Bộ môn, Trung tâm. Đặc biệt đội ngũ nhân viên kỹ thuật thực hiện rất tốt công tác bảo trì của mình đã được phân công trong thủ tục kiểm soát thiết bị và có tinh thần cầu tiến trong việc nâng cao trình độ.

- Những tồn tại: không có

3. Kế hoạch:Không có.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 3.15 đạt: 01 điểm

Tự đánh giá tiêu chí 3, đạt: 15 điểm

 

3.2.4. Tiêu chí 4: Chương trình, giáo trình

            Đánh giá tổng quát tiêu chí 4:

          Mở đầu: Chương trình đào tạo bậc học Sơ cấp tới Cao đẳng nghề của trường được xây dựng trên cơ sở chương trình khung của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Chương trình đào tạo các ngành được bộ duyệt; Các bộ đề thi tay nghề khu vực và quốc tế; Các bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề gắn kết với sứ mạng và mục tiêu phát triển nhà trường, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao cho các ngành kinh tế trọng điểm khu vực Thành phố Bảo Lộc và các tỉnh lân cận. Trong quá trình biên soạn và thẩm định chương trình đào tạo trường đã nhận được sự góp ý của doanh nghiệp và của HSSV sau đào tạo để tiến hành điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu thực tế, thông qua các hội nghị hội thảo biên soạn chương trình đào tạo nghề hàng năm.

Chương trình đào tạo của trường đã được xây dựng theo hướng liên thông từ Trung cấp lên Cao đẳng và liên kết với các trường đại học liên thông tiếp từ Cao đẳng lên Đại học. Bên cạnh đó việc biên soạn giáo trình (tài liệu giảng dạy) thích ứng với phương pháp dạy học tích cực, trên cơ sở các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước và kết hợp thêm phần kinh nghiệm thực tiễn của giáo viên và cũng được các chuyên gia từ các doanh nghiệp, chuyên gia sư phạm góp ý khi thẩm định giáo trình trước khi xuất bản.

* Những điểm mạnh: Các chương trình dạy nghề của trường được xây dựng, điều chỉnh theo chương trình khung của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và biên soạn lại mới từ năm 2013, 2015 của dự án ODA – Do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và tổng cục dạy nghề của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý đã thể hiện rõ mục tiêu đào tạo của nhà trường, phù hợp với kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Giáo trình giảng dạy của trường đã được biên soạn, thẩm định và phê duyệt theo đúng quy định. Giáo trình đáp ứng yêu cầu đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học, cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng, thái độ trong chương trình dạy nghề từ đó tiến tới thực hiện phương pháp dạy học tích cực.

* Những tồn tại và kế hoạch: Dự kiến năm 2018 có đầy đủ giáo trình cho đào tạo; Đến năm 2019, chương trình đào tạo các ngành kỹ thuật trong trường đáp  ứng tối đa  nhu cầu thực tế  của doanh nghiệp tuyển dụng và doanh nghiệp không phải đào tạo lại.

 

Tiêuchuẩn 4.1: Có đầy đủ chương trình đào tạo các chuyên ngành hoặc nghề mà trường đào tạo.

1. Mô tả:

Tất cả các cấp bậc đào trong giáo dục nghề nghiệp cả hệ Cao đẳng đang được đào tạo tại trường đều có đầy đủ chương trình dạy nghề chi tiết và quyết định ban hành theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề (Danh mục các chương trình đào tạo Cao đẳng,Trung cấp, Sơ cấp nghề; Đề cương chi tiết);(4.1.01);(Quyết định ban hành chương trình đào tạo của trường năm 2015,2016);(4.1.02).

         2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Nhà trường đã thực hiện đa dạng hoá các phương thức tổ chức đào tạo đáp ứng yêu cầu học tập của HSSV; Thiết lập được mối liên hệ chặt chẽ với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm cải tiến về chương trình, giáo trình, phương thức học tập hướng đến việc nâng cao chất lượng đào tạo.

- Những tồn tại: Không có.

3. Kế hoạch: Không có.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 4.1 đạt: 01 điểm

Tiêuchuẩn 4.2: 100% chương trình đào tạo được xây dựng hoặc lựa chọn theo quy định.

1. Mô tả:

Nhà trường hiện nay đang tổ chức đào tạo các hệ Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng thường xuyên; (Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy và Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề);(4.2.01) và hợp tác đào tạo hệ Đại học với trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Đại học Lâm Nghiệp, Đại học Nha Trang. . . Nhà trường có đủ chương trình dạy nghề chi tiết được các giáo viên và cán bộ quản lý xây dựng, điều chỉnh trên cơ sở của chương trình khung do Bộ LĐTBXH ban hành (Chương trình khung của Bộ LĐTBXH); (Danh mục các chương trình đào tạo của Khoa chuyên môn 2014, 2015, 2016);(4.2.02).

         2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Nhà trường đã thực hiện 100% chương trình đào tạo được xây dựng hoặc lựa chọn theo quy định, đa dạng hoá các phương thức tổ chức đào tạo yêu cầu học tập của HSSV theo các cấp đào tạo; Chương trình, giáo trình, phương thức học tập thường xuyên cập nhật theo các ngành, môn học được cập nhật bổ sung , được hiệu trưởng trường phê duyệt.

- Những tồn tại: Không có.

3. Kế hoạch: Không có.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 4.2 đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 4.3:Chương trình đào tạo của trường thể hiện được mục tiêu đào tạo của trình độ tương ứng; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng của người học đạt được sau tốt nghiệp; phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức đào tạo; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với từng mô đun, môn học, từng chuyên ngành hoặc nghề và từng trình độ theo quy định.

a) Từng chương trình dạy nghề có mục tiêu được xác định rõ ràng, trong đó quy định

cụ thể chuẩn kiến thức, kỹ năng, phương pháp của người học đạt được sau tốt nghiệp.

b) Có quy định về cách thức đánh giá kết quả học tập cho trình độ đối với mỗi môđun, môn học theo từng chuyên ngành hoặc nghề và từng trình độ theo quy định.

1. Mô tả:

Chỉ số a

Căn cứ vào điều 17, chương II, mục 2, Luật dạy nghề về mục tiêu dạy nghề trình độ các cấp đào tạo. Căn cứ quy trình xây dựng chương trình đào tạo (Quy trình xây dựng chương trình đào tạo hệ ngắn hạn và dài hạn trong và ngoài trường 2014, 2015, 2016);(4.3.01.a). Nhà trường đã chỉ đạo các Khoa, Trung tâm biên soạn chương đào tạo thể hiện rõ mục tiêu, trong đó quy định cụ thể chuẩn kiến thức, kỹ năng; phương pháp, hình thức đào tạo, khả năng làm việc độc lập, biết ứng dụng công nghệ kỹ thuật mới, ngoài ra còn trang bị cho người học về văn hoá nghề, văn hóa ứng xử, tác phong công nghiệp... và có khả năng học lên trình độ cao (Đề cương chi tiết; quyết định ban hành hệc Cao đẳng,Trung cấp và Sơ cấp.);(4.3.02.a)

Tự đánh giá chỉ số 4.3.a: Đạt

Chỉ số b

Căn cứ vào Quyết định 15/2017 /TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 06 năm 2017 ban hành Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp (Quyết định 14/2007 QĐ- BLĐTBXH ngày 24 tháng 07 năm 2007). Trong việc xây dựng chương trình đào tạo, nhà trường có quy định về cách thức đánh giá kết quả học tập cho từng trình độ đối với mỗi môđun, môn học và đối với mỗi nghề thể hiện trong chương trình đào tạo (Danh mục các chương trình đào tạo Cao đẳng,Trung cấp và Sơ cấp nghề, đề cương chi tiết, quyết định ban hành chương trình); (4.3.01.b)

Tự đánh giá chỉ số 4.3.b: Đạt

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Các chương trình dạy nghề của trường đều có mục tiêu rõ ràng; Có quy định cụ thể chuẩn về kiến thức, kỹ năng cần đạt được đối với người học; Có quy định phương pháp, hình thức đào tạo và cách thức đánh giá kết quả học tập.

- Những tồn tại: Không có

3. Kế hoạch: Không có.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 4.3 đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 4.4:Chươngtrình đào tạo được xây dựng có sự tham gia của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, cán bộ khoa học kỹ thuật của đơn vị sử dụng lao động; thực hiện theo quy định đặc thủ của ngành nếu có.

1. Mô tả:

Ngoài việc giáo viên, cán bộ quản lý của trường tham gia xây dựng, điều chỉnh chương

trình đào tạo hàng năm, nhà trường còn mời các giáo viên ngoài trường, chuyên gia sư phạm và chuyên gia từ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tham gia xây dựng, biên soạn chương trình giáo dục  nghề nghiệp, thể hiện qua các quyết định thành lập bộ phận biên soạn, điều chỉnh chương trình đào tạo; danh sách chuyên gia (Quyết định thành lập bộ phận/ban xây dựng chương trình dạy nghề 2014, 2015, 2016);(4.4.01); (Quyết định thành lập bộ phận/ban xây dựng, bổ sung chương trình dạy nghề 2014, 2015, 2016);(4.4.02); (Danh sách chuyên gia tham gia biên soạn, điều chỉnh chương trình 2014;2015);(4.4.03); Chương trình được xây dựng thể hiện tính thực tiễn có tính kế thừa cao, đồng thời thể hiện việc cập nhật kiến thức và kỹ năng mới phù hợp với thực tế của thị trường lao động (Biên bản họp của bộ phận/ban xây dựng chương trình dạy nghề các năm 2014, 2015, 2016); (4.4.04);(Các phiếu góp ý của chuyên gia tham gia biên soạn, điều chỉnh chương trình 2014, 2015, 2016);(4.4.05)

2. Đánh giá

- Điểm mạnh: Các chương trình  đều đảm bảo có đủ giáo viên và cán bộ ngoài trường, chuyên gia từ các cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia góp ý, bổ sung và cùng biên soạn sao cho kết quả đào tạo của trường gần với thực tế sản xuất kinh doanh ngoài xã hội.

- Những tồn tại: Không có.

3. Kế hoạch: Không có.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 4.4 đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 4.5: Chương trình đào tạo đảm bảo tính thực tiễn và đáp ứng sự thay đổi của thị trường lao động.

        1. Mô tả:

Định kỳ hàng năm, Trung tâm tuyển sinh, quan hệ doanh nghiệp và giới thiệu việc làm đã tiến hành khảo sát mức độ phù hợp của chương trình dạy nghề (gồm mục tiêu, nội dung dạy nghề đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động) thông qua việc khảo sát ý kiến phản hồi từ HSSV sau tốt nghiệp (Kế hoạch lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của người sử dụng lao động, người tốt nghiệp đã đi làm về chương trình dạy nghề đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động 2014, 2015, 2016);(4.5.01). Nhà trường tiến hành khảo sát các doanh nghiệp sử dụng lao động đang có HSSV của trường làm việc (Phiếu thu thập ý kiến của người sử dụng lao động, người tốt nghiệp đã đi làm năm 2014, 2015, 2016);(4.5.02); (Báo cáo kết quả việc thực hiện thu thập ý kiến các năm 2014 ,2015,2016);( 4.5.03). Khoa chuyên môn thay đổi bổ sung chuyên môn cho phù hợp với thực tiễn (Chương trình đào tạo Khoa Chăn nuôi thú y, Khoa Cơ điện …năm 2017);(4.5.04)

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Các chương trình dạy nghề mà trường biên soạn và chỉnh sửa đều được

các doanh nghiệp và cựu HSSV đánh giá cao về tính khoa học, phù hợp với thực tế sản xuất và áp dụng các công nghệ tiên tiến tiếp cận dần với cách mạng công nghiệp 4.0.

- Những tồn tại: Không có.

3. Kế hoạch:  Đến năm 2019, chương trình đào tạc các ngành kỹ thuật trong trường đáp ứng  100% nhu cầu thực tế về kỹ thuật, về lao động và cơ sở tuyển dụng không phải đào tạo lại.

        4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 4.5 đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 4.6:Chương trình đào tạo được xây dựng bảo đảm việc liên thông giữa các trình độ giáo dục nghề nghiệp với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân quy định.

1. Mô tả:

Chỉ số a

Các chương trình đào tạo hệ Sơ cấp, Trung cấp  và Cao đẳng  của trường đều được thiết kế theo hướng liên thông giữa các cấp trình độ nghề. Chương trình đào tạo hệ Sơ cấp  liên thông lên cấp học cao hơn  được trường xây dựng căn cứ vào các bước phân tích nghề, phân tích công việc theo hướng liên thông tại QĐ 58/2008/QĐ-BLĐTBXH; TT/ngày 10/03/2017- BLĐTBXH (Hồ sơ xây dựng chương trình đào tạo liên thông từ các cấp đào tạo 2014); (4.6.01);Tất cả các chương trình đào tạo của trường hàng năm đều được xem xét và điều chỉnh theo quy trình xây dựng chương trình đào tạo từ hệ ngắn hạn - dài hạn (Chương trình dạy nghề đã xây dựng, điều chỉnh/biên soạn lại, biên bản đề xuất xem xét các năm 2014, 2015, 20116); (4.6.02)

2. Đánh giá

- Điểm mạnh: Các chương trình dạy nghề của trường được thiết kế theo hướng liên thông hợp lý giữa các trình độ đào tạo nghề và các trình độ đào tạo khác; Các chương trình đào tạo của trường khi xây dựng phù hợp với người học và mang tính kế thừa giữa các bậc đào tạo.

- Những tồn tại: Không có.

3. Kế hoạch: Không có.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 4.6 đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 4.7:Ít nhất 3 năm 1 lần trường thực hiện đánh giá, cập nhật và điều chỉnh nếu có đối với chương trình đào tạo đã ban hành.

          1. Mô tả:

Việc xây dựng, biên soạn và điều chỉnh chương trình được xem xét và phê duyệt thông qua quy trình xây dựng chương trình đào tạo hệ ngắn hạn - dài hạn trong hệ thống quản lý chất lượng (Kế hoạch đào tạo, điều chỉnh bổ sung nội dung chương trình hàng năm như  2014, 2015, 2016);(4.7.01)

Căn cứ vào chương trình khung của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng như

kết quả lấy ý kiến phản hồi từ nhiều nguồn như HSSV sau đào tạo, giáo viên, chuyên gia từ doanh nghiệp tiếp nhận HSSV thực tập sản xuất và làm việc đồng thời qua tham khảo các bộ tiêu chuẩn kỹ năng  nghề, các bộ đề thi khu vực. Nhà trường đã cập nhật và bổ sung được những kiến thức, kỹ năng mới vào chương trình đào tạo của trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo theo định hướng hội nhập Quốc tế và đáp ứng nhu cầu cung cấp nguồn nhân lực kỹ thuật cao cho xã hội (thống kê các chương trình dạy nghề đã xây dựng, điều chỉnh/ biên soạn lại , biên bản đề xuất xem xét các năm 2014, 2015,2016 );(4.7.02)

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Trường có đầy đủ chương trình dạy nghề cho các nghề mà trường đào tạo, các chương trình dạy nghề được xây dựng theo chương trình khung của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và đều được xây dựng, điều chỉnh trong 03 năm trở lại đây.

- Những tồn tại: Không có.

3. Kế hoạch: Không có.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 4.7 đạt: 01 điểm

 

 

 

Tiêuchuẩn 4.8: Chỉnh sửa, bổ sung chương trình đào tạo có cập nhật những thành tựu Khoa học công nghệ tiên tiến liên quan đến ngành, nghề đào tạo hoặc tham khảo các chương trình đào tạo tương ứng của nước ngoài.

1. Mô tả:

Căn cứ vào công nghệ sản xuất hiện hành, thông qua khảo sát ý kiến doanh nghiệp và

HSSV sau đào tạo nhà trường đã chỉ đạo các Khoa, Trung tâm điều chỉnh, bổ sung và cập nhật các chương trình đào tạo để đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường lao động. Hàng năm, các Khoa, Trung tâm đều thực hiện việc hiệu chỉnh chương trình đào tạo thông qua quy trình xây dựng chương trình đào tạo hệ ngắn hạn - dài hạn (Quy trình xây dựng chương trình đào tạo hệ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng 2014, 2015, 2016);(4.8.01). Các báo cáo kết quả bổ sung các chương trình dạy nghề (Báo cáo kết quả bổ sung, điều chỉnh chương trình dạy nghề);(4.8.02); Chương trình dạy nghề chi tiết và Quyết định ban hành chương trình (lần đầu) (Chương trình dạy nghề chi tiết và Quyết định ban hành chương trình lần đầu 2014, 2015, 2016);(4.8.03); Danh sách các chương trình dạy nghề đã được ban hành ( Danh sách các chương trình dạy nghề đã được ban hành các năm 2014, 2015, 2016); (4.8.04); Danh mục các chương trình dạy nghề đã được rà soát, điều chỉnh (Danh mục các chương trình dạy nghề đã được rà soát, điều chỉnh 2014, 2015, 2016);(4.8.05);  Nội dung của chương trình đã được điều chỉnh và quyết định ban hành chương trình sau khi điều chỉnh (Nội dung của chương trình đã được điều chỉnh và Quyết định ban hành chương trình sau khi điều chỉnh 2014, 2015, 2016);(4.8.06); Chương trình dạy nghề đã được định kỳ bổ sung, điều chỉnh theo đúng thời gian quy định (Chương trình dạy nghề đã được định kỳ bổ sung, điều chỉnh theo đúng thời gian quy định 2014, 2015, 2016);(4.8.07)

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Các chương trình dạy nghề mà các Khoa chuyên môn biên soạn và chỉnh sửa đều được các doanh nghiệp và cựu học sinh đánh giá cao về tính khoa học, phù hợp với thực tế sản xuất và áp dụng các công nghệ tiên tiến bổ sung hàng năm .

- Những tồn tại: Không có.

3. Kế hoạch: Trong năm tới chương trình dạy nghề tham khảo các chương trình đào tạo tương ứng của nước ngoài.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 4.8 đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 4.9: Trước khi tổ chức đào tạo liên thông, trường căn cứ chương trình đào tạo, thực hiện rà soát các môđun, tín chỉ, môn học và có quyết định đối với các mô đun, tín chỉ, môn học mà người học không phải học để đảm bảo quyền lợi của người học.

            1. Mô tả:

Công tácđào tạo lien thông  là một  việc mang tính kế thừa kiến thức  tay nghề dựa trên những kết quả nghiên cứu của các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước. Chính vì thế, khi tổ chức biên soạn chương trình, tài liệu giảng dạy, Khoa chuyên môn  phải tham khảo nhiều nguồn tài liệu liên quan đến các môn học mà mình nghiên cứu nhằm đảm bảo quyền lợi người học về những môn học bậc học trước nhưng là cơ sơ cho bậc học sau. Vì thế các mô đun, môn học của từng chương trình dạy nghề  trong các bậc liên thông, nhà trường luôn rà soát kỹ để đề ra các quyết định những mô đun, chứng chỉ, môn học nào mà người học được miễn (Bản thống kê  cho từng mô-đun, môn học của chương trình dạy liên thông được miễn các bậc đào tạo);(4.9.01); (Thống kê  mô-đun, môn học  trong mỗi chương trình đào tạo cá lớp liên thông được miễn hoặc học bổ sung);(4.9.02).

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Tất cả các mô đun, môn học trong các chương trình dạy nghề các hệ liên thông của trường đều có đủ các giáo trình; Nhiều giáo trình được rà soát, chỉnh sửa, biên soạn lại đáp ứng yêu cầu đổi mới  và mang tính kế thưa  nhằm mục đích người học không phải học.

- Những tồn tại: Không có.

3. Kế hoạch: Không có.

        4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 4.9 đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 4.10: Có đủ giáo trình đào tạo cho các mô đun, môn học của chương trình đào tạo.

1. Mô tả:

Việc rà soát, cập nhật thêm tài liệu phát tay, mua sắm giáo trình, tài liệu tham khảo ở

bên ngoài hay giáo viên tự biên soạn đã được các Khoa chuyên môn, Trung tâm Tin học Ngoại ngữ thực hiện qua các nội dung sau: Quy trình và quy định biên soạn giáo trình (Quy trình và quy định biên soạn giáo trình);(4.10.01); Danh mục các chương trình dạy nghề hàng năm, (Danh mục các chương trình dạy nghề 2014, 2015, 2016); (4.10.02); Thống kê giáo trình tài liệu tham khảo năm 2014, 2015, 2016; (Thống kê giáo trình tài liệu tham khảo );(4.10.03); Danh mục giáo trình và tài liệu tham khảo đã được Hội đồng thẩm định (Hiệu trưởng) phê duyệt (Danh mục Giáo trình và tài liệu tham khảo đã được Hội đồng thẩm định (Hiệu trưởng) phê duyệt 2014, 2015, 2016); (4.10.04); Danh mục giáo trình ký hợp đồng và gia hạn hợp đồng biên soạn năm 2014, 2015,2016; (Danh mục Giáo trình ký hợp đồng và gia hạn hợp đồng biên soạn năm 2014, 2015, 2016);(4.10.05)

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Tất cả các mô đun, môn học trong các chương trình dạy các hệ của trường đều có đủ các giáo trình; Nhiều giáo trình được rà soát, chỉnh sửa, biên soạn lại đáp ứng yêu cầu đổi mới về nội dung và phương pháp đào tạo.

- Những tồn tại: Không có.

3. Kế hoạch: Không có.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 4.10 đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 4.11:100% giáo trình đào tạo được xây dựng hoặc lựa chọn theo quy định để làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức.

1. Mô tả:

Nhà trường đã xây dựng quy trình và quy định biên soạn giáo trình làm tài liệu giảng dạy, học tập và đã thành lập hội đồng biên soạn, nghiệm thu. Các quy trình này được nhà trường thường xuyên xem xét và điều chỉnh. Trong quy trình này nhà trường đã quy định rõ trách nhiệm của các bộ phận trong việc tổ chức biên soạn, thẩm định, phê duyệt giáo trình (Quy trình và quy định biên soạn giáo trình); (4.11.01).

Nội dung các bước thực hiện giáo trình môn học được quy định rõ trong quy trình biên

soạn giáo trình  và có các văn bản phản biện, biên bản nghiệm thu của hội đồng thẩm định nhận xét về mức độ đáp ứng yêu cầu đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học của giáo trình thể hiện qua các nội dung sau:

- Đối với các giáo trình do giáo viên của trường biên soạn phải có đầy đủ phiếu góp ý xây dựng và phiếu phản biện của doanh nghiệp và chuyên gia cùng lĩnh vực nghề (Phiếu góp ý xây dựng và phiếu phản biện của Doanh nghiệp và chuyên gia cùng lĩnh vực nghề);(4.11.02)

- Đối với các giáo trình sử dụng nguồn bên ngoài thì Trưởng khoa lập danh mục tài liệu giảng dạy chính và tài liệu tham khảo hàng năm trình Ban giám hiệu nhà trường phê duyệt (Danh mục tài liệu giảng dạy chính và tài liệu tham khảo của từng Khoa chuyên môn 2014, 2015, 2016);(4.11.03).

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Nhà trường có quy trình tổ chức biên soạn, thẩm định, phê duyệt giáo trình; thu thập những nhận xét đánh giá của giáo viên, chuyên gia từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, người học về chất lượng giáo trình và coi đây là tài liệu chính để giảng dạy, học tập. Đảm bảo 100% người học có tài liệu học tập hoặc tham khảo.

- Những tồn tại: Không có

 3. Kế hoạch: Không có.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 4.11 đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 4.12: Giáo trình đào tạo cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng của từng mô đun, môn học trong chương trình đào tạo.

1. Mô tả:

Trường đã xác định công tác biên soạn giáo trình môn học là công việc rất quan trọng của đội ngũ giáo viên giảng dạy và giáo viên bán chuyên trách. Do đó, việc biên soạn giáo trình là một tiêu chí không thể thiếu trong mục tiêu hàng năm của các bộ phận trực tiếp giảng dạy và được tiến hành tuần tự các bước theo quy trình thống nhất trong biên soạn giáo trình(Quy trình biên soạn giáo trình);(4.12.01). Trong đó có đầy đủ nội dung liên quan đến các nhận xét về mức độ cụ thể hoá các yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng, thái độ trong chương trình đào tạo nghề, tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực. Thể hiện qua biên bản nghiệm thu của hội đồng thẩm định giáo trình môn học hàng năm (Quyết định thành lập hội đồng thẩm định giáo trình 2014, 2015, 2016);(4.12.02); (thống kê các giáo trình được phát hành trong năm học mới);(4.12.03).

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Giáo trình dạy nghề của trường cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng, thái độ trong chương trình đào tạo, tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực.

- Những tồn tại: Không có.

3. Kế hoạch: Không có.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 4.12 đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 4.13:Giáo  trình đào tạo tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực.

1. Mô tả:

Giáo trình là một tiêu chí không thể thiếu trong mục tiêu đào tạo và trong đó có đầy đủ nội dung liên quan đến các nhận xét về mức độ cụ thể hoá các yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng, thái độ trong chương trình dạy nghề, tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực được thể hiện qua biên bản thẩm định giáo trình môn học của các Khoa chuyên môn hàng năm (Kết quả đánh giá giáo trình hàng năm);(4.13.01)

Nhà trường đã thực hiện việc thu thập ý kiến đánh giá của cán bộ, giáo viên, người học về mức độ tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực của giáo trình qua các kết quả thống kê ý kiến HSSV, doanh nghiệp, giáo viên đều được thực hiện theo kế hoạch và phân tích, đặc biệt nhấn mạnh các ý kiến đề xuất cải thiện. Sau đó phản hồi cho từng đơn vị có liên quan xem xét thực hiện các biện pháp cải tiến, cụ thể như sau:

- Kế hoạch khảo sát ý kiến giáo viên và cán bộ quản lý (Kế hoạch khảo sát ý kiến giáo viên và cán bộ quản lý năm 2014, 2015, 2016);(4.13.02)

- Báo cáo của các đơn vị về việc sử dụng số liệu thống kê để điều chỉnh, cải tiến nhằm

nâng cao chất lượng  đào tạo hàng năm (Báo cáo của các đơn vị về việc sử dụng số liệu thống kê để điều chỉnh, cải tiến nhằm nâng cao chất lượng 2014, 2015,2016);(4.13.03)

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Giáo trình dạy nghề của trường cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng, thái độ trong chương trình dạy nghề tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực.

- Những tồn tại: Không có.

3. Kế hoạch: Không có.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 4.13 đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 4.14: Hằng năm,trường thực hiện việc lấy ý kiến của nhà giáo, cán bộ quản lý, cán bộ Khoa học kỹ thuật của đơn vị  sử dụng lao động, người tốt nghiệp về mức độ phù hợp của giáo trình đào tạo; thực hiện theo quy định đặc thù của ngành nếu có.

1. Mô tả:

Việc định kỳ hàng năm thu thập ý kiến nhận xét đánh giá của cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, giáo viên, người học về chất lượng giáo trình đáp ứng các yêu cầu cụ thể hoá về nội dung kiến thức, kỹ năng, thái độ cần đạt trong chương trình dạy nghề được nhà trường thực hiện qua các nội dung sau:

- Phiếu thăm dò và thống kê ý kiến của HSSV tốt nghiệp 2014, 2015 (Phiếu thăm dò và thống kê ý kiến của HSSV tốt nghiệp);(4.14.01)

- Phiếu thăm dò và thống kê ý kiến Doanh nghiệp; (Phiếu thăm dò và thống kê ý kiến Doanh nghiệp 2014, 2015, 2016);(4.14.02)

- Phiếu thăm dò và thống kê ý kiến giáo viên, cán bộ quản lý (phiếu thăm dò và thống kê ý kiến giáo viên, cán bộ quản lý 2014, 2015, 2016);(4.14.03)

- Báo cáo của các đơn vị về việc sử dụng số liệu thống kê để điều chỉnh, cải tiến nhằm nâng cao chất lượng  giáo trình (Báo cáo của các đơn vị về việc sử dụng số liệu thống kê để điều chỉnh, cải tiến nhằm nâng cao chất lượng giáo trình 2014, 2015, 2016);(4.14.04).

Nhà trường đã thực hiện việc thu thập ý kiến đánh giá sau đó có phản hồi cho từng đơn vị có liên quan từ đó dựa vào báo cáo của các đơn vị về việc sử dụng số liệu thống kê để điều chỉnh, cải tiến nhằm nâng cao chất lượng  giáo trình (Báo cáo của các đơn vị về việc sử dụng số liệu thống kê để điều chỉnh, cải tiến nhằm nâng cao chất lượng giáo trình2014, 2015); (4.14.05)

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Hàng năm giáo trình dạy nghề của trường cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng, thái độ, tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học sát thực tế.

- Những tồn tại: Không có.

3. Kế hoạch: Không có.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 4.14 đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 4.15: Khi có sự thay đổi chương trình đào tạo, trường thực hiện đánh giá, cập nhật  và điều chỉnh nếu có đối với giáo trình đào tạo đảm bảo yêu cầu theo quy định.

1. Mô tả:

Nhà trường đã thực hiện việc thu thập ý kiến đánh giá và phân tích, đặc biệt nhấn mạnh các giáo trình cần biên soạn lại phù hợp với chương trình đào tạo nghề mà trước đây dùng làm tài liệu cho các lớp chuyên nghiệp. Giáo trình mới phải tuân thủ đúng yêu cầu của cục giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Quyết định thay thế bộ chủ quản  về công tác đào tạo đối với trường);(4.15.01),(Biên bản cuộc họp về đánh giá và biên soạn mới giáo trình năm 2017, 2018);(4.15.02).Thông báo của Ban  giám hiệu tới các Khoa chuyên môn về việc biên soạn mới giáo trình theo chương trình đào tạo các hệ đào tạo nghề (Thống kê các giáo trình phải biên soạn lại);(4.15.03). Năm 2017, 2018 tổ chức việc biên soạn  mới sao cho kịp thời với chương trình đào tạo nghề đã được duyệt.

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Chương trình dạy nghề đã được thông qua, đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm hoạt động nghề thực tế và có kinh nghiệm viết giáo trình, hệ thống sách tham khảo trong trường phong phú được cập nhật các tiến bộ khoa học và phù hợp với tình hình thực tế sản xuất. Ban giám hiệu cũng đã quan tâm và tạo điều kiện tính thêm khối lượng công tác trong năm cho cán bộ, giáo viên tham gia biên soạn mới giáo trình.

- Những tồn tại: Không có.

 3. Kế hoạch: Hết năm học 2018 có đầy đủ giáo trình biên soạn mới đưa vào giảng dạy.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 4.15 đạt: 01 điểm

Tự đánh giá tiêu chí 4, đạt: 15 điểm

 

 3.2.5. Tiêu chí 5 – Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và thư  viện

     Đánh giá tổng quát tiêu chí 5:

Mở đầu: Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc nằm ngay tại trung tâm thành phố Bảo Lộc – Lâm Đồng do vậy thuận lợi cho việc đi lại của học sinh sinh viên, giáo viên. Bên cạnh khuôn viên được quy hoạch tổng thể và chi tiết, cơ sở hệ thống hạ tầng kỹ thuật phù hợp, hệ thống phòng học lý thuyết, phòng thực hành, phòng thí nghiệm đảm bảo các điều kiện hoạt động đáp ứng quy mô đào tạo theo các nghề, trình độ đào tạo của trường. Để đảm bảo chất lượng đào tạo kỹ năng thực hành, nhà trường đã trang bị đầy đủ số lượng thiết bị, vật tư thực hành. Việc bảo trì, sửa chữa và bảo quản thiết bị thực hành được quy định của trường chính vì thế các thiết bị, đồ dùng dạy học luôn trong tình trạng hoạt động tốt, quá trình đào tạo nghề được đảm bảo.

Thư viện nhà trường được thành lập từ năm 1976 kế thừa từ thư viện cũ của trường “Quốc gia Nông Lâm Súc”, có chức năng tổ chức quản lý và thông tin tư liệu phục vụ công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của cán bộ, giáo viên, học sinh sinh viên trong toàn trường, trực thuộc phòng đào tạo.

Ngoài việc truy cập tài liệu tại thư viện, việc truy cập còn được thực hiện ở tất cả các phòng học và trong khuôn viên trường, nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc tra cứu thông tin liên quan đến chuyên môn cho tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên, qua hệ thống mạng LAN và WIFI. Hiện nay viên chức, giáo viên và học sinh sinh viên có thể truy cập, mượn sách tại thư viện điện tử trường thông qua địa chỉ website.

* Những điểm mạnh: Địa điểm của trường thuộc vùng Tây Nguyên nên cao ráo không khí trong lành, giao thông thuận tiện. Trường có đủ hệ thống phòng học lý thuyết, thực hành đảm bảo cho công tác đào tạo nghề, có hệ thống hồ sơ quản lý cấp phát, thu nhận trang thiết bị, hàng hóa, vật liệu rõ ràng. Có đủ các thiết bị thực hành cho các nghề đào tạo phù hợp với công nghệ hiện hành.

Thư viện của trường có đủ số lượng đầu sách cho giáo viên, HSSV và có hệ thống máy tính được nối mạng LAN và Internet; Thư viện trường có các thỏa thuận, hợp đồng ký kết trao đổi thông tin, tư liệu với các trường và đơn vị khác. Thư viện trường thường xuyên tổ chức giới thiệu sách, báo, tài liệu tham khảo, có hướng dẫn và tư vấn bạn đọc và duy trì hiệu quả hoạt động mạng lưới cộng tác viên thư viện.

* Những tồn tại và kế hoạch: Hiện tại, do quỹ đất của trường  nhiều nên trường tập trung quỹ đất dành cho việc học tập, quỹ đất dành cho vui chơi, giải trí, xây mới giảng đường  nhà làm việc, hệ thống ký túc xá sửa chữa nâng cấp hàng năm sạch, đẹp, an toàn, đáp ứng đủ cho học sinh sinh viên ở nội trú .

Hiện tại thư viện trường chưa khai thác hết chức năng của phần mềm điện tử trong việc tìm kiếm, lựa chọn và hiệu đính một số nguồn tài liệu phong phú trên mạng để cập nhật vào cơ sở dữ liệu của thư viện và kích hoạt các diễn đàn khoa học kỹ thuật từ cơ sở dịch vụ kỹ thuật bên ngoài nhằm giúp học sinh sinh viên giải đáp mọi thắc mắc trong việc học cũng như công việc thực tế sau khi ra trường. Để thực hiện tốt nhiệm vụ cung cấp thông tin đến bạn đọc, thư viện trường  mở rộng quan hệ với các trường đại học, cao đẳng, các doanh nghiệp cùng lĩnh vực để khai thác nguồn thông tin đa dạng, phong phú nhằm cập nhật được những thông tin cần thiết bổ sung cho thư viện nhà trường.

 

Tiêuchuẩn 5.1: Địa điểm xây dựngtrường phù hợp với quy hoạch chung của khu vực và mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, khu đất xây dựng cần đảm bảo yên tĩnh cho việc giảng dạy và học tập; giao thông thuận tiện và an toàn; thuận tiện cho việc cung cấp điện, nước, đảm bảo khoảng cách đối với các xí nghiệp công nghiệp thải ra chất độc hại; thực hiện theo quy định đặc thù của ngành nếu có.

a) Nền đất tốt, cao ráo, không bị úng, ngập và thuận tiện cho cung cấp điện, nước.

b) Bảo đảm khoảng cách an toàn đối với các cơ sở công nghiệp thải ra chất độc hại (tiếng ồn, bụi bặm, chất thải độc, ô nhiễm không khí, nguồn nước), bảo đảm an toàn, yên tĩnh cho giảng dạy và học tập.

1. Mô tả:

Chỉ số a

Trường được UBND tỉnh Lâm Đồng giao quyền sử dụng đất và tài sản nằm trên đất với 582.650 m2 (Giấy chứng nhận sử dụng đất);(5.1.01.a). Trường được xây dựng trên nền đất tốt, cao ráo, thuận tiện cho cung cấp điện, nước. Trường được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quan tâm đầu tư dự án nâng cấp sửa chữa qua các công trình sau: Công trình nâng cấp khu  nhà ký túc xá C3, C4, C5, nhà hiệu bộ A1 và xây mới khu A2,A3 và xây mới ký túc xá C6, nhà thi đấu thể thao 2, xưởng thực hành chế biến trà, xưởng thực hành thực tập điện, vườn thực hành trồng trọt và trại chăn nuôi vào năm 2004 đến 2010 (Quyết định đầu tư dự án sửa chữa cải tạo nâng cấp trường);(5.1.02.a); Xây lắp chính hệ thống biến áp, hệ thống truyền tải điện, hệ thống cấp thoát nước + hệ thống PCCC + hệ thống chống sét và đèn chiếu sáng trong khuôn viên trường );(5.1.03.a).

Vị trí nhà trường rất thuận tiện cho việc sử dụng điện của công ty Điện lực chi nhánh Lâm Đồng, sử dụng nước của công ty cấp nước Bảo Lộc ( Hợp đồng mua bán điện nước năm 2014, 2015, 2016);(5.1.04.a). Số điện, nước tăng dần mỗi năm theo số lượng HSSV học tại trường (Báo cáo công tác quản trị năm 2014, 2015,2016 - phần tình hình cung cấp điện, nước trường);(5.1.05.a)

Bảng tổng hợp các công trình kiến trúc của trường

STT

Tên

Số lượng (phòng)

Diện tích

(m2)

1

Phòng làm việc cán bộ, giảng viên

18

670

2

Giảng đường/ phòng học

38

8726

3

Phòng học máy tính

4

294

4

Phòng học ngoại ngữ

1

147

5

Phòng thí nghiệm, nuôi cấy mô

15

744

6

Xưởng thực tập, thực hành

17

24459

7

Thư viện

1

368

8

Ký túc xá

123

4560

9

Nhà thi đấu đa năng, sân bãi TDTT

2

13205

10

Trại thực hành CNTY

1

925

11

Trại thực nghiệm trồng trọt

 

23000

Tự đánh giá chỉ số 5.1.a: Đạt

Chỉ số b

Vị trí nhà trường nằm trong khu vực dân cư, diện tích rộng có diện tích cây rừng lớn (ảnh chụp trang Map.google.com.vn);(5.1.01.b) có hệ thống thoát nước trong trường tự xử lý và xa khu công nhiệp nhôm Bảo Lâm, khu công nghiệp Lộc Sơn nên không có khí thải độc hại, không có ô nhiễm nguồn nước. Hiện tại, trường đang sử dụng nguồn nước giếng khoan là chính. Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đến việc tạo môi trường yên tĩnh không có tiếng ồn phục vụ tốt cho việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh sinh viên do đó hệ thống cách âm bằng cửa kính cho khu vực phòng học vẫn duy trì. Vấn đề an toàn cho học sinh sinh viên được nhà trường quan tâm, đội ngũ bảo vệ, phòng công tác học sinh sinh viên thường xuyên tuần tra, giám sát nên tệ nạn ma túy, đánh nhau tại trường không xảy ra (Báo cáo công tác quản trị năm 2014, 2015,2016 - phần báo cáo tình hình an ninh trật tự);(5.1.02.b). Nhiều năm qua nhà trường đều được công nhận là công sở an toàn, văn minh, sạch đẹp và được Liên đoàn lao động Bảo Lộc công nhận trường là cơ quan đơn vị đạt chuẩn văn hóa 3 năm liền 2014, 2015, 2016 (Giấy công nhận Cơ quan đơn vị đạt chuẩn văn hóa 3 năm liền);(5.1.03.b).

Tự đánh giá chỉ số 5.1.b: Đạt

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Địa điểm trường rất thuận tiện cho việc đi lại, học tập, giảng dạy của người học, giáo viên, cán bộ quản lý và các hoạt động của nhà trường. Môi trường đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh, an toàn, yên tĩnh cho giảng dạy và học tập, rất phù hợp với quy hoạch chung của khu vực và mạng lưới cơ sở dạy nghề, giao thông rất thuận tiện.

- Những tồn tại: Không có.

3. Kế hoạch: Triển khai xây  dựng 2 nhà học tập 3 tầng và phấn đấu hoàn thành nhà làm việc 3 tầng trong năm 2018.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 5.1 đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 5.2:Quy hoạch tổng thể mặt bằng khuôn viên hợp lý, phù hợp với công năng và các yêu cầu giao thông nội bộ, kiến trúc và môi trường sư phạm; diện tích đất sử dụng, diện tích cây xanh đảm bảo theo quy định.

1.  Mô tả:

Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc là trường công lập nâng cấp từ trường Trung học Kỹ thuật và Dạy nghề Bảo Lộc vào ngày 19/5/2009, tới nay việc đầu tư cải tạo sửa chữa nâng cấp các công trình, tất cả các dự án đều phù hợp với quy hoạch chung của Thành phố, của Bộ và mạng lưới cơ sở dạy nghề (Quy hoạch tổng thể của thành phố Bảo Lộc);(5.1.01); (Quyết định số 2983/QĐ-BNN ngày 05/12/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về duyệt quy hoạch tổng thể mặt bằng trường);(5.2.02). Diện tích cây xanh được trồng xen kẽ với các công trình kiến trúc tạo môi trường cảnh quan xanh sạch đẹp. Dọc các trục đường nội bộ là các hàng cây râm mát có sắc màu theo mùa như Phượng vàng, Hoàng mai, Muồng đen… (Thống kê  các diện tích trồng cây hỗn hợp);(5.2.03).  

Địa điểm của trường thuận tiện cho các phương tiện đi lại như xe máy, xe ôtô và xe buýt toàn tuyến từ Bảo Lộc đến Đà Lạt. Hệ thống đường nội bộ trong trường phần lớn là đường nhựa  do vậy thuận lợi cho việc đi lại, vệ sinh trong khuôn viên trường. Nhà trường cũng đã phổ biến các thông tin về vị trí, địa điểm nhà trường trên các phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt là bản đồ điện tử trên Quốc lộ 20.

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Địa điểm trường rất thuận tiện cho việc đi lại, học tập, giảng dạy của người học, giáo viên, cán bộ quản lý và các hoạt động của nhà trường. Đường nội bộ sạch sẽ thoáng đãng mát mẻ, thuận tiện  cho việc di chuyển đi lại. Môi trường cảnh quan xanh, sạch, đẹp.

- Những tồn tại: Không có.

3. Kế hoạch: Không có.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 5.2 đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 5.3: Có đủ các khu vực phục vụ hoạt động của trường theo tiêu chuẩn; khu học tập và nghiên cứu khoa học (phòng học lý thuyết, phòng học thực hành, phòng thí nghiệm và phòng chuyên môn); khu thực hành (xưởng thực hành, thực tập, trại trường, vườn thí nghiệm); khu vực rèn luyện thể chất; khu hành chính quản trị, phụ trợ và khu phục vụ sinh hoạt cho người học và nhà giáo.

1. Mô tả:

Hệ thống hạ tầng xây dựng của trường nhà trường đảm bảo đáp ứng tốt cho mọi HSSV, giáo viên và cán bộ quản lý trong việc vận hành thiết bị thực hành, vận hành các phương tiện khác phục vụ cho việc điều hành, quản lý của tất cả các Phòng, Khoa, Bộ môn, Trung tâm (Thống kế diện tích sử dụng như nhà xưởng, phòng làm việc, ký túc xá  phục vụ đào tạo);(5.3.01). Cơ sở thực hành, trại thực tập rộng thoáng mát (Thống kê diện tích xưởng thực hành, thực tập, trại chăn nuôi trường, vườn thí nghiệm);(5.3.02), khu rèn luyện thể chất phong phú cả trong nhà lẫn ngoài trời đều được trang bị đầy đủ dụng cụ tập luyện trong cũng như ngoại khóa (Thống kê diện tích phòng tập thể chất);(5.3.03), khu vực hành chính quản trị bố trí trong một tòa nhà. Ngoài ra do tính chất công việc bố trí riêng biệt như Phòng Khảo thí – Kiểm định chất lượng, Phòng Công tác học sinh sinh viên, Phòng Quản trị tổng hợp, các Phòng  ban đều đầy đủ trang thiết bị phục vụ công tác điều hành và quản lý (Thống kê diện tích sử dụng, sơ đồ khu nhà làm việc);(5.3.04).

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Nhà trường có đầy đủ hệ thống hạ tầng sinh hoạt phục vụ tốt cho các hoạt động đào tạo;  Hệ thống cung cấp điện, nước, phòng cháy chữa cháy đáp ứng được nhu cầu vận hành của các trang thiết bị thực hành và các hoạt động khác.

- Những tồn tại: Không có.

3. Kế hoạch: Không có.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 5.3 đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 5.4: Hệ thông hạ tầng kỹ thuật của trường (đường giao thông nội bộ; hệ thống điện; cấp thoát nước, xử lý nước thải, chất thải; thông gió; phòng cháy chữa cháy) theo quy chuẩn và đáp ứng nhu cầu đào tạo, sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt; được bảo trì, bảo dưỡng theo quy định.

1.  Mô tả:

Trường có hệ thống điện đáp ứng nhu cầu hoạt động đào tạo, sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt. Hệ thống đường, điện quy hoạch theo sơ đồ  mạng  dẫn đến các Phòng, Khoa đảm bảo an toàn, mỹ quan và hiệu quả (Sơ đồ đường nội bộ, sơ đồ cung cấp điện năng toàn trường);(5.4.01); (Sơ đồ hệ thống điện tại các phòng xưởng thực hành);(5.4.02). Nhà trường sử dụng nguồn nước giếng khoan để sinh hoạt và có hệ thống cấp, thoát nước phù hợp đảm bảo nguồn nước sạch các phòng học  lý thuyết ,thực hành cần sử dụng nước tại chỗ . Ngoài ra, nhà trường còn cung cấp đủ nước tinh khiết phục vụ cho HSSV, giáo viên theo yêu cầu sử dụng (Sơ đồ phòng nước uống cho giáo viên, trạm trực lưu xá cấp nước cho HSSV và nước uống tại các nơi thực hành thực tập);(5.4.03). Các phòng thực hành được bố trí đầy đủ quạt hút gió đảm bảo không khí thoáng mát. Phòng thí nghiệm có hệ thống lọc khí đảm bảo sức khỏe cho giáo viên và HSSV. Nhà trường hợp đồng  thường xuyên với lao động  bên ngoài để phế liệu, rác thải thu được từ các bộ phận được  phân loại, rác thải sinh hoạt tập trung tại các thùng rác lớn có nắp đậy và được đổ rác mỗi ngày (Sơ đồ hệ thống thu gom rác, phế liệu, chất thải toàn trường);(5.4.04). Trường có kế hoạch định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng do Phòng Quản trị tổng hợp đảm nhiệm.

Nhà trường trang bị đầy đủ hệ thống phòng cháy chữa cháy theo quy định (Thống kê phương tiện PCCC năm 2014, 2015, 2016);(5.4.05); Quyết định thành lập Đội PCCC năm 2014, 2015, 2016);(5.4.06). Nhà trường thường xuyên tổ chức luyện tập cho Cán bộ viên chức và kiểm tra định kỳ thiết bị PCCC và được đội cảnh sát phòng cháy chữa cháy thành phố Bảo Lộc kiểm tra theo định kỳ.

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Hệ thống  kỹ thuật hạ tầng như đường nội bộ, hệ thống cung cấp điện, nước, phòng cháy chữa cháy đáp ứng được nhu cầu vận hành của các trang thiết bị thực hành và các hoạt động đào tạo khác trong toàn trường.

- Những tồn tại: Không có.

3. Kế hoạch: Không có.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 5.4 đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 5.5: Phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, phòng học chuyên môn hóa bảo đảm quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn cơ sở vật chất hiện hành và các yêu cầu công nghệ của thiết bị đào tạo.

1. Mô tả:

Trường qua các giai đoạn nâng cấp và đã có hệ thống phòng học lý thuyết, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, phòng học chuyên môn hoá đáp ứng quy mô đào tạo theo các ngành nghề, trình độ đào tạo bảo đảm quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn cơ sở vật gồm: 38 phòng học lý thuyết, 35 phòng thực hành, 1 bãi tập lái xe máy kéo (Sơ đồ các phòng học trường);(5.5.01); (Báo cáo thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề);(5.5.02); (Hồ sơ thiết kế , Hồ sơ hoàn công khu A2, A3, xưởng cơ khí, cơ điện, trại chăn nuôi);(5.5.03).

Việc lắp đặt, bố trí và bảo dưỡng các thiết bị chiếu sáng, thông gió cùng các phương

tiện dạy học đồng bộ, đầy đủ, kịp thời  đúng thiết kế  góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo của trường. Thiết bị, học cụ, mô hình mô phỏng trong các xưởng thực hành được bố trí gọn gàng, khoa học đảm bảo độ thông thoáng, thuận tiện cho việc vận chuyển, lắp đặt và vận hành (Sơ đồ bố trí thiết bị các phòng thực hành chuyên môn các Khoa, Bộ môn, Trung tâm tin học ngoại ngữ );(5.5.04). Các công trình đảm bảo quy chuẩn xây dựng và các yêu cầu ngăn cách, vệ sinh, kiến trúc cũng được thực hiện qua hồ sơ xây dựng (Thuyết minh thiết kế cơ sở: dự án cải tạo, xây mới trong  trường "thể hiện hồ sơ, thiết kế, hồ sơ thi công do công ty tư vấn xây dựng Nam Lâm Đồng);(5.5.05); (Bản vẽ sơ đồ thống kê số liệu diện tích các phòng học xây  mới 2017);(5.5.06). Quy hoạch nội bộ của trường thuận tiện cho việc lắp đặt vận chuyển thiết bị, nhà trường bố trí các phòng thực hành có thiết bị nặng cồng kềnh ở tầng trệt, đường nội bộ có kết cấu bê tông để xe tải chở thiết bị vào tận xưởng (Thống kê các bộ tiêu chuẩn trang thiết bị cho các xưởng  trường);(5.5.07).

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Trường có đầy đủ hệ thống phòng học lý thuyết, thực hành, nhà xưởng

đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế; Các thiết bị, dụng cụ trong các phòng học được bố trí hợp lý, phù hợp với quy hoạch, lắp đặt và vận hành; Hệ thống phòng học, nhà xưởng được trang bị đầy đủ ánh sáng, đảm bảo độ thông thoáng đúng tiêu chuẩn quy định.

- Những tồn tại: không có

3. Kế hoạch: không có

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 5.5 đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 5.6:  Trường có quy định về quản lý, sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị đào tạo.

1. Mô tả:

Các công trình nhà xưởng, phòng học lý thuyết, phòng học thực hành chuyên môn

được sử dụng đúng công năng và có quy định phân cấp quản lý, sử dụng, bảo dưỡng, đánh giá theo quy định về quản lý và bảo dưỡng hệ thống hạ tầng kỹ thuật (Quy định sử dụng, bảo dưỡng, đánh giá theo quy định về quản lý và bảo dưỡng hệ thống hạ tầng kỹ thuật );(5.6.01). Việc bảo trì thiết bị tại các Khoa, Bộ môn, Trung tâm thực hiện theo thủ tục kiểm soát thiết bị, giáo viên và HSSV tuân thủ đúng nội quy trong các xưởng, phòng thực hành (Thủ tục kiểm soát thiết bị);(5.6.02); (Nội quy xưởng thực hành);(5.6.03). Hằng nămPhòng Tài chính, kế toán xây dựng kế hoạch kiểm kê đánh giá tài sản ở tất cả các đơn vị trong toàn trường; ( Kế hoạch kiểm kế năm 2014, 2015, 2016);(5.6.04).

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Trường hàng năm có quy định cụ thể về việc sử dụng, quản lýhệ thống xưởng thực hành, trang thiết bị, phòng học tại trường một các hợp lý nhằm ổn định việc giảng dạy và học tập của học sinh sinh viên.

- Những tồn tại: Không có.

3. Kế hoạch: Không có.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 5.6 đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 5.7: Phòng học, giảng đường, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, phòng học chuyên môn hóa được sử dụng theo quy định hiện hành.

1. Mô tả:

Phòng  Quản trị tổng hợp có trách nhiệm kiểm tra thường xuyên các thiết bị phòng chống cháy nổ, vệ sinh tại các phòng học, phòng thực hành (Báo cáo kiểm tra việc sử dụng quản lý nhà xưởng thực hành thực tập năm 2014, 2015, 201 6 );(5.7.01). Bảo dưỡng nhà xưởng, phòng học theo kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng hàng năm đã đề ra. Đồng thời bảo trì bảo dưỡng cơ sở vật chất theo đề nghị của các Khoa chuyên môn, Bộ môn nhằm đảm bảo việc phục vụ tốt các hoạt động đào tạo của trường (Biên bản kiểm tra và sổ bảo trì có xác nhận của các bộ phận);(5.7.02).

Hằng năm, Phòng Tài chính, kế toán định kỳ kiểm kê, đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản theo quy định của nhà nước (Biên bản kiểm kê tài sản của phòng kế toán với các bộ phận 2014, 2015, 2016);(5.7.03).

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Nhà trường hàng năm có đánh giá phân tíchvề việc sử dụng, quản lý  hệ thống xưởng thực hành, trang thiết bị, phòng học tại trường một các hợp lý nhằm ổn định việc giảng dạy và học tập của HSSV.

- Những tồn tại: Không có.

3. Kế hoạch: Không có.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 5.7 đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 5.8:  Thiết bị đào tạo đáp ứng danh mục và tiêu chuẩn thiết bị tối thiểu theo yêu cầu đào tạo của từng trình độ đào tạo theo chuyên ngành hoặc nghề do cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định. Đối với các chuyên ngành hoặc nghề mà cơ quan  quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở Trung ương chưa ban hành danh mục và tiêu chuẩn thiết bị tối thiểu thì trường đảm bảo thiết bị đào tạo đáp ứng yêu cầu chương trình đào tạo, tương ứng quy mô đào tạo của chuyên ngành hoặc nghề đó.

a) Các thiết bị đào tạo chính đạt mức tương đương trình độ công nghệ của sản xuất, dịch vụ hiện tại. Bảo đảm chất lượng trang thiết bị, dụng cụ và tài liệu cho các hoạt động thực hành về chủng loại, công năng, các yêu cầu thông số kỹ thuật và mỹ thuật, các yêu cầu về sức khoẻ, vệ sinh và an toàn lao động.

b) Số lượng thiết bị đáp ứng đủ theo quy mô đào tạo, bảo đảm các tỷ lệ theo quy định

về người học/thiết bị thực hành chính, người học/phòng học chuyên môn, người học/bộ dụng cụ, tài liệu học tập theo cá nhân hoặc theo nhóm.

c) Các thiết bị có hồ sơ xuất xứ, năm, nước sản xuất rõ ràng và được quản lý, bảo dưỡng

thường xuyên và định kỳ bảo đảm tính đồng bộ của các trang thiết bị.

1.  Mô tả:

Chỉ số a

Hệ thống các thiết bị đào tạo chính của trường được trang bị phù hợp với chương trình đào

tạo cũng như các ngành nghề đào tạo của trường. Đa số các thiết bị trang bị mới hiện đại đáp úng nhu cầu thực tế hiện nay như: Bàn thực hành khí nén thuỷ lực; các mô hình mô phỏng quá trình, hệ thống máy tính kết hợp giảng dạy PLC; hệ thống tưới điều khiển từ xa; hệ thống đóng mở cổng tự động của Khoa cơ điện; các thiết bị thực hành chuyên về mạng máy tính, phần cứng máy tính; Các thiết bị điều khiển quá trình trong quá trình sản xuất công nghiệp: Máy tiện, phay CNC của bộ môn cơ khí; thiết bị, Kit thực nghiệm thực hành của bộ môn điện tử; thiết bị phun xăng điện tử của bộ môn ôtô…. Tất cả các danh mục thiết bị đều thể hiện đầy đủ nguồn gốc, xuất xứ, niên hạn cụ thể trong thủ tục kiểm soát thiết bị (Thủ tục kiểm soát thiết bị 2014,2015, 2016);(5.8.01.a).

Tất cả các thiết bị nhà trường trang bị gần đây đều thông qua đấu thầu, chào hàng cạnh tranh, qua thẩm định của cơ quan có thẩm quyền ( Hồ sơ đầu tư mua sắm thiết bị phục vụ đào tạo năm 2014, 2015, 2016);(5.8.02.a). Do đó các thiết bị đảm bảo tương đương trình độ công nghệ của sản xuất, dịch vụ hiện tại. Các thiết bị thực hành của nhà trường được lắp đặt theo đúng thiết kế của nhà sản xuất, được cam kết trong hợp đồng cung cấp thiết bị đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật và các yêu cầu về vệ sinh môi trường và an toàn lao động.

Tự đánh giá chỉ số 5.86.a: Đạt

Chỉ số b

Trang thiết bị của nhà trường được bổ sung theo ngành và theo quy mô đào tạo, số lượng

thiết bị đáp ứng đủ cho các ca thực hành từ 18 đến 25 HSSV với các nghề sửa chữa lắp đặt, đảm bảo mỗi HSSV thực hành trên một máy như các ngành Điện tử, Điện tử công nghiệp, Công nghệ thông tin. Riêng đối với thiết bị có công nghệ hiện đại, việc nhân bản hay đầu tư mới rất nhiều kinh phí nên việc thực hành  được chia ra từng nhóm nhỏ như hệ thống Test hư hỏng trên ô tô, máy phay CNC, máy tiện CNC, mô hình và xe ô tô (Danh mục thiết bị các nghề đào tạo tại trường 2014, 2015, 2016);(5.8.01.b). Đặc biệt, từ năm 2011 đến nay, nhà trường đã đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia cho các nghề của các Khoa Cơ điện, Khoa Công nghệ thông tin, Khoa Trồng trọt, Bộ môn Quản lý đất đai (Hồ sơ đầu tư mua sắm thiết bị phục vụ đào tạo  hàng năm);(5.8.02.b).

Ngoài ra, nhà trường còn lập danh mục đầu tư trang thiết bị trong dự án phát triển trường thành trường chất lượng cao với 7 nghề trọng điểm quốc gia (Dự án 7 nghề trọng điểm quốc gia chất lượng cao đến);(5.8.03.b).

Số lượng thiết bị các nghề: Điện công nghiệp, Công nghệ ô tô, Điện tử công nghiệp, Kỹ thuật sửa chữa - lắp ráp máy tính, Thiết kế đồ họa, Quản trị mạng của nhà trường cơ bản đã đáp ứng đủ theo thông tư 44/2009/TT-BLĐTBXH ngày 31 tháng 12 năm 2009, 28/2011/TT-BLĐTBXH ngày 19 tháng 10 năm 2011 và 18/2011/TT- BLĐTBXH ngày 08 tháng 08 năm 2011. Đối với các nghề khác, mặc dù chưa có quy định về danh mục thiết bị tối thiểu nhưng nhà trường đã đầu tư trang thiết bị đáp ứng được quy mô và mục tiêu của chương trình đào tạo.

Tự đánh giá chỉ số 5.8.b: Đạt

Chỉ số c

            Sau khi thiết bị, vật tư  được mua và bàn giao cho các Khoa, Bộ môn, Trung tâm thực hiện việc bảo trì, quản lý thiết bị theo thủ tục kiểm soát trang thiết bị (Thủ tục kiểm soát thiết bị);(5.8.01.c). Bên cạnh đó hàng năm việc kiểm kê và đánh giá hiệu quả sử dụng trang thiết đã được phòng Tài chính, kế toán thực hiện (Biên bản kiểm kê tài sản của Phòng kế toán với các bộ phận 2014, 2015, 2016);(5.8.02.c). Các thiết bị được bàn giao đến các Khoa, Bộ môn, Trung tâm quản lý sử dụng để đảm bảo hiệu quả và chủ động trong kế hoạch đào tạo (Biên bản bàn giao máy móc thiết bị);(5.8.03.c).

Tự đánh giá chỉ số 5.8.c: Đạt

2. Đánh giá

- Điểm mạnh: Nhà trường có đủ thiết bị thực hành cho các nghề đào tạo và phần lớn các

thiết bị thực hành chính được trang bị mới trong 5 năm trở lại đều hiện đại phù hợp với trình độ công nghệ của sản xuất, dịch vụ hiện tại. Các thiết bị trong trường được phân cấp quản lý phù hợp với quy mô và điều kiện học tập của người học.

- Những tồn tại: Không có.

3. Kế hoạch: Không có.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 5.8 đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 5.9: Thiết bị, dụng cụ phục vụ  đào tạo được bố trí hợp lý, an toàn, thuận tiện cho việc đi lại, vận hành, bảo dưỡng và tổ chức hướng dẫn thực hành; đảm bảo các yêu cầu sư phạm, an toàn vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường.

1. Mô tả:

Các trang thiết bị dụng cụ ở các Khoa chuyên môn, Bộ môn quản lý đất đai, Trung tâm Tin học ngoại ngữ được bố trí hợp lý theo từng chủng loại, đảm bảo an toàn, thuận tiện cho việc đi lại, vận hành, bảo dưỡng và tổ chức hướng dẫn thực hành (Sơ đồ bố trí thiết bị các phòng thực hành chuyên môn các Khoa, Bộ môn, Trung tâm);(5.9.01).

Các máy móc, thiết bị của các xưởng thực hành đảm bảo tính thẩm mỹ như thẩm mỹ công nghiệp, thẩm mỹ nghề nghiệp và sư phạm. Việc lắp đặt và bố trí các thiết bị đảm bảo tính an toàn và vệ sinh công nghiệp, các thiết bị liên quan đến an toàn đều được các bộ phận kiểm định định kỳ (Báo cáo đánh giá về: Bố trí trang thiết bị, mỹ thuật công nghiệp, an toàn, vệ sinh công nghiệp trong lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng trang thiết bị);(5.9.02). Do đó các điều kiện của phòng thực hành đảm bảo các yêu cầu vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường và trong các xưởng thực hành, phòng thí nghiệp đều có bảng nội quy (Nội quy các xưởng thực hành,phòng thí nghiệm, trại thực hành thực tập, phòng máy vi tính);(5.9.03).

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Trang thiết bị tại các xưởng được sắp xếp Khoa học, hợp lý tạo ra không gian học tập an toàn hiệu quả và thuận tiện khi thực hành.

- Những tồn tại: Không có.

3. Kế hoạch: Không có.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 5.9 đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 5.10: Trường có quy định về quản lý, sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị đào tạo, trong đó có quy định về  việc định kỳ đánh giá và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị đào tạo.

1. Mô tả:

Nhà trường phân cấp cho phòng Tài chính, kế toán hướng dẫn sổ sách cho các đơn vị sử dụng vật tư , trang thiết bị và phòng Quản trị tổng hợp thực hiện quản lý, theo dõi việc sử dụng thông qua hệ thống sổ sách quản lý tại các Khoa - Phòngmua, thu nhận vật tư, thiết bị mang tính thường xuyên. (Quy định về quản lý việc mua, thu nhận trang thiết bị, hàng hóa vật tư thực hành);(5.10.01); (Tổng hợp các biên bản bàn giao vật tư, trang thiết bị của các Khoa, Bộ môn, Trung tâm);(5.10.02). Mỗi Phòng, Khoa chuyên môn đều có cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm thực hiện việc đề xuất mua sắm vật tư thực hành và quản lý.

Hàng năm nhà trường thực hiện kế hoạch kiểm kê tài sản, đánh giá lại hiện trạng sử dụng

và có kế hoạch thay thế những thiết bị cũ, hư hỏng, lạc hậu theo quy trình mua sắm thiết bị (Quy trình mua sắm thiết bị);(5.10.03) và sổ theo dõi bảo trì, sửa chữa máy móc thiết bị theo thời gian sử dụng (Sổ nhật ký theo dõi việc sử dụng vật tư trang thiết bị của phòng thực hành trong các Khoa chuyên môn, Bộ môn, Trung tâm);(5.10.04).

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Nhà trường có quy trình , quy định mua xắm vật tư  thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy thực hành đúng, thuận tiện và hiệu quả.

- Những tồn tại: Không có.

3. Kế hoạch: Không có.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 5.10 đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn  5.11:Thiết bị  đào tạo có hồ sơ quản lý rõ ràng, được sử dụng đúng công năng, quản lý, bảo trì, bảo dưỡng theo quy định của trường và nhà sản xuất; hàng năm đánh giá và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng theo quy định.

1. Mô tả:

Các hồ sơ thiết bị có nguồn gốc về xuất xứ, năm, nước sản xuất được quy định rõ trong quy trình mua hàng theo hệ thống quản lý của trường (Quy trình mua sắm trang thiết bị);(5.11.01). Quy trình này được kiểm soát bởi phòng Tài chính, kế toán. Sau khi thiết bị, máy móc được  đấu thầu mua và đơn vị trúng thầu bàn giao cho các Khoa, Bộ môn, Trung tâm tin học ngoại ngữ thực hiện sử dụng , bảo trì, quản lý  thiết bị theo thủ tục kiểm soát trang thiết bị (Thủ tục kiểm soát thiết bị);(5.11.02). Bên cạnh đó hàng năm việc kiểm kê và đánh giá hiệu quả sử dụng trang thiết đã được phòng kế toán thực hiện (Biên bản kiểm kê, đánh giá  tài sản của phòng kế toán với các bộ phận 2014, 2015, 2016);(5.11.03). Các thiết bị được bàn giao đến các Khoa, Bộ môn, Trung tâm quản lý sử dụng để đảm bảo hiệu quả và chủ động trong kế hoạch đào tạo (Biên bản bàn giao máy móc thiết bị); (5.11.04).

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Các thiết bị thực hành chính được trang bị thông qua quy trình, có hồ sơ rõ ràng, hàng năm có đánh giá việc sử dụng; Các thiết bị trong trường được phân cấp quản lý phù hợp với quy mô và điều kiện học tập của người học.

- Những tồn tại: Không có.

 3. Kế hoạch: Không có.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 5.11 đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 5.12: Trường có định mức tiêu hao vật tư hoặc định mức kinh tế - kỹ thuật trong đào tạo và có quy định về quản lý, cấp phát, sử dụng vật tư, phục vụ đào tạo; tổ chức thực hiện theo quy định đảm bảo kịp thời, đáp ứng kế hoạch và tiến độ đào tạo; vật tư được bố trí sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp thuận tiện cho việc bảo quản và sử dụng.

1. Mô tả:

Nhà trường phân cấp cho Phòng đào tạo thực hiện quản lý theo kế hoạch thực hành, thực tập với định mức cụ thể đã được duyệt đầu năm học cho từng môn học (Kế hoạch sử dụng vật tư các môn học);(5.12.01);phòng kế toán  theo dõi việc cấp phát, thu nhận vật tư, thiết bị thông qua hệ thống sổ sách quản lý tại các Khoa , Bộ môn và Trung tâm tin học ngoại ngữ;(Quy định về quản lý việc cấp phát, thu nhận vật tư, hàng hóa  thực hành);(5.12.02). Mỗi Phòng, Khoa chuyên môn đều có một cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm thực hiện việc  mua sắm vật tư thực hành  theo kế hoạch  đáp ứng  kịp thời việc thức hành của HSSV (Biên bản nghiệm thu vật tư dùng để thực hành cho các môn học thực hành);(5.12.03) . Vật tư sắp xếp gọn gàng ngăn nắp như mua phân bón khoa Trồng trọt, sắt thép của tổ bộ môn Cơ khí thuộc khoa Cơ điện.

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Nhà trường có quy trình mua vật tư thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy thực hành đúng quy định, thuận tiện và hiệu quả, vật tư sắp xếp gọn gàng ngăn nắp.

- Những tồn tại: Không có.

 3. Kế hoạch: Không có.

          4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 5.12 đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 5.13: Trường có thư viện bao gồm phòng đọc, phòng lưu trữ bảo đảm theo tiêu chuẩn thiết kế. Thư viện có đủ chương trình, giáo trình đã được trường phê duyệt, mỗi loại giáo trình đảm bảo tối thiểu 05 bản in.

a) Có đủ số lượng, chủng loại giáo trình, sách báo, tài liệu chuyên môn, báo, tạp chí chuyên ngành phù hợp với các nghề đào tạo. Trung bình có 5-10 đầu sách/người học.

b) Các loại sách chuyên môn và giáo trình chính được xuất bản hoặc biên soạn trong những năm gần đây (3 năm đối với giáo trình và từ 3-5 năm đối với sách chuyên môn, chuyên khảo, tài liệu kỹ thuật tùy thuộc vào từng nghề đào tạo)

c) Có phòng đọc thư viện bảo đảm theo tiêu chuẩn như có chỗ ngồi đáp ứng yêu cầu tối

thiểu cho 10% tổng số HSSV và 20% cán bộ, giáo viên; diện tích phòng đọc đảm bảo 1,5m2/chỗ đọc đối với thư viện điện tử).

1.  Mô tả:

Chỉ số a:

Trường đã thực hiện lên kế hoạch cho các Khoa, Trung tâm tin học ngoại ngữ, 2 bộ môn cập nhập tài liệu điện tử, mua sắm thêm các đầu sách chuyên ngành. Do đó đến nay, thư viện trường đã được bổ sung nhiều đầu sách chuyên ngành, sách tham khảo, đồ án môn học, đồ án tốt nghiệp, sách điện tử, bài giảng điện tử, đề thi tay nghề các cấp, các bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề. Do đó, hiện nay thư viện trường đã có 3574 đầu sách với 18186 cuốn, tài liệu đủ số lượng, chủng loại giáo trình, sách báo, tài liệu chuyên môn, báo, tạp chí chuyên ngành phù hợp với các nghề đang đào tạo (Danh mục giáo trình, sách báo, tài liệu chuyên môn, báo chí, tạp chí);(5.13.01.a). Với lưu lượng khoảng 1600 học sinh sinh viên và 92 giáo viên, cán bộ viên chức đến thư viện trường hằng năm và đảm bảo được 5-10 đầu sách/ người đọc;(Bảng thống kê tỷ lệ  HSSV trên số lượng đầu sách của nhà trường);(5.13.02.a).

Tự đánh giá chỉ số 5.13.a: Đạt

Chỉ số b:

Thư viện được cập nhật, bổ sung các tài liệu giảng dạy (giáo trình) mới hoặc giáo viên nhà trường biên soạn lại từ giáo trình bên ngoài, các đề thi khu vực, đồ án tốt nghiệp, các bộ tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng nghề quốc gia… để phục vụ kịp thời tài liệu tham khảo trong khoá học của HSSV phù hợp với các nghề đang đào tạo tại trường (Bảng thống kê số lượng, chủng loại, tài liệu, sách chuyên ngành, sách điện tử, báo, tạp chí chuyên ngành phù hợp với nghề đào tạo);(5.13.01.b)

Tự đánh giá chỉ số 6.1.b: Đạt

Chỉ số c:

Thư viện trường với diện tích 368m2 (Bản vẽ thiết kế, xây dựng phòng thư viện);(5.13.01.c) với khoảng 130 chỗ ngồi tương đương với diện tích 1,5m2 - 1,8 m2/ chỗ đọc do đó việc đảm bảo đáp ứng 10% số HSSV và 20% số viên chức, giáo viên (Danh sách giáo viên cơ hữu, thỉnh giảng các hệ đào tạo);(5.13.02.c ), tại thư viện có thể sử dụng 02 loại hình đọc (sách quyển và sách điện tử). Ngoài ra việc truy cập tài liệu còn được thực hiện ngay tại các phòng học, các Phòng chức năng, Khoa, Bộ môn, Trung tâm tin học ngoại ngữ nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi để tra cứu thông tin thư viện cho tất cả HSSV, cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường thông qua hệ thống LAN, WIFI. Thư viện cũng cung cấp đường link liên kết với website của trường nên người dùng có thể truy cập thông tin thư viện bên ngoài trường  qua mạng internet.

Tự đánh giá chỉ số 5.13.c: Đạt

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Nhà trường có đủ số lượng giáo trình, tài liệu, sách báo, tạp chí phù hợp

với các nghề đào tạo, đáp ứng nhu cầu sử dụng của giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học; Thư viện trường đã trang bị một phòng đọc sách  với nhiều sách quyển và hệ thống thông tin điện tử phục vụ tại chỗ nhu cầu bạn đọc bằng mạng có dây và không dây.

- Những tồn tại: So với quy mô tuyển sinh của trường và sự phát triển khoa học công

nghệ rất nhanh của xã hội thì các đầu sách tham khảo, giáo trình của trường đôi khi chưa cập nhật kịp thời và đồng bộ cho tất cả các ngành đào tạo.

3. Kế hoạch: Trường đẩy nhanh tiến độ cập nhật giáo trình và tài liệu tham khảo cho 07 nghề trọng điểm cấp quốc gia.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 5.13 đạt: 01 điểm.

 

Tiêuchuẩn 5.14: Tổ chức hoạt động, hình thức phục vụ của thư viện trường phù hợp với nhu cầu tra cứu của cán bộ quản lý, nhà giáo và người học.

1. Mô tả:

Thư viện trường không ngừng đổi mới phương thức phục vụ bạn đọc như gửi phiếu

yêu cầu tìm sách, truy cập thư viện điện tử, với hình thức truy cập tài liệu điện tử tại phòng hay trong khuôn viên trường nhờ có hệ thống mạng không dây.

Định kỳ hàng quí, năm thư viện trường đều tổ chức các buổi giới thiệu các loại sách

báo, giáo trình, tài liệu, tạp chí mới phục vụ cho việc giảng dạy và nghiên cứu của viên chức, giáo viên và HSSV thông qua kế hoạch giới thiệu và thống kê giới thiệu tài liệu và sách báo mới cho bạn đọc (Kế hoạch giới thiệu tài liệu và sách báo mới cho bạn đọc);(5.14.01);(Lịch làm việc của thư viện);(5.14.02);( Thống kê giới thiệu tài liệu và sách báo mới cho bạn đọc);(5.14.03). Hàng năm, thư viện trường đã tổ chức tư vấn, hỗ trợ bạn đọc qua các hội nghị chuyên đề, triển lãm giới thiệu sách về các chủ đề được bạn đọc quan tâm (Kế hoạch hoạt động tổ chức tư vấn, hỗ trợ bạn đọc; Hội nghị bạn đọc; Hội nghị chuyên đề, triển lãm giới thiệu sách thư viện);(5.14.04).

Mọi nỗ lực trong việc đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường cho thư viện đều nhằm mục đích không ngừng nâng cao chất lượng cho công tác phục vụ bạn đọc. Đó cũng chính là giải pháp đem lại hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường. Toàn bộ số liệu về công tác phục vụ bạn đọc như tra cứu, nhân bản, trao đổi, tóm tắt tài liệu được thể hiện qua (Thông tin về người dùng tin và số lượng tài liệu phục vụ từ năm 2014, 2015, 2016); (5.14.05); Hướng dẫn tra cứu tại thư viện (Hướng dẫn tra cứu tại thư viện, nội dung tóm tắt các tài liệu);(5.14.06) .

 Nhà trường  có  kế hoạch tổ chức và duy trì hoạt động quản lý sách, tài liệu bằng phầm mềm thư viện Libob 60. Trường có mạng lưới cộng tác viên thư viện bên ngoài (Kế hoạch tổ chức và duy trì hoạt động mạng lưới cộng tác viên thư viện);(5.14.07). Căn cứ vào các bản ghi nhớ với các trường Cao đẳng, Đại học trong và ngoài khu vực, thư viện đã thực hiện tổ chức và duy trì hiệu quả hoạt động mạng lưới cộng tác viên của thư viện thể hiện qua báo cáo hoạt động của mạng lưới cộng tác viên thư viện hàng năm (Báo cáo hoạt động của mạng lưới cộng tác viên thư viện hàng 2014, 2015, 2016);(5.14.08).

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Thư viện trường đã có những biện pháp khuyến khích người học, giáo

viên, cán bộ công nhân viên khai thác các tài liệu của thư viện qua việc tổ chức giới thiệu tài liệu và sách báo mới, tư vấn, hỗ trợ bạn đọc đúng kế hoạch. Khai thác được nguồn lực từ đội ngũ công tác viên của thư viện một cách tích cực và hiệu quả.

- Những tồn tại: Không có.

3. Kế hoạch: Không có

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 5.14  đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 5.15: Trường có thư viện điện tử, có phòng máy tính đáp ứng nhu cầu tra cứu, truy cập thông tin của nhà giáo và người học; các giáo trình, tài liệu tham khảo của trường được số hóa và tích hợp với thư viện điện tử phục vụ hiệu quả cho hoạt động đào tạo.

1. Mô tả:

Trường có thư viện điện tử, số lượng máy tính  phục vụ cho nhu cầu giảng dạy của giáo viên, học tập của HSSV và quản lý đào tạo cơ bản  đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Hệ thống kết nối internet băng thông rộng, mạng LAN thông tin nội bộ thông suốt đến các Phòng, Khoa và các phòng chuyên môn, mạng Wifi phủ sóng ở khu nhà hiệu bộ và giảng đường lớp học phục vụ tương đối tốt nhu cầu thông tin hai chiều và khai thác tài liệu phục vụ công tác, giảng dạy, học tập của cán bộ, giáo viên và HSSV (Sơ đồ hệ thống mạng internet);(5.15.01).

Nhà trường hiện nay có tổng số 214 bộ máy tính, trong đó có 184 bộ máy tính phục vụ công tác giảng dạy và học tập, 30 bộ máy tính phục vụ cho công tác quản lý, điều hành và tra cứu thông tin (Số thống kê số lượt truy cập thông tin qua hệ thống mạng nội bộ trường 2014, 2015, 2016);(5.15.02).Các  máy tính của  trường đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu đọc tài liệu, tra cứu thông tin cho tất cả các chuyên ngành đào tạo theo chương trình đào tạo (Thống kê số lượt truy cập các trang web chuyên ngành năm 2015,2016);(5.15.03).

Hàng năm, nhà trường còn tiến hành kiểm kê, đánh giá chất lượng  việc số hóa tài liệu và lưu trữ vào máy chủ của thư viện từ đó tạo điều kiện  tiện lợi  cho giáo viên, HSSV  sử dụng dữ liệu ở mọi lúc mọi nơi (Thống kê số tài liệu học tập được số hóa năm 2014, 2015, 2016);(5.15.04).

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Trường có thư viện điện tử, có  hệ thống  máy tính đáp ứng nhu cầu tra cứu, truy cập thông tin của giáo viên và HSSV; Các giáo trình, tài liệu tham khảo của trường được số hóa và tích hợp với thư viện  phục vụ hiệu quả cho hoạt động đào tạo.

           - Những tồn tại:Phần mềm chuyên ngành còn hạn chế, chưa thật sự có hiệu quả.

3. Kế hoạch: Không có.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 5.15 đạt: 01 điểm.

Tự đánh giá tiêu chí 5, đạt: 15 điểm

    

3.2.6. Tiêu chí 6. Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế

              Đánh giá tổng quát tiêu chí 6:

      Mở đầu

Nhiêm vụ trọng tâm của nhà trường là đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển nông nghiệp nông thôn ở các tỉnh vùng Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ và một số tỉnh miền Đông Nam Bộ. Song song với nhiệm vụ đào tạo thì việc nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ vào sản xuất cũng là những nhiệm vụ rất quan trọng của nhà trường. Những hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ của nhà trường đã và đang đóng góp vào sự phát triển của ngành nông nghiệp vùng Tây Nguyên và cả nước. Nhà trường đã triển khai thực hiện thành công nhiều đề tài/dự án từ cấp cơ sở đến cấp Tỉnh, cấp Bộ, cấp Nhà nước nhằm giải quyết những vấn đề cấp thiết của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, đáp ứng được yêu cầu của các địa phương và các cơ sở sản xuất ở vùng Tây Nguyên góp phần khẳng định thương hiệu của nhà trường trong xã hội hiện nay.

Một nguyên nhân quan trọng tạo nên những thành tựu trong hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ của nhà trường là định hướng nghiên cứu cho từng giai đoạn với những mục tiêu, nội dung, lộ trình và giải pháp cụ thể. Kế hoạch và định hướng hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đã được xây dựng dựa trên chiến lược phát triển của nhà trường từ 2010 đến năm 2015 và tầm nhìn 2020 dựa vào các chương trình trọng điểm của nhà nước về giáo dục đào tạo, về nông nghiệp và phát triển nông thôn, các yêu cầu của các địa phương, các cơ sở sản xuất, cũng như xu thế phát triển khoa học công nghệ hiện nay.

Để có cái nhìn tổng thể cho những họat động khoa học công nghệ trong thời gian qua và định hướng cho những năm tới, cần có những đánh giá để thấy những điểm mạnh và hạn chế của nhà trường dựa trên những mức đạt được qua công tác tự đánh giá của tiêu chí này.

* Những điểm mạnh: Nhà trường có chính sách khuyến khích cán bộ giáo viên nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; Nhà trường đã xây dựng được hệ thống các văn bản pháp quy liên quan đến công tác nghiên cứu khoa học đồng thời thành lập được hội đồng khoa học để hướng dãn, đánh giá các đề tài khoa học từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên, HSSV tham gia nghiên cứu khoa học và phát huy sáng kiến; Hàng năm, nhà trường đều dành một khoản kinh phí nhất định để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và phát huy sáng kiến trong cán bộ, giáo viên, HSSV.

* Những tồn tại và kế hoạch: Nguồn kinh phí của nhà trường dành cho công tác nghiên cứu khoa học còn hạn chế; Nhà trường tiếp tục chỉnh sửa hệ thống văn bản quy trình thực hiện nghiên cứu khoa học, các tiêu chuẩn xét duyệt, nghiệm thu đề tài/dự án nghiên cứu khoa học, các văn bản quy định tỷ lệ kinh phí hàng năm dành cho nghiên cứu khoa học.

 

Tiêuchuẩn 6.1: Trường có chính sách và thực hiện các chính sách khuyến khích cán bộ quản lý, nhà giáo và nhân viên tham gia nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo.

1. Mô tả:

Công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ là một trong những vấn đề hết sức quan trọng hiện nay đối với giáo viên, cán bộ, học sinh sinh viên trong việc bồi dưỡng, nâng cao kinh nghiệm và tay nghề phục vụ tốt hơn trong công tác giảng dạy, học tập tại trường và thực tế sản xuất hiện nay. Do vậy, trong thời gian vừa qua nhà trường tập trung đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học cho cán bộ viên chức trong toàn trường đồng thời đề ra những chính sách ưu đãi đối với cá nhân, tập thể tham gia nghiên cứu khoa học như: khen thưởng, hỗ trợ kinh phí cho các đề tài nghiên cứu có tính thực tiễn cao, phục vụ cho công tác giảng dạy và quản lý hoạt động đào tạo. Ngoài ra, nhà trường cũng đẩy mạnh việc chuyển giao khoa học công nghệ trong giảng dạy, sản xuất hiện nay như biên soạn giáo trình đạt chuẩn, nghiên cứu chế tạo các mô hình, thiết bị dạy học (Quy định về việc học tập nâng cao trình độ của trường);(6.1.01); (Quy định về việc nghiên cứu khoa học của trường);(6.1.02); (Báo cáo về việc thực hiện kết quả khuyến khích giáo viên nghiên cứu Khoa học, chuyển giao công nghệ hàng năm);(6.1.03).

Nhà trường đã thành lập hội đồng khoa học do một phó phòng đào tạo phụ trách để hướng dẫn, đánh giá các đề tài, sáng kiến đồng thời tham mưu cho nhà trường về công tác nghiên cứu khoa học. Hàng năm nhà trường trích một phần kinh phí để chi cho các đề tài nghiên cứu Khoa học cấp cơ sở và nguồn kinh phí này được nêu rõ trong quy chế chi tiêu nội bộ (Quy chế chi tiêu nội  bộ của trường 2014, 2015,2016);(6.1.04).

 2. Đánh giá:

- Điểm mạnh:  Nhà trường có chính sách khuyến khích cán bộ giáo viên nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; Nhà trường đã xây dựng được hệ thống các văn bản pháp quy liên quan đến công tác nghiên cứu khoa học đồng thời thành lập được hội đồng khoa học để hướng dãn, đánh giá các đề tài khoa học từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên, HSSV tham gia nghiên cứu khoa học và phát huy sáng kiến; Hàng năm, nhà trường đều dành một khoản kinh phí nhất định để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và phát huy sáng kiến trong cán bộ, giáo viên, HSSV. 

- Những tồn tại: Nguồn kinh phí của nhà trường dành cho công tác nghiên cứu khoa học còn hạn chế; Nhiều cán bộ giáo viên còn thờ ơ với công tác nghiên cứu khoa học.

3. Kế hoạch: Nhà trường tiếp tục chỉnh sửa hệ thống văn bản quy trình thực hiện nghiên cứu khoa học, các tiêu chuẩn xét duyệt, nghiệm thu đề tài/dự án nghiên cứu khoa học, các văn bản quy định tỷ lệ kinh phí hàng năm dành cho nghiên cứu khoa học.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 6.1 đạt: 01điểm

 

Tiêuchuẩn 6.2: Hằng năm, trường có đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến  từ cấp trường trở lên phục vụ thiết thực công tác đào tạo của trường (ít nhất 01 đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến đối với trường trung cấp, ít nhất 02 đề tài nghiên cứu khoa học, sang kiến cải tiếnđối với trường cao đẳng).

1. Mô tả:

           Tất cả các đề tài/dự án từ cấp trường, cấpTỉnh đến cấp Bộ được thực hiện trong giai đoạn 2013-2015  đều gắn với mục tiêu, chương trình của các ngành học (Mục tiêu, chương trình các ngành học 2013-2015);(6.2.01), trong đó có nhiều đề tài thuộc chương trình đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng đào tạo như các quy trình công nghệ mới về sản xuất nấm ăn. Báo cáo các dự án được hội đồng đánh giá cao (Báo cáo Khoa học 2013-2015);(6.2.02).

Tên đề tài/dự án thực hiện trong giai đọan 2013-2015

Cấp

Tên đề tài/dự án

Cấp bộ

1.Đề tài nhánh

So sánh và khảo nghiệm các dòng cà phê vô tính chín muộn tại Tây Nguyên

2. Đề tài

Xây dựng chương trình dạy nghề chăn nuôi cừu cho nông dân

3. Đề tài

Xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia nghề trồng rau

4.Đề tài

Xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia nghề kỹ thuật dâu tằm tơ

Cấp tỉnh

1. Dự án

Xây dựng mô hình và nhân rộng cây ăn quả tại 3 huyện phía nam Lâm Đồng

2. Dự án

Xây dựng nhân rộng mô hình trồng nấm ăn và nấm dược liệu tại Bảo Lộc - Lâm Đồng

Cấp trường

1. Đề tài

Đánh giá hiệu lực của hoạt chất Ethoprophos, Cacbosulfan, Abamectin phòng trừ tuyến trùng gây hại trên cây cà phê tại Bảo Lộc - Lâm Đồng

2. Đề tài

Đánh giá hoạt lực của hoạt chất Siprotetramat, Ethoprophos, Cytokinin phòng trừ tuyến trùng gây hại trên cây cà phê tại Bảo Lộc - Lâm Đồng

3. Đề tài

Nghiên cứu chọn tạo giống cà phê vối chất lượng cao cho Tây Nguyên

4. Đề tài

Biện pháp phòng trừ cỏ gấu bằng hóa chất trừ cỏ tại vườn tiêu bản Khoa Trồng trọt

5. Đề tài

Đánh giá hiệu lực phòng trừ rầy xanh, bọ trĩ hại chè của một số loại thuốc hóa học tại Bảo Lộc

6. Đề tài

Đánh giá khả năng phát triển của nấm ký sinh Metalizum gây hại trên sâu.

7. Đề tài

Đánh giá thực trạng xử lý chất thải trong cơ sở chăn nuôi tại Bảo Lộc

 

2. Đánh giá:

- Những điểm mạnh: Tất cả các đề tài/dự án đều gắn với mục tiêu, nội dung đề ra từ đó đưa ra kết luận chính xác làm giảm thiệt hại trong sản xuất và tăng hiệu quả kinh tế. Hoạt động nghiên cứu khoa học đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nhà trường trong việc liên kết với các trường đại học, các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp trong nước…

- Những tồn tại: Số lượng đề tài/dự án hằng năm còn khiêm tốn; Kinh phí triển khai của các đề tài/dự án còn hạn chế; Số lượng đề tài/dự án của sinh viên chưa có; Sự liên kết với các trường Đại hộc, viện nghiên cứu, các doanh nghiệp chưa được đảm bảo vững chắc bằng các văn bản thỏa thuận hợp tác.

3. Kế hoạch:

Nâng cao chất lượng các đề tài nghiên cứu khoa học phù hợp với yêu cầu sản xuất hiện nay từ đó thu hút nguồn kinh phí từ các cơ quan, doanh nghiệp, địa phương nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác sản xuấ kinh doanh; Đề ra những giải pháp hữu hiệu  nhằm xúc tiến việc ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu với các đối tác trong nước và nước ngoài; Có kế họach và giải pháp thu hút HSSV tham gia nghiên cứu và tự nghiên cứu.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 6.2 đạt: 01điểm

 

Tiêuchuẩn 6.3: Hằng năm, trường có các bài báo, ấn phẩm của nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động đăng trên các báo, tạp chí khoa học ở trong nước hoặc quốc tế.

1. Mô tả:

Việc đăng tải các bài báo trên các tạp chí chuyên ngành ở trong và ngoài nước là một cách hữu hiệu để trao đổi thông tin khoa học công nghệ và công bố các kết quả nghiên cứu, đây là nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển của nhà trường hiện nay. Tuy nhiên, việc đăng báo mới chỉ dừng lại ở một số giáo viên và số lượng bài báo đã được đăng tải trên các báo, tạp chí chuyên ngành ở trong và ngoài nước từ 2012-2015 còn hạn chế;(Địa chỉ và nội dung các ấn phẩm đã được đăng );(6.3.01).

 

m

Bài báo

Giáo viên viết

Trong nước

Ngoài nước

2012

 

x

Phạm Cân

2013

x

 

Phạm cân

2014

x

x

Tào Anh Khôi

2015

x

 

Tạ Thị Thùy Mai

         

Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ giảng viên đã không ngừng nỗ lực trong công tác biên soạn tài liệu, giáo trình, bài giảng để phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và đến nay nhà trường đã xuất bản được 30 giáo trình khác nhau thuộc lĩnh vực nông nghiệp và kinh tế. Các giáo trình do cán bộ và giáo viên biên soạn không chỉ được sử dụng trong phạm vi nhà trường mà còn được sử dụng rộng rãi trong công tác đào tạo ở nhiều cơ sở giáo dục và đào tạo khác; (Các giáo trình môn học của trường được các cơ sở dạy nghề sử dụng để giảng dạy2014, 2015, 2016);(6.3.02).

            Nhà trường đã tiến hành hợp tác khảo nghiệm các hợp đồng về giống cây trồng, phân bón và các loại thuốc bảo vệ thực vật với các tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài nước  (Báo cáo kết quả khảo nghiệm thuốc bảo vệ thức vật, phân bón Nano Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan);(6.3.03)

2. Đánh giá:

- Những điểm mạnh : Nhà trường đã có các bài báo, công trình nghiên cứu được đăng trên các tạp chí khoa học trong và ngoài nước; Có giáo trình, bài giảng, tài liệu giảng dạy và học tập phục vụ đắc lực cho công tác đào tạo, chuyển giao công nghệ hiện nay.

- Những tồn tại: Số lượng ấn phẩm còn ít; Kinh phí triển khai các ấn phẩm chưa thu hút được các nhà khoa học. 

3. Kế hoạch: không có

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 6.3 đạt: 01điểm

 

Tiêuchuẩn 6.4: Các đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến của  trường được ứng dụng thực tiễn.

1. Mô tả:

Các kết quả nghiên cứu khoa học được ứng dụng trong công tác quản lý, nâng cao chất lượng dạy nghề và ứng dụng vào thực tiễn của trường được thể hiện qua các sản phẩm và ứng dụng sau:

- Hồ sơ thiết kế thi công mô hình học cụ các Khoa Cơ điện (Kế hoạch triển khai thực hiện mô hình học cụ Khoa Cơ điện );(6.4.01)

- Hệ thống các bài giảng điện tử chuẩn đã được giáo viên nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy tại trường (Danh sách đăng ký bài giảng điện tử; Kế hoạch tổ chức đánh giá bài giảng điện tử; Báo cáo kết quả đánh giá bài giảng điện tử năm 2014, 2015, 2016);(6.4.02)

- Kế hoạch biên soạn giáo trình, hồ sơ thẩm định biên soạn giáo trình (Báo cáo kết quả biên soạn giáo trình năm 2014, 2015, 2016);(6.4.03)

            - Đăng ký hồ sơ về quản lý tuyển sinh của Khoa Công nghệ thông tin và quản lý điểm thi học phần trong mạng nội bộ của trường.

Trong những năm qua, nhà trường thường xuyên tiến hành tổ chức định kỳ cho các Phòng Khoa chuyên môn trong trường báo cáo khoa họcđể từ đó nhận xét, đánh giá, nghiệm thu các đề tài nghiên cứu và khen thưởng kịp thời những đề tài có tính thực tế, ứng dụng tốt trong công tác giảng dạy, quản lý và sản xuất (Hồ sơ, báo cáo kết quả thực hiện phần mềm quản lý thi đua khen thưởng của phòng tổ chức; Biên bản nghiệm thu các đề tài khoa học 2014, 2015, 2016); (6.4.04)

   2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Nhà trường có chính sách khuyến khích cán bộ, giáo viên nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; Thực hiện mô hình học cụ phục vụ giảng dạy; Các bài viết, báo cáo khoa học của giáo viên, cán bộ quản lý trong trường được đăng tải trên các tạp chí của ngành, tạp chí chuyên ngành.

- Những tồn tại: Không có.

3. Kế hoạch: Không có.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 6.4 đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 6.5:Có liên kết đào tạo hoặc triển khai các hoạt động hợp tác với các trường nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế; các hoạt động hợp tác quốc tế góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường.

1. Mô tả:

Mặc dù nhà trường chưa có những chương trình dự án quốc tế nhưng trong thời gian trước đây (năm 1990) nhà trường đã Bộ NN-PTNT chỉ định đào tạo 2 khóa với 3 ngành mũi nhọn cho hơn 20 học sinh Campuchia bao gồm ngành Trồng trọt, Chăn nuôi thú y và Cơ khí nông nghiệp. Nhà trường tiếp đoàn Trung tâm nghiên cứu phát triển nông nghiệp vùng cao Philippines (năm 2014) và tiếp đoàn Jica Nhật Bản (năm 2015) nhằm thảo luận về các khả năng hợp tác cho học sinh sinh viên chuyên ngành nông nghiệp làm việc ngắn hạn tại Nhật Bản. Những hoạt động đối ngoại đã đóng góp một phần rất quan trọng cho hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của nhà trường.

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế đã được Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường quan tâm đúng mức và coi đây là một động lực quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn lực cho nhà trường.

- Những tồn tại: Kinh phí phục vụ cho nghiên cứu khoa học còn hạn chế; Các hoạt động hợp tác quốc tế chưa thực hiện được đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

3. Kế hoạch:

Nhà trường tiếp tục triển khai tìm kiếm các hoạt động hợp tác quốc tế và tìm kiếm cơ hội để cử cán bộ, giảng viên đi đào tạo, tham gia hội nghị, hội thảo, tham quan học tập ở nước ngoài; Tìm kiếm và tận dụng triệt để các dự án hỗ trợ phát triển giáo dục và đào tạo của các quốc gia và các tổ chức phi chính phủ hoạt động tại Việt Nam.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 6.5 không đạt – không có minh chứng: 0 điểm

Tự đánh giá tiêu chí 6, đạt: 4 điểm

 

3.2.7. Tiêu chí 7. Quản lý tài chính

        Đánh giá tổng quát tiêu chí 7:

Mở đầu:

Nhà trường luôn chú trọng trong công  tác đầu tư trang thiết bị  phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu, cụ thể từ năm 2010 dựa vào nguồn kinh phí từ chương trình mục tiêu nhà trường đã đầu tư bổ sung nhiều trang thiết bị mới phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu hơn một tỷ đồng mỗi năm. Hằng năm, nhà trường đều có chủ trương trích từ nguồn thu sự nghiệp để chi cho các mặt hoạt động như: hỗ trợ giảng viên nghiên cứu khoa học, viết tài liệu, giáo trình; Hỗ trợ cán bộ, giảng viên, nhân viên học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ, chuyên môn; Hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động Đoàn thể ( Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên) và các khoản chi phúc lợi khác…. Mức sống của cán bộ công chức ngày càng được nâng cao và cải thiện.

Thực hiện theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, nhà trường luôn đảm bảo các nguồn thu hợp pháp từ đào tạo, nguồn thu khác đáp ứng được nhu cầu kinh phí hoạt động chung cho hoạt động sự nghiệp của trường, trong đó nguồn ngân sách nhà nước chiếm 70% và nguồn thu sự nghiệp chiếm 30%.

Nhà trường đã xây dựng chương trình, kế hoạch nhằm tạo nguồn vốn và xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ hằng năm. Công tác lập kế hoạch tài chính và quản lý tài chính của trường phù hợp với các quy định hiện hành của nhà nước, thực hiện chi tiêu công khai minh bạch, hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí phân bổ cho các hoạt động của nhà trường.

* Những điểm mạnh:

Nhà trường đảm bảo nguồn tài chính để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ; Có kế hoạch thực hiện việc huy động, phát triển các nguồn lực tài chính, các hoạt động tạo nguồn thu hợp pháp; Thiết lập hệ thống sổ sách kế toán tài chính đảm bảo tính hợp pháp, đúng quy định của nhà nước; Thực hiện định kỳ thanh kiểm tra, quyết toán của các cấp hằng năm; Xây dựng được quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với hoạt động đào tạo thực tế của trường và thực hiện cơ chế quản lý tài chính thống nhất trong toàn đơn vị; Việc đầu tư trang thiết bị hiệu quả, thông qua việc dự toán các hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu chi tiêu, giá cả thị trường.

* Những tồn tại: Mức thu học phí của Nhà trường còn thấp so với Nghị định 49/2010/NĐ-CP; Các ngành nghề nhà trường đang đào tạo gắn với Nông nghiệp do đó việc thu hút người học chưa cao.

* Kế hoạch: Các Khoa chuyên môn, Bộ môn quản lý đất đai, Trung tâm Tin học Ngoại ngữ cần nghiên cứu từ tình hình thực tế hiện nay để lập ra nhiều phương án và kế hoạch dự toán trung hạn, dài hạn theo định hướng phát triển khi trường nâng cấp lên đại học từ nay đến năm 2020 từ đó Phòng Tài chính, kế toán lập dự toán đảm bảo tính hiệu quả và tiết kiệm nhất.

  

Tiêuchuẩn 7.1: Trường có quy định về quản lý, sử dụng, thanh quyết toán về tài chính theo quy định và công bố công khai.

1. Mô tả:

Công tác quản lý và sử dụng kinh phí của trường được thực hiện đúng mục đích, đúng quy định của nhà nước (theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 và Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/1/2015)(7.1.01), đúng quy chế chi tiêu nội bộ của trường (Quy chế chi tiêu nội bộ 2014, 2015, 2016);(7.1.02). Quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường dựa trên điều kiện ngân sách thực tế được Bộ NN - PTNT cấp và các nguồn thu của nhà trường cho phép thực hiện các khoản chi đáp ứng cho các hoạt động của nhà trường đồng thời đảm bảo đúng chế độ, chính sách của nhà nước (Quy định của bộ tài chính về thu chi đối với  đơn vị sự nghiệp có thu); (7.1.03). Hàng năm, quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường đều được rà soát bổ sung và điều chỉnh  kịp thời cho phù hợp với  các quy định của nhà nước, phù hợp với thị trường và tình hình cụ thể của  trường (Bổ sung, điều chỉnh các mục chi tiêu nội bộ năm 2017);(7.1.04). Công tác quản lý tài chính của nhà trường được thực hiện rõ ràng, công khai, minh bạch theo đúng chế độ chính sách, đúng mục đích, đúng đối tượng. Ngoài ra khi mua sắm trang thiết bị, các Phòng, Khoa, Trung tâm thực hiện đúng quy trình mua sắm đảm bảo phù hợp, hiệu quả và tránh lãng phí (Quy trình mua sắm thiết bị 2015,2016);(7.1.05); (Quy định v/v tạm ứng và quyết toán2014, 2015, 2016);(7.1.06).

Hằng năm nhà trường chỉ đạo phòng Tài chính, kế toán công bố công khai tài chính tại cuộc họp hội nghị công nhân viên chức cuối năm ( Thông báo công khai quyết toán thu- chi nguồn ngân sách nhà nước, nguồn thu khác hàng năm 2014, 2015, 2016);(7.1.07); (Dự toán thu trong và ngoài ngân sách 2014, 2015, 2016);(7.1.08). Đối với nguồn ngân sách nhà nước cấp và các khoản thu khác của nhà trường luôn được thực hiện kịp thời, theo đúng mẫu biểu, đúng quy định và được cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt để nhà trường có cơ sở thực hiện.

Trong những năm qua, nhà trường đã thực hiện đúng các quy định về quản lý tài chính đã được thể hiện trong các báo cáo thanh tra tài chính các năm, báo cáo kiểm toán nhà nước, báo cáo thanh tra xây dựng cơ bản và trong các báo cáo về quy chế tự kiểm tra tài chính (Báo cáo thanh tra 2014, 2015, 2016); (7.1.09).

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của vụ Tài chính Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhà trường luôn chấp hành đúng các quy định về tài chính do nhà nước đề ra. Hàng năm, công tác thẩm tra quyết toán với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính về tài chính đều đạt kết quả tốt chưa để xảy ra sai sót; Quy chế chi tiêu nội bộ được xây dựng và thảo luận công khai trong toàn trường và được chỉnh sửa hàng năm cho phù hợp với tình hình thực tế; Đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn và luôn bám sát thực tế từ đó đảm bảo hiệu quả công tác quản lý tài chính trong nhà trường.

- Những tồn tại: Trong quản lý tài chính còn có trường hợp chậm hoàn ứng.

3. Kế hoạch: Trong năm học tới nhà trường tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh các định mức về vật tư, nguyên nhiên phục vụ cho công tác đào tạo, xây dựng chi tiết quy chế quản lý và sử dụng tài sản, nhà cửa, trang thiết bị. Nhà trường có biện pháp kiên quyết hơn trong việc đôn đốc cán bộ viên chức thanh toán tạm ứng.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 7.1 đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 7.2: Quản lý, sử dụng các nguồn thu từ hoạt động dịch vụ đào tạo; tham gia sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đúng theo quy định.

1. Mô tả:            

Tất cả các nguồn thu chi của nhà trường đều được kiểm tra, kiểm soát tại phòng Tài chính, kế toán từ đó việc theo dõi và hạch toán được thực hiện đúng quy định của nhà nước (Nguồn thu từ dịch vụ đào tạo năm 2014, 2015, 2016);(7.2.01), (Nguồn thu từ sản xuất, dịch vụ khác năm2014, 2015, 2016);(7.2.02),(Báo cáo quyết toán 2014, 2015, 2016);(7.2.03). Kết quả kiểm tra, duyệt và quyết toán hàng năm của Bộ NN-PTNT cho thấy nguồn tài chính nhà trường đều thực hiện đúng quy định tài chính hiện hành. Để đảm bảo sử dụng nguồn tài chính đúng mục đích, nhà trường đã xây dựng kế hoạch phân bổ sử dụng nguồn tài chính phù hợp cho công tác đào tạo, quản lý hành chính, sửa chữa nhỏ và các công tác (Quyết định v/v giao chỉ tiêu dự toán thu - chi ngân sách hàng năm cho các Khoa, Phòng, Bộ môn);(7.2.04). Công tác quản lý tài chính của nhà trường thực hiện đúng với các quy định hiện hành của nhà nước, các nguồn kinh phí được sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, phục vụ tốt cho công tác đào tạo cũng như các hoạt động của nhà trường và hệ thống hồ sơ sổ sách tài chính được đóng dấu và lưu trữ đầy đủ. Hằng năm, nhà trường ban hành và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ đảm bảo phù hợp với nguồn kinh phí hiện có của nhà trường (Quy chế chi tiêu nội bộ 2014, 2015, 2016).(7.2.05).

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Nhà trường đã cân đối nguồn tài chính đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường và tạo được nguồn thu hợp pháp, đúng quy định về thực hiện và quản lý tài chính hiện hành.

- Những tồn tại: Không có.

3. Kế hoạch: Từ nay đến năm 2020, nhà trường tiếp tục phát huy điểm mạnh và huy động

mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung thiết bị, đào tạo bồi dưỡng giáo viên, xây dựng chương trình, giáo trình phù hợp với thực tiễn sản xuất.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 7.2 đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 7.3: Trường có các nguồn lực về tài chính đảm bảo đủ kinh phí phục vụ các hoạt động của trường.

Với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất nhà trường đã xây dựng dự toán thu - chi ngân sách nhà nước hàng năm và được cơ quan chủ quản phê duyệt. Cụ thể, đã xây dựng dự toán ngân sách hằng năm đảm bảo định mức kinh phí chi cho các hoạt động đào tạo (Dự toán thu chi ngân sách nhà nước qua các năm 2014, 2015, 2016) ;(7.3.01) (Định mức chi phí phục vụ đào tạo năm 2014, 2015, 2016);(7.3.02).

Nguồn thu hợp pháp của nhà trường hiện nay bao gồm:

- Thu học phí các hệ đào tạo và dạy nghề khác (Bảng giá học phí 2014, 2015, 2016);(7.3.03)

- Thu liên kết đào tạo với các Trung tâm, trường đại học với các doanh nghiệp sản xuất (Các Hợp đồng liên kết đào tạo2014, 2015, 2016);(7.3.04)

            - Thu khai thác mặt bằng và thu khác (Các hợp đồng thu khác2014, 2015, 2016);(7.3.05)

            - Thu ngân sách cấp năm 2014, 2015, 2016 (Hạn mức cấp phát 2014, 2015, 2016);(7.3.06).

2. Đánh giá :

- Điểm mạnh: Nhà trường đã cân đối nguồn tài chính đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường và tạo được nguồn thu hợp pháp, đúng quy định về thực hiện và quản lý tài chính hiện hành.

- Những tồn tại: Không có.

3. Kế hoạch: Không có.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 7.3 đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 7.4: Thực hiện việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán đúng quy định.

1. Mô tả:

Theo quy định của Luật kế toán, hàng năm tất cả các đơn vị sự nghiệp nhà nước phải nộp báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính. Nhà trường đã thực hiện đảm bảo đúng theo quy định của nhà nước về báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối tài khoản; Báo cáo thu chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ; Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động.. Công tác quản lý, sử dụng và thanh quyết toán tài chính được phòng Tài chính, kế toán thực hiện nhanh chóng, đúng quy định. Tất cả hệ thống hồ sơ sổ sách được đóng và lưu trữ đầy đủ tại Phòng Tài chính, kế toán  để phục vụ cho công tác kiểm tra giám sát thu chi với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bộ Tài chính hằng năm.

Để đảm bảo việc thu chi quyết toán đúng với quy định hiện hành, phòng Tài chính, kế toán của nhà trường đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộđược thông qua hội nghị cán bộ viên chức hằng năm (Quy chế chi tiêu nội bộ 2014, 2015, 2016);(7.4.01). Sau hội nghị cán bộ viên chức, quy chế chi tiêu nội bộ được nhà trường rà soát bổ sung và điều chỉnh nguồn tài chính kịp thời cho phù hợp với  các quy định của nhà nước, thị trường và tình hình cụ thể của nhà trường (Biên bản bổ sung chỉ tiêu thu chi nội bộ 2014, 2015, 2016);(7.4.02). Hàng năm, trong hội nghị tổng kết, nhà trường đều có có báo cáo thu - chi và quyết toán công khai trước toàn thể cán bộ viên chức trong toàn trường(Thông báo công khai quyết toán 2014, 2015, 2016);(7.4.03). Các khoản thu chi tài chính của nhà trường đều được thực hiện theo đúng quy định, công khai, minh bạch không vi phạm các quy định về quản lý tài chính và đảm bảo sử dụng kinh phí theo đúng quy định và hiệu quả cao (Quy định việc thanh quyết toán đối với giáo viên, cán bộ nhân viên );(7.4.04).

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Nhà trường đã lập dự toán, thực hiện thu - chi, quyết toán, báo cáo tài chính, quản lý, lưu trữ hồ sơ chứng từ phù hợp với điều kiện của nhà trường và theo đúng quy định của nhà nước.

- Những tồn tại: Không có

3. Kế hoạch: Không có.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 7.4 đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 7.5: Thực hiện công tác tự kiểm tra Tài chính, kế toán; thực hiện kiểm toán theo quy định; xử lý, khắc phục kịp thời các vấn đề còn vướng mắc trong việc thực hiện các quy định về quản lý và sử dụng tài chính khi có kết luận của các cơ quan có thẩm quyền; thực hiện công khai tài chính theo quy định.

1. Mô tả:

Công tác tài chính trong nhà trường luôn được quản lý và điều hành theo hướng đảm bảo tính công khai, minh bạch để cán bộ viên chức có điều kiện tham gia kiểm tra, giám sát. Việc xây dựng kế hoạch tài chính thực hiện theo đúng quy trình đảm bảo công khai, dân chủ và được triển khai đồng bộ từ các Khoa chuyên môn, các Phòng chức năng trong nhà trường. Phòng Tài chính – Kế toán có nhiệm vụ tổng hợp và cân đối kinh phí chung cho mọi hoạt động của nhà trường từ các nguồn thu cho đến các khoản chi tiêu. Kế hoạch tài chính được thảo luận tại các cuộc họp của nhà trường và được công khai bằng văn bản cho tất cả các đơn vị trong nhà trường sau khi Ban giám hiệu đã phê duyệt để giáo viên cán bộ viên chức có điều kiện để kiểm tra, giám sát việc triển khai kế hoạch ngân sách hàng năm của nhà trường (Biên bản thảo luận của các Khoa về chỉ tiêu tài chính tài chính2014, 2015, 2016);(7.5.01).

Hàng năm, tại hội nghị cán bộ viên chức, Ban Thanh tra nhân dân báo cáo việc thực hiện kiểm tra tài chính của trường (Văn kiện Hội nghị Công nhân - Viên chức 2014, 2015, 2016);(7.5.02). Công tác kiểm tra tài chính của trường được kho bạc nhà nước và Kiểm toán nhà nước thực hiện thường xuyên, thể hiện qua biên bản kiểm tra tài chính hàng năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và của Hội đồng (Biên bản kiểm tra tài chính 2014, 2015, 2016); (7.5.03);( Biên bản xét duyệt quyết toán ngân sách hàng năm);(7.5.04); (Quyết định kiểm toán ngân sách, tiền và tài sản nhà nước của Hội đồng 2014, 2015, 2016);(7.5.05).

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Nhà trường  thường xuyên thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính, thực hiện kiểm toán theo quy định và các thành viên trong hội đồng kiểm tra nhiệt tình, trách nhiệm, minh bạch và hiệu quả.

- Những tồn tại: Không có

3. Kế hoạch: Không có.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 7.5 đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 7.6: Hằng năm, trường có đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn tài chính của trường; có các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài chính nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động của trường.

1. Mô tả:

Nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính hằng năm, phòng Tài chính, kế toán có xây dựng mục tiêu chất lượng tài chính năm học, dựa vào đó phòng kế toán lập kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng của trường về tài chính (Kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng tài chính  năm học 2014, 2015, 2016);(7.6.01). Việc đánh giá kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng được phòng Tài chính, kế toán thực hiện hàng quí, trong đó có đánh giá về kết quả hoạt động và hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính (Kết quả thực hiện sử dụng tài chính các quý trong năm 2014, 2015, 2016);(7.6.02). Sau mỗi kỳ đánh giá phòng Tài chính, kế toán đã lập báo cáo thống kê việc thực hiện mua sắm thiết bị của từng đơn vị đào tạo (Báo cáo thống kê việc thực hiện mua sắm thiết bị hàng quý 2014, 2015, 2016);(7.6.03).Ngoài ra, vào cuối năm, phòng đều tổ chức kiểm kê tài sản và đánh giá hiệu quả sử dụng trang thiết bị đầu tư tại các đơn vị (Báo cáo kết quả kiểm kê tài sản định kỳ hàng năm 2014, 2015, 2016);(7.6.04). Hoạt động tài chính của nhà trường chịu sự thanh tra và kiểm tra hàng năm của cơ quan chủ quản trước khi duyệt dự toán của năm sau (Biên bản xét duyệt quyết toán ngân sách hàng năm 2014 ,2015 ,2016);(7.6.05). Các khoản chi tiêu của nhà trường đều được thực hiện theo đúng quy định, công khai, minh bạch không vi phạm các quy định về quản lý tài chính và đảm bảo sử dụng kinh phí theo đúng quy định và hiệu quả cao.

2. Đánh giá

- Điểm mạnh: Nhà trường đảm bảo sự phân bổ, sử dụng tài chính hợp lý, minh bạch,

hiệu quả cho các đơn vị trực thuộc và các hoạt động trong trường

- Những tồn tại: Không có

3. Kế hoạch: Không có.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 7.6 đạt: 01 điểm

Tự đánh giá tiêu chí 7, đạt: 6 điểm

 

3.2.8. Tiêu chí 8. Dịch vụ người học

        Đánh giá tổng quát tiêu chí 8:

Mở đầu:

Nhà trường luôn định hướng chương trình đào tạo theo phương châm "Lấy người học làm trung tâm", do vậy ngoài chất lượng giảng dạy nhà trường luôn quan tâm và thông tin đầy đủ cho HSSV về ngành nghề đào tạo, cơ hội việc làm, quy chế nhà trường và các điều kiện sinh hoạt… khi họcsinh sinh viên mới nhập học.

Trong những năm qua, nhà trường đã đào tạo được nhiều lao động kỹ thuật có tay nghề đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp và theo thống kê có khoảng hơn 85% học sinh sinh viên sau khi tốt nghiệp đã tìm được việc làm phù hợp cũng như tự tạo việc làm.

* Những điểm mạnh:

Nhà trường luôn quan tâm và thông tin đầy đủ cho học sinh sinh viên về ngành nghề đào tạo, cơ hội việc làm, quy chế nhà trường và các điều kiện sinh hoạt… khi học sinh sinh viên mới nhập học để tạo điều kiện cho học sinh sinh viên nắm rõ thông tin và có định hướng mục tiêu học tập.

* Những tồn tại: Một phần học sinh sinh viên chưa xác định được mục tiêu học tập của mình do vậy còn xảy ra hiện tượng vi phạm nội quy nhà trường; Một phần học sinh sinh viên sau khi tốt nghiệp chưa tìm được việc làm theo đúng chuyên ngành được đào tạo.

* Kế hoạch: Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin về nhà trương đến người học bằng nhiều hình thức khác nhau; Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và động cơ học tập đến từng học sinh sinh viên; Tăng cường phối kết hợp với các doanh nghiệp tuyển dụng trong chương trình đào tạo và việc làm; Đẩy mạnh việc cung cấp nội dung các văn bản quy định, quy chế lên trang website của nhà trường để người học có điều kiện cập nhật, tham khảo.

 

 Tiêuchuẩn 8.1: Người học được cung cấp đầy đủ thông tin về mục tiêu, chương trình đào tạo; quy chế kiểm tra, thi và xét công nhận tốt nghiệp; nội quy, quy chế của trường; các chế độ, chính sách hiện hành đối với người học; các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy và học theo quy định.

 

1. Mô tả:

Từ nhiều năm nay, nhà trường đã phối hợp với các cơ quan chức năng, đoàn thể tại địa phương để tổ chức tư vấn về mục tiêu, chương trình đào tạo và định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông bằng nhiều hình thức khác nhau như : Tổ chức diễn đàn đối thoại trực tiếp tại các trường trung học phổ thông; Xây dựng các biển quảng cáo, phát tờ rơi, đăng thông tin trên website của nhà trường... để có giúp người dân có thông tin nhiều hơn về chương trình, ngành nghề đào tạo và cơ hội việc làm của nhà trường hiện nay (Chương trình đào tạo và  cơ hội việc làm sau khi ra trường);(8.1.01).

Vào đầu mỗi khóa học, nhà trường tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân đầu khoá”  cho học sinh sinh viên khoá mới, qua đó phổ biến các quy chế đào tạo của Bộ LĐTBXH, các văn bản quy chế học sinh sinh viên (Các văn bản, quy chế học sinh sinh viên 2014, 2015, 2016);(8.1.02), mục tiêu đào tạo, ngành đào tạo, cách tổ chức thi kết thúc học phần/môn học, được giới thiệu về cách tính điểm học phần/môn học (Chương trình , mục tiêu ngành học 2014, 2015, 2016);(8.1.03). Học sinh sinh viên được phổ biến về quy trình đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh sinh viên theo từng tháng và từng học kỳ (Quy trình đánh giá kết quả rèn luyện từng tháng 2014, 2015, 2016);(8.1.04)…

Định kỳ hàng tháng nhà trường tổ chức lễ chào cờ  để qua đó đánh giá các hoạt động về công tác học sinh sinh viên trong tháng và định hướng công tác tháng sau, thông tin nhanh về những hoạt động của nhà trường đồng thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng của học sinh sinh viên để kịp thời có các biện pháp giải quyết.

Trong giờ sinh hoạt giáo viên chủ nhiệm hằng tuần, học sinh sinh viên được giáo viên chủ nhiệm, Khoa chuyên môn nhận xét và tư vấn về học tập - rèn luyện, về kỹ năng giao tiếp, về định hướng nghề nghiệp khi ra trường. Nhà trường đã thành lập Ban tư vấn tâm lý học đường do phòng Công tác học sinh sinh viên và Đoàn thanh niên nhà trường quản lý nhằm định hướng cho HSSV những khó khăn tâm lý, tình cảm, những bức xúc của lứa tuổi, những vướng mắc trong học tập, sinh hoạt, trong hướng nghiệp để từ đó góp phần ổn định đời sống tinh thần giúp học sinh sinh viên, thực hiện được nguyện vọng và ước mơ của mình.

Hàng năm, nhà trường còn tổ chức đối thoại trực tiếp giữa Khoa chuyên môn, lãnh đạo nhà trường với học sinh sinh viên để giải đáp thắc mắc và lắng nghe những ý kiến phản ánh từ học sinh sinh viên về chế độ chính sách và những vấn đề khác liên quan đến học sinh sinh viên (Các chính sách đối với HSSV 2014, 2015, 2016);(8.1.05).

Trong những năm qua nhờ được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo, về chế độ chính sách, các yêu cầu về học tập, kiểm tra, đánh giá trong trường và các quy định trong quy chế đào tạo của Bộ LĐTBXH đã giúp học sinh sinh viên hiểu rõ quyền và trách nhiệm của mình  để từ đó học sinh sinh viên xác định được mục tiêu, thái độ học tập của mình. 

 

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Nhà trường chủ động tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân đầu khoá” cho HSSV khoá mới hằng năm để từ đó thông qua các nội dung quan trọng trong chương trình đào tạo của trường và của Bộ LĐTBXH ; Hàng năm, nhà trường còn tổ chức đối thoại trực tiếp giữa Khoa chuyên môn, lãnh đạo nhà trường với HSSV để giải đáp thắc mắc và lắng nghe những ý kiến phản ánh từ HSSV về chế độ chính sách và những vấn đề khác liên quan đến học sinh sinh viên; Cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo, về chế độ chính sách, các yêu cầu về học tập, kiểm tra, đánh giá trong trường và các quy định trong quy chế đào tạo của Bộ LĐTBXH đã giúp học sinh sinh  viên hiểu rõ quyền và trách nhiệm của mình  để từ đó học sinh sinh viên xác định được mục tiêu, thái độ học tập của mình.

- Những tồn tại: Trong thời gian tổ chức học tập “Tuần sinh hoạt công dân đầu khoá”, nhà trường chưa tiến hành được việc phỏng vấn, khảo sát người học, cán bộ quản lý giáo viên về việc tiếp thu, nắm vững những quy định, nội quy, quy chế học tập của nhà trường; Các văn bản về công tác quản lý họcsinh sinh viên cập nhật lên Website của nhà trường chưa đầy đủ.

3. Kế hoạch:  Từ năm học 2017 – 2018 nhà trường sẽ thực hiện phỏng vấn, khảo sát giảng viên, học sinh sinh viên và cán bộ quản lý của nhà trường về mục tiêu, chương trình đào tạo, quy định hướng dẫn của nhà trường và quy chế đào tạo của Bộ LĐTBXH,; Đẩy mạnh việc cung cấp nội dung các văn bản quy định, quy chế lên trang website của nhà trường để người học có điều kiện cập nhật, tham khảo.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 8.1 đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 8.2: Người học được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định.

1. Mô tả:

Nhà trường đã thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách, đảm bảo mọi quyền lợi đối với học sinh sinh viên trong suốt quá trình học tập như: Học bổng hằng năm, chế độ miễm giảm học phí và chỗ ở, vay vốn tín dụng học tập…(Các chính sách quyền lợi thiết thực đến HSSV 2014, 2015, 2016);(8.2.01),(Danh sách HSSV được miễn giám học phí 2014, 2015, 2016);(8.2.02),(Danh sách HSSV được vay vốn tín dụng năm 2014, 2015, 2016);(8.2.03).

Nhà trường đã có trạm Y tế, có 1 y sỹ được trang bị các dụng cụ cần thiết, có đủ cơ số thuốc để thực hiện việc khám và chăm sóc sức khoẻ cho HSSV theo quy định (Quy định về chăm sóc khám chữa bệnh cho HSSV tại trường2014, 2015, 2016);(8.2.04). HSSV tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm thân thể dưới sự tư vấn của cán bộ y tế (Danh sách tham gia bảo hiểm y tế năm 2014, 2015, 2016);(8.2.05). Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường, học sinh sinh viên  được tuyên truyền tham gia tích cực các chương trình y tế như hiến máu nhân đạo (Danh sách HSSV tham gia hiến máu nhân đạo 2014, 2015, 2016);(8.2.06)

Hàng năm nhà trường còn quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất về kinh phí, cơ sở vật chất hiện có để phục vụ các hoạt động hoạt động phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, các buổi sinh hoạt chuyên đề (Thống kê các buổi sinh hoạt văn thể 2014, 2015, 2016);(8.2.07). Công tác an ninh trật tự cũng được nhà trường chú trọng như: Xây dựng các quy định (đảm bảo an ninh trật tự) trong công tác quản lý học sinh sinh viên, duy trì đều đặn hội nghị công tác an ninh với công an các cấp đặc biệt với công an các phường có đông HSSV tạm trú nhằm đánh giá những việc đã làm được và chưa làm được và thống nhất các biện pháp phối hợp. Hội nghị này có tác dụng  lớn đến công tác đảm bảo an ninh trật tự trong nhà trường (Hội nghị học sinh sinh viên về công tác đảm bảo an ninh 2014, 2015, 2016);(8.2.08).

Nhà trường đã phối hợp các doanh nghiệp tổ chức hội nghị tư vấn giới thiệu việc làm (1lần/năm học), giữ mối liên hệ với các doanh nghiệp và thông tin kịp thời về nhu cầu xuất khẩu lao động và tuyển dụng lao động  đến học sinh sinh viên trong thời gian học tập tại trường hoặc trước khi tốt nghiệp ra trường.

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Giữa nhà trường và địa phương đã có sự phối hợp tốt trong công tác quản lý giáo dục học sinh sinh viên, các bên liên quan đều có tinh thần trách nhiệm cao, thông tin kịp thời, xử lý các tình huống nhanh chóng theo đúng nội quy, quy định của nhà trường và pháp luật; Mọi quyền lợi của học sinh sinh viên được đảm bảo và thực hiện nghiêm túc trong suốt quá trình học tập tại trường theo đúng quy định của nhà trường.

- Những tồn tại: Cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động phong trào còn hạn chế từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao trong học sinh sinh viên. Nhà trường chưa thường xuyên thu thập ý kiến về nhu cầu, nguyện vọng của học sinh sinh viên trong việc tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ - thể dục thể thao.

3. Kế hoạch:  Trong những năm học tới, nhà trường tiếp tục trang bị thêm cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động của nhà trường và phục vụ các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao trong học sinh sinh viên. Phòng chức năng thường xuyên khảo sát HSSV tốt nghiệp ra trường, khảo sát các đơn vị sử dụng lao động để có những biện pháp thiết thực tư vấn hướng nghiệp và giới thiệu việc làm cho học sinh sinh viên .

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 8.2 đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 8.3: Có chính sách và thực hiện chính sách khen thưởng, khuyến khích kịp thời đối với người học đạt kết quả cao trong học tập, rèn luyện. Người học được hỗ trợ kịp thời trong quá trình học tập tại trường để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

1. Mô tả:

Hằng năm, nhà trường  đều trích một khoản kinh phí phục vụ cho công tác khen thưởng cho những học sinh sinh viên có thành tích học tập và rèn luyện tốt (Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2014, 2015, 2016);(8.3.01); (Danh sách học sinh sinh viên được khen thưởng học kỳ, cả năm 2014, 2015, 2016);(8.3.02). Ngoài ra nhà trường còn phối kết hợp với các doanh nghiệp tổ chức trao các phần học bổng cho những học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách, học sinh sinh viên có điểm đầu vào cao…(Danh sách học sinh sinh viên được các doanh nghiệp tài trợ năm 2014, 2015, 2016);(8.3.03). Hằng tháng vào các buổi chào cờ, nhà trường thực hiện việc nhận xét, đánh giá tình hình học tập của HSSV và kịp thời  biểu dương  khen thưởng  kịp thời  những cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong học tập, rèn luyện đồng thời nhắc nhở những cá nhân vi phạm quy chế, nội quy của nhà trường trong tháng ( Danh sách biểu dương khen thưở ng, nhắc nhở từng tháng 2014, 2015, 2016);(8.3.04).

Trong quá trình học tập và rèn luyện tại nhà trường, học sinh sinh viên luôn được tạo điều kiện thuận lợi để tham gia các hoạt động của Đảng và Đoàn thể, đa số học sinh sinh viên tham gia nhiệt tình hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Trong quá trình học tập và rèn luyện, những học sinh sinh viên có thành tích tốt sẽ được Đoàn trường giới thiệu và cử đi học các lớp cảm tình Đảng (Danh sách các học sinh sinhviên được giới thiệu các lớp cảm tình Đảng2014, 2015, 2016);(8.3.05). Nhà trường hết sức quan tâm đến cơ hội việc làm cho học sinh sinh viên sau khi ra trường do vậy hằng năm nhà trường thường phối kết hợp với các doanh nghiệp tổ chức phỏng vấn, tuyển dụng lao động đối với học sinh sinh viên chuẩn bị ra trường (Thống kế học sinh sinh viên được giới thiệu với nhà tuyển dụng 2014, 2015, 2016);(8.3.06).

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Nhà trường luôn quan tâm kịp thời đối với học sinh sinh viên có thành tích cao trong học tập cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt 40 năm qua.

- Những tồn tại: Không có.

3. Kế hoạch: Không có.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 8.3 đạt: 01 điểm.

 

Tiêuchuẩn 8.4: Người học được tôn trọng và đối xử bình đẳng, không phân biệt giới tính, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân.

            1. Mô tả:

Nhà trường nằm trên vùng Nam Tây Nguyên, nơi có nhiều dân tộc với nhiều thành phần tôn giáo khác nhau vì vậy chính sách dân tộc, tôn giáo được nhà trường quan tâm và nhất quán với nguyên tắc “Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ”. Thực tiễn đã chứng minh tính đúng đắn và khoa học của chính sách dân tộc, tôn giáo trong qua trình đào tạo trên 40 năm hình thành và phát triển (Báo cáo kỷ niệm 40 năm thành lập trường1976-2016);(8.4.01). Hiện nay, giữa các dân tộc trên địa bàn còn có sự chênh lệch khá lớn về trình độ văn hóa, về nhận thức xã hội, chính vì thế đã tác động và gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình đào tạo của trường (Thống kê các đối tượng là dân tộc ít người nhập học 2014, 2015, 2016); (8.4.02). Vì vậy, cần phải có những giải pháp phù hợp nhằm tiếp tục thực hiện tốt hơn chính sách bình đẳng  giữa các dân tộc cụ thể trong chính sách miễn giảm học phí và ở ký túc xá (Danh sách họcsinh sinh viên được hưởng chế độ miễn giảm học phí năm 2014,2015 ,2016);(8.4.03), (Danh sách học sinh sinh viên dân tộc trong ký túc xá năm 2014, 2015, 2016);(8.4.04). Nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để học sinh sinh viên là người dân tộc có điều kiện phát huy sở trường đặc biệt chủ động trong việc tổ chức các cuộc thi tay nghề học sinh, sinh viên hằng năm (Danh sách học sinh sinh viên tham gia thi tay nghề giỏi 2014, 2015, 2016);(8.4.05), (Danh sách học sinh sinh viên được giải thi tay nghề giỏi cấp cơ sở trở lên 2014, 2015, 2016);(8.4.06).

Thành phần tôn giáo hiện nay trong trường tương đối đa dạng và phần lớn là Thiên chúa giáo, Phật giáo do vậy công tác định hướng cho họcsinh sinh viên tôn giáo luôn được Đảng uỷ, Đoàn thanh niên nhà trường quan tâm và tạo mọi điều kiện nhưng phải tuân thủ pháp luật.  

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Nhà trường luôn quan tâm và có chính sách ưu đãi đối với học sinh sinh viên  là người dân tộc thiểu số, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và luôn quan tâm đến vấn đề tôn giáo trong nhà trường.

- Những tồn tại: Không có.

3. Kế hoạch: Không có.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 8.4 đạt: 01 điểm.

 

Tiêuchuẩn 8.5: Ký túc xá đảm bảo đủ diện tích nhà ở và các điều kiện tối thiểu (chỗ ở, điện, nước, vệ sinh, các tiện nghi khác) cho sinh hoạt và học tập của người học.

1. Mô tả:

Khu ký túc xá của trường được xây dựng tập trung với 5 dãy nhà với 123 phòng và nằm trong khuôn viên nhà trường trên diện tích đất là 4560 m2, tổng diện tích sử dụng 3856 m2  đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của học sinh sinh viên ở nội trú như: hệ thống nhà vệ sinh, phòng tắm sạch sẽ và điện, nước đầy đủ (Sơ đồ kiến trúc khu lưu xá 2014, 2015, 2016);(8.5.01). Bên ngoài khu nội trú nhà trường có phòng y tế, căn tin, nhà thể dục thể thao, sân tập thể dục thể thao… từ đó đáp ứng tương đối tốt nhu cầu ăn, ở, sinh hoạt, rèn luyện thể dục thể thao của học sinh sinh viên nội trú (Sơ đồ khu vực sinh hoạt chung2014, 2015,2016);(8.5.02). Để có thể giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình ăn, ở, sinh hoạt của học sinh sinh viên nội trú, nhà trường đã cử 2 cán bộ trực tiếp phụ trách quản lý, theo dõi khu ký túc xá từ đó tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh sinh viên ở nội trú (Danh sách nhân viên quản lý các khu lưu xá 2014, 2015, 2016);(8.5.03). Bên cạnh đó, nhà trường đã ban hành nội quy khu ký túc xá với mục đích giúp học sinh sinh viên nắm rõ và thực hiện nghiêm túc các quy định khi ở trong ký túc xá nhà trường, ngoài ra Phòng Công tác học sinh sinh viên chủ động đi kiểm tra, nhắc nhỡ và kiểm điểm các cá nhân, tập thể vi phạm nội quy ký túc xá. (Nội quy lưu xá 2016); (8.5.04).

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Nhà trường có khu ký túc xá rộng, nhiều phòng và khá khang trang đảm bảo đầy đủ điện, nước và các vật dụng sinh hoạt. Nhà trường có căn tin đảm bảo tiêu chuẩn, có các công trình thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ gần khu ký túc xá đảm bảo vấn đề ăn, ở, sinh hoạt, vui chơi giải trí cho học sinh sinh viên nội trú. Nhà trường thực hiện tốt công tác quản lý khu ký túc xá, quản lý học sinh sinh viên ở nội trú đảm bảo an toàn, sạch sẽ và đáp ứng đủ yêu cầu của HSSV.

   - Những tồn tại:  Khu ký túc xá của nhà trường chưa có phòng tự học, phòng internet để khai thác thông tin. Việc điều tra, khảo sát ý kiến đánh giá của học sinh sinh viên ở ký túc xá về cơ sở vật chất cũng như chất lượng các hoạt động dịch vụ và các mặt tồn tại chưa tiến hành thường xuyên.

3. Kế hoạch: Thường xuyên tổ chức điều tra lấy ý kiến đánh giá từ phía họcsinh sinh viên về cơ sở vật chất , chất lượng các hoạt động dịch vụ và những mặt tồn tại trong ký túc xá để từ đó có căn cứ đưa ra các giải pháp thực hiện nhằm phục vụ tốt hơn cho học sinh viên ở nội trú.

      4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 8.5 đạt: 01 điểm.

 

  Tiêuchuẩn 8. 6: Có dịch vụ y tế chăm sóc và bảo vệ sức khỏe; dịch vụ ăn uống của trường đáp ứng nhu cầu của người học và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

1. Mô tả:

Phòng y tế của nhà trường nằm gần các khu giảng đường học tập thuận lợi cho việc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho người học khi có yêu cầu. Nhà trường có một y sỹ có chuyên môn đảm nhận việc khám và điều trị sơ cấp cứu cho học sinh sinh viên, cơ sở vật chất chủ yếu gồm hai giường bệnh, các dụng cụ thiết bị y tế và nhiều loại số thuốc đáp ứng đủ cho nhu cầu sơ cứu (Danh sách HSSV được sơ khám; cấp phát thuốc chữa bệnh tại y tế trường 2014, 2015, 2016);(8.6.01). Định kỳ bộ phận y tế kết hợp với các Phòng chức năng tiến hành công tác kiểm tra vệ sinh môi trường trong khuôn viên nhà trường và thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở căn tin của trường đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không để xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, bộ phận y tế còn thường xuyên phối kết hợp với Trung tâm y tế thành phố Bảo Lộc tiến hành tuyên truyền, xử lý nhằm ngăn ngừa các loại dịch bệnh thường xuyên xảy ra (Thống kê các đợt phun thuốc phòng trừ dịch bệnh 2014,2015, 2016);(8.6.02). Hằng năm, Đoàn thanh niên nhà trường phối kết hợp với Trung tâm y tế dự phòng thành phố Bảo Lộc tổ chức các hội thi, các buổi sinh hoạt chuyên đề về giáo dục giới tính, phòng chống các loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm (Kế hoạch và báo cáo của bộ phận y tế hàng năm 2014, 2015, 2016);(8.6.03).

2. Đánh giá:

- Điểmmạnh:Nhà trường luôn quan tâm và chú trọng đến chăm sóc sức khoẻ cho học sinh sinh viên và giáo viên trong toàn trường.

- Những tồn tại: Không có.

            3. Kế hoạch: không có

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 8.6 đạt: 01 điểm.

 

 

Tiêuchuẩn 8.7: Người học được tạo điều kiện hoạt động, tập luyện văn nghệ, thể dục thể thao, tham gia các hoạt động xã hội; được đảm bảo an toàn trong khuôn viên trường.

1. Mô tả:

Nhà trường có một hội trường lớn có sức chứa 500 chỗ ngồi, có sân khấu rộng được trang bị hệ thống ánh sáng, đèn màu và hệ thống âm thanh hiện đại đủ điều kiện để tổ chức các hoạt động hội họp, văn hoá, văn nghệ . Ngoài ra, nhà trường còn có 01 sân khấu ngoài trời khá rộng có thể tổ chức các hoạt động sự kiện, các hoạt động văn hoá, văn nghệ ngoài trời có quy mô lớn (Sơ đồ kiến trúc khu tập luyện văn nghệ, thể dục thể thao 2014, 2015, 2016);(8.7.01)

Các công trình phục vụ thể dục thể thao được nhà trường đặc biệt quan tâm đầu tư và đến nay có 02 nhà thi đấu thể dục thể thao được trang bị hệ thống chiếu sáng và các thiết bị cần thiết để tổ chức các hoạt động học tập và thi đấu các môn thể dục thể thao trong nhà (Sơ đồ kiến trúc hai nhà thể dục thể thao);(8.7.02). Bên cạnh đó, sân vận động chính của nhà trường bao gồm 01 sân đóng đá, 02 sân bóng chuyền, bóng rổ, hệ thống xà đơn, xà kép... đủ điều kiện để tổ chức hoạt động học tập và thi đấu các môn thể thao ngoài trời (Sơ đồ kiến trúc tổng thể khu thể dục thể thao);(8.7.03).

Để quản lý và sử dụng có hiệu quả hệ thống các công trình phục vụ các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, nhà trường đã ban hành quy định về quản lý và sử dụng cho từng công trình (Nội quy sử dụng nhà thể dục thể thao, bãi tập);(8.7.04). Nhà trường thường xuyên kiểm kê, đánh giá chất lượng các công trình và trang thiết bị của công trình để có căn cứ xây dựng kế hoạch đầu tư kinh phí sửa chữa, nâng cấp và bổ sung trang thiết bị cần thiết nhằm đáp ứng tốt nhất cho các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao trong nhà trường (Thống kê trang thiết bị phục vụ cho lĩnh vực thể chất 2014, 2015, 2016);(8.7.05).

2. Đánh giá:

- Điểmmạnh:Nhà trường có đầy đủ các trang thiết bị, công trình xây dựng và sân bãi cho các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao. Hệ thống, công trình xây dựng và sân bãi phục vụ thể dục thể thao cơ bản đảm bảo đủ điều kiện và diện tích theo quy định. Nhà trường đã phát huy được lợi thế về trang thiết bị, công trình xây dựng và sân bãi để tổ chức các hoạt động học tập đảm bảo chất lượng và tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao đạt hiệu quả cao.

- Những tồn tại: Công tác sửa chữa, bảo dưỡng và bổ sung trang thiết bị cho các công trình phục vụ hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao đôi khi còn chậm trễ, chưa kịp thời.

3. Kế hoạch: Tăng cường công tác quản lý hệ thống trang thiết bị, công trình phục vụ hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao;  

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 8.7 đạt: 01 điểm.

 

 

 

Tiêuchuẩn 8.8: Trường thực hiện việc tư vấn việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp.

1. Mô tả:

Nhà trường luôn nắm bắt các thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp, mở rộng quan hệ liên kết với các đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động để kịp thời giới thiệu việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp (Bảng ghi nhớ về việc cung ứng và tiếp nhận lao động của các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng2014, 2015, 2016); (8.8.01). Ngoài ra, Ban giám hiệu nhà trường luôn chỉ đạo thường xuyên cho Trung tâm Tuyển sinh và Hỗ trợ việc làm, các Khoa chuyên môn chủ động trong việc tìm kiếm, xâu nối việc làm với các doanh nghiệp mới để từ đó tạo điều kiện giới thiệu việc làm đúng chuyên ngành được đào tạo cho học sinh sinh viên sau khi ra trường, điều này được thể hiện trong mục tiêu chất lượng và báo cáo việc thực hiện mục tiêu chất lượng hàng năm (Mục tiêu chất lượng, kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng các bộ phận các năm 2014, 2015, 2016); (8.8.02). Theo thống kê hiện nay có khoảng 80% học sinh sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm ổn định và trong đó có khoảng 70% làm việc đúng chuyên nhành được đào tạo. Hằng năm, nhà trường luôn chủ động phối kết hợp với các doanh nghiệp trong việc tổ chức trao đổi với học sinh sinh viên về các kỹ năng làm việc, kiến thức làm việc, phương pháp làm việc tại các doanh nghiệp để từ đó tạo điều kiện định hướng học tập và định hướng nghề cho học sinh sinh viên đang học tập tại trường (Biên bản Hội nghị với các doanh nghiệp năm 2014, 2015,2016);(8.8.03), đồng thời nhà trường cũng phối hợp với Trung tâm phát triển kinh tế và cung ứng lao động Bảo Lộc tổ chức ngày Hội việc làm hàng năm (Kế hoạch, báo cáo kết quả tổ chức ngày Hội việc làm);(8.8.04);(Tài liệu hội nghị, hội thảo, hình ảnh tham gia các hội chợ giới thiệu việc làm);(8.8.05).

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Trung tâm Tuyển sinh và hỗ trợ việc làm của trường đã chủ động liên hệ, tìm kiếm việc làm từ các doanh nghiệp tuyển dụng đồng thời thực hiện tốt thông tin giới thiệu việc làm đến từng học sinh sinh viên; Tỷ lệ học sinh sinh viên của trường có việc làm sau tốt nghiệp đạt khoảng 80%.

- Những tồn tại: Không có.

3. Kế hoạch: Không có.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 8.8 đạt: 01 điểm.

 

Tiêuchuẩn 8.9:  Hằng năm, trường tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hội chợ việc làm để người học tiếp xúc với các nhà tuyển dụng.

1. Mô tả:

Thị trường lao động hiện nay rất đa dạng với nhiều ngành nghề được tuyển dụng và xác định đây là vấn đề sống còn của nhà trường trong việc đáp ứng về chất lượng đào tạo có phù hợp với nhu cầu tuyển dụng hiện nay của các doanh nghiệp hay không, hằng năm nhà trường thường chủ động phối kết hợp với Trung tâm phát triển kinh tế và cung ứng lao động Bảo Lộc tổ chức ngày Hội việc làm nhằm để HSSV có điều kiện tiếp xúc với các doanh nghiệp tuyển dụng để từ đó đánh giá được năng lực của bản thân và xác định mục tiêu học tập đúng đắn; (Kế hoạch, báo cáo kết quả tổ chức ngày Hội việc làm) (8.9.02). Ngoài ra, hằng năm nhà trường đều tiến hành khảo sát, lấy ý kiến tình hình việc làm, tay nghề, thu nhập của học sinh sinh viên tại các doanh nghiệp và đây là cơ sở quan trọng để xét chất lượng đào tạo của nhà trường có phù hợp với tình hình thực tế tại các doanh nghiệp hay không để từ đó có sự điều chỉnh chương trình cho phù hợp (Khảo sát học sinh sinh viên đang làm việc tại các cơ sở sản xuất 2014, 2015, 2016);(8.9.01).

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Chương trình đạo tạo hiện nay của nhà trường cơ bản đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp; Mối liên kết giữa nhà trường với các doanh nghiệp ngày càng được mở rộng tạo điều kiện thuận lợi về việc làm cho học sinh sinh viên sau khi ra trường.

- Những tồn tại:

3. Kế hoạch: Không có.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 8.9 không đạt: 0 điểm.

Tự đánh giá tiêu chí 8, đạt: 8 điểm

 

3.2.9. Tiêu chí 9 – Giám sát, đánh giá chất lượng

        Đánh giá tổng quát tiêu chí 9:

 Mở đầu:

Công tác tự đánh giá chất lượng đào tạo được nhà trường đặc biệt chú trọng và theo quy định của các Bộ chủ quản về quy trình thực hiện đánh giá chất lượng, nhà trường đã tiến hành hoạt động tự đánh giá và hoàn thành việc đánh giá chất lượng cách đây nhiều năm. Hàng năm có xem xét bổ sung các mặt mạnh và khắc phục những tồn tại và qua nhiều năm Hội đồng tự đánh giá trường đã tích cực chỉ đạo giám sát công việc đánh giá chất lượng giáo dục hàng năm với sự góp ý của các doanh nghiệp, chuyên gia bên ngoài một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác.

* Những điểm mạnh: Nhà trường rất quan tâm đến chất lượng đào tạo và các kỹ năng cần có cho HSSV như kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng tự học, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm chủ bản thân, kỹ năng tự chăm sóc sức khoẻ ý thức cộng đồng… Trường thường xuyên điều chỉnh chương trình đào tạo sao cho phù hợp với nhu cầu của xã hội và cập nhật kịp thời vào đầu từng năm học đồng thời tăng cường đầu tư trang thiết bị phục vụ đào tạo để nâng cao chất lượng.

            * Những tồi tại và kế hoạch: Trường chưa chủ động trong việc thực hiện khảo sát người học và doanh nghiệp về chương trình đào tạo để đánh giá chất lượng đào tạo của nhà trường; Năm 2017-2018 nhà trường xây dựng lại chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, tăng cường liên kết với các doanh nghiệp để đánh giá chất lượng đào tạo của nhà trường; Có kế hoạch khảo sát, thống kê của người học nhằm đánh giá lại chất lượng đào tạo.

 

Tiêuchuẩn 9.1: Hằng năm, thu thập ý kiến tối thiểu 10 đơn vị sử dụng lao động về mức độ đáp ứng của người tốt nghiệp làm việc tại đơn vị sử dụng lao động .

1. Mô tả:

Nhà trường đã phối hợp các doanh nghiệp tổ chức Hội nghị tư vấn giới thiệu việc làm (1lần/năm học) với hàng chục doanh nghiệp đăng ký tham gia từ đó tạo mối liên hệ với các doanh nghiệp trong việc phối kết hợp xây dựng chương trình đào tạo và tuyển dụng, đánh giá chất lượng lao động tuyển dụng từ nhà trường hằng năm (Biên bản tổng hợp về ý kiến doanh nghiệp về mức độ đáp ứng của HSSV tốt nghiệp 2014, 2015, 2016);(9.1.01). Ngoài ra, hàng năm trước mỗi kỳ tuyển sinh Trung tâm tuyển sinh và hỗ trợ việc làm gửi phiếu khảo sát đến từng doanh nghiệp tuyển dụng về mức độ hài lòng của doanh nghiệp đã, đương sử dụng lao động tốt nghiệp ba khóa gần đây (Danh sách các doanh nghiệp được khảo sát 2014, 2015, 2016);(9.1.02),(Thống kê vê kết quả khảo sát 2014, 2015, 2016);(9.1.03).

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Nhà trường luôn quan tâm về vấn đề đảm bảo chất lượng, ổn định về số lượng, chất lượng học sinh sinh viên. Vì vậy công tác khảo sát đánh giá chất lượng học sinh sinh viên sau đào tạo luôn được quan tâm. Hàng năm nhà trường tổ chức hội nghị đóng góp ý kiến về công tác đào tạo, sử dụng lao động tối thiểu 1lần/năm; Học sinh sinh viên được đào tạo tại trường được tuyển dụng được doanh nghiệp đánh giá tốt.

- Những tồn tại: Qua phiếu khảo sát doanh nghiệp thì một phần học sinh sinh viên còn thiếu ý thức, thiếu kỹ năng trong việc thực hiện công việc.

3. Kế hoạch: Không có.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 9.1 đạt: 01 điểm.

 

Tiêuchuẩn 9.2: Hằng năm, thu thập ý kiến tối thiểu 50% cán bộ quản lý, nhà giáo, viên chức và người lao động về các chính sách liên quan đến dạy và học, chính sách tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, phân loại, bổ nhiệm cán bộ quản lý, nhà giáo, viên chức và người lao động.

1. Mô tả:

Hằng năm, nhà trường hết sức chú trọng đến công tác nhân sự đặc biệt là cán bộ quản lý cấp Phòng, Khoa vì đây là lực lượng nòng cốt giúp nhà trường ổn định và phát triển. Do vậy hằng năm phòng Tổ chức tiến hành rà soát, khảo sát rất kỹ về nhân sự  đặc biệt  là những người có đức, có tài trong nhà trường để tham mưu cho Ban giám hiệu. Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm sẽ được phòng Tổ chức chủ trì lấy phiếu tín nhiệm trực tiếp tại Phòng, Khoa chuyên môn, bộ môn. Kết quả phải đạt trên 50% tổng số thành viên họp bỏ phiếu tán thành (Biên bản tổng hợp ý kiến đánh giá cán bộ lãnh đạo đơn vị 2014, 2015, 2016);(9.2.01). Hàng năm nhà trường tổ chức hội nghị với toàn thể cán bộ giáo viên, công nhân viên về các chỉ tiêu chính sách liên quan đến việc dạy và học; cuối mỗi buổi họp đều thông qua biên bản thông qua chỉ tiêu, kết quả nhất trí cao 100% (Biên bản hội nghị dạy và học 2014, 2015, 2016);(9.2.02).

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Nhà trường luôn quan tâm về vấn đề quy hoạch cán bộ quản lý cấp đơn vị, trong việc bổ nhiệm, bổ nhiệm  các chức danh quản lý được tham gia đóng góp của cán bộ giáo viên , công nhân viên trong toàn trường; công tác tổ chức nhân sự luôn được thực hiện theo đúng quy trình với kết quả  thống nhất trên 50% về các tiêu chí đánh giá.

- Những tồn tại: không có

3. Kế hoạch: Không có.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 9.2  đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 9.3: Hằng năm, thu thập ý kiến tối thiểu 30%  người học đại diện các ngành, nghề đào tạo về chất lượng, hiệu quả của các hình thức, phương thức đào tạo; chất lượng dịch vụ, giảng dạy và việc thực hiện chính sách liên quan đến người học của trường.

1. Mô tả:

Hàng năm, nhà trường giao cho các Khoa chuyên môn, bộ môn tổ chức đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo đơn vị với học sinh sinh viên tham gia, nhằm giải đáp thắc mắc và lắng nghe những ý kiến phản ánh từ người học về các vấn đề liên quan đến ngành nghề, chất lượng giảng dạy và những vấn đề khác liên quan đến người học(Tổng hợp các ý kiến, giải đáp thắc mắc cho HSSV 2014, 2015, 2016);(9.3.01). Cuối mỗi khoá học, nhà trường tiến hành khảo sát học sinh sinh viên nhằm đánh giá lại chương trình, phương thức đào tạo, chất lượng giảng dạy của từng môn học trong hệ thống chương trình đào tạo của ngành học đó (Phiếu khảo sát về phương thức đào tạo 2014, 2015, 2016);(9.3.02); (Tổng hợp phiếu khảo sát HSSV sau khóa học 2014, 2015, 2016);(9.3.03).

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Hàng năm nhà trường thường xuyên thực hiện phỏng vấn, khảo sát 100% học sinh sinh viên đang học, học sinh sinh viên mới tốt nghiệp về mục tiêu, chương trình đào tạo, phương thức đào tạo và quy chế đào tạo; Đẩy mạnh việc cung cấp nội dung các văn bản quy định, quy chế lên website của nhà trường để người học có điều kiện cập nhật, tham khảo.

- Những tồn tại: không có

3. Kế hoạch: Không có.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 9.3  đạt: 01 điểm

 

 

 

 

Tiêuchuẩn 9.4: Trường thực hiện hoạt động tự đánh giá chất lượng và kiểm định chất lượng theo quy định.

1. Mô tả:

Công tác tự đánh giá chất lượng đào tạo được nhà trường đặc biệt chú trọng và tiến hành từ nhiều năm qua. Thực hiện việc tự đánh và kiểm định chất lượng là công việc của toàn trường, công việc này làm  theo đúng quy định, hướng dẫn của bộ Giáo dục  Đào tạo nay là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội như thông tư hướng dẫn: số 15/2017/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 6 năm 2017 một cách chính xác, kịp thời . Trực tiếp chỉ đạo thực hiện của  Hội đồng tự đánh giá trường, chủ tịch là Hiệu trưởng. Kết quả công việc này được thể hiện qua các báo cáo tự đánh giá của trường với các minh chính xác, rõ ràng theo các tiêu chuẩn quy định. (Các báo cáo tự đánh giá của trường);(9.4.01). Hàng năm, bản báo cáo sẽ được cập nhật thông tin và chỉnh sửa bổ sung nội dung cho phù hợp với tình hình thực tế của trường (Các tiêu chí, tiêu chuẩn điều chỉnh bổ sung 2014, 2015, 2016);(9.4.02).

2. Đánh giá

- Điểm mạnh: Trường  thường xuyên hàng năm bổ sung ,điều chỉnh đánh giá các tiêu chuẩn trong các tiêu chi có thay đổi hoặc khắc phục những tồn tại. Trường thành lập Hội đồng tự đánh giá duy trì hoạt động thường xuyên nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo nghề ổn định, phù hợp với thực tế sản xuất.

- Những tồn tại: không có

3. Kế hoạch: Thời gian tới 2018-2019 nhà trường có kế hoạch kiểm định, đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp ngoài. 

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 9.4  đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 9.5: Hằng năm, trường có kế hoach cụ thể và các biện pháp thực hiện việc cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo trên cơ sở kết quả tự đánh giá và kết quả đánh giá ngoài nếu có .

1. Mô tả:

Công tác tự đánh giá chất lượng đào tạo được Nhà trường đặc biệt chú trọng và tiến hành từ nhiều năm qua. Tự đánh và kiểm định chất lượng là công việc của toàn trường, công việc này cụ thể hóa qua các quy định, thông tư hướng dẫn của Bộ LĐTBXH như thông tư hướng dẫn: số 03,07/2017/TT-BLĐTBXH một cách kịp thời và có hiệu chỉnh hàng năm. Trực tiếp chỉ đạo của Hiệu trưởng trường, Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng đề xuất lập kế hoạch cụ thể tới từng nhóm chuyên trách trong Hội đồng tự đánh giá trường. Kế hoạch công việc được thể hiện qua các báo cáo  đánh giá của các nhóm chuyên trách với các minh chứng bổ sung. (Các kế hoạch, biện pháp thực hiện minh chứng bổ sung 2016);(9.5.01). Hàng năm, dự báo thông tin và chỉnh sửa bổ sung nội dung tình hình thực tế các tiêu chi đạt được (Các kế hoạch chỉ tiêu dự kiên điều chỉnh bổ sung tiêu chuẩn 2014, 2015, 2016);(9.5.02).

 

2. Đánh giá:

- Điểm mạnh: Trường có kế hoạch hàng năm điều chỉnh đánh giá các tiêu chuẩn trong các tiêu chi, khi thay đổi chương trình, mục tiêu đào tạo các ngành nghề trong nội bộ Khoa, bộ môn chuyên môn nhằm sát thực tế sản xuất, dịch vụ.

- Những tồn tại: không có

3. Kế hoạch: không có

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 9.5  đạt: 01 điểm

 

Tiêuchuẩn 9.6: Trường có tỷ lệ 80% người học có việc làm phù hợp với chuyên ngành hoặc nghề đào tạo sau 6 tháng kể từ khi tốt nghiệp.

1. Mô tả:

Nhà trường luôn nắm bắt các thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp có các ngành nghề phù hợp với các nghề mà trường đang đào tạo như Điện công nghiệp, Công nghệ ô tô, Chăn nuôi thú y, Trồng trọt, Kế toán, Quản trị kinh doanh... Trong những năm qua nhà trường luôn chủ động thay đổi chương trình đào tạo, phương thức đào tạo với sự góp ý  từ các doanh nghiệp làm sao cho phù hợp với điều kiện công việc hiện nay của các doanh nghiệp tuyển dụng. Ngoài ra, trong chương trình đào tạo nhà trường đã chủ động xây dựng chương trình môn học “Thực tập doanh nghiệp” được tổ chức theo từng học kỳ  nhằm giúp HSSV có điều kiện tiếp xúc sớm với chuyên ngành mình được đào tạo, tích luỹ thêm kiến thức từ hoạt động học tập tại các doanh nghiệp, đồng thời chủ động liên hệ, ký cam kết với các đơn vị sử dụng lao động, các doanh nghiệp để giới thiệu việc làm cho học sinh sinh viên sau khi ra trường (Bảng ghi nhớ về việc cung ứng và tiếp nhận lao động của các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng 2014, 2015, 2016);(9.6.01). Do đó tỷ lệ HSSV có việc làm đúng chuyên ngành được đào tạo sau tốt nghiệp luôn đạt trên 80% (Thống kê việc làm sau ra trường của Phòng công tác học sinh sinh viên viên  năm 2015,2016);(9.6.02);

            2. Đánh giá:

            - Điểm mạnh: Trung tâm Tuyên sinh và giới thiệu việc làm của trường đã tổ chức tốt thông tin giới thiệu việc làm cho HSSV; Tổ chức học phần “Học kỳ doanh nghiệp” theo từng học kỳ; nhà trường chủ động liên kết, hợp tác với các đơn vị sử dụng lao động, các doanh nghiệp trong việc tuyển dụng lao động; Tỷ lệ HSSV của trường có việc làm sau tốt nghiệp trên 80%.

           - Những tồn tại: Việc làm sau khi ra trường của học sinh sinh viên không đồng đều trong cơ cấu ngành nghề đào tạo, cấp đào tạo; Một phần học sinh sinh viên tốt nghiệp ra trường chưa có việc làm và làm trái ngành chủ yếu là giới nữ; Ngành kinh tế, quản lý đất đai, tình trạng ra trường không có việc làm sau 6 tháng còn có tỷ lệ cao.

            3. Kế hoạch: Không có.

            4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 9.6 đạt: 01 điểm.

Tự đánh giá tiêu chí 9, đạt: 6 điểm

PHẦN III

TỔNG HỢP KẾ HOẠCH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ

 

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề là vấn đề cấp bách của toàn xã hội nhằm hướng tới hội nhập quốc tế hiện nay, đây là phương thức đào tạo cần thiết và hết sức thiết thực để từ giúp học viên có thể nâng cao được kiến thức và kĩ năng nghề của mình, qua đó nâng cao năng suất lao động, góp phần phát triển kinh tế. Như vậy có thể thấy, giáo dục đào tạo nghề là một thành tố và là thành tố quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường lao động. Do vậy, ngoài những tiêu chí, tiêu chuẩn đã thực hiện trong thời gian qua, nhà trường cần tập trung hơn nữa trong việc xây dựng kế hoạch cụ thể, chiến lược trong thời gian tới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề từ đó dần khẳng định vị thế, thương hiệu của nhà trường đối với địa phương và xã hội, cụ thể như sau:

Tiêu chí 1: Trong thời gian từ nay đến 2020, nhà trường hoạch định các công việc chính:

- Xây dựng mục tiêu và nhiệm vụ theo tiêu chí trường chất lượng cao và nâng cấp nhà trường thành trường đại học vùng Nam Tây Nguyên.

- Đào tạo bồi dưỡng giáo viên cán bộ quản lý, xây dựng chương trình, giáo trình, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị tiên tiến đáp ứng đào tạo nguồn nhân lực đạt chuẩn vùng Lãnh thổ, Quốc gia, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

            Tiêu chí 2: Nhà trường đào tạo từ nghề ngắn hạn đến bậc cao đẳng với nhiều ngành nghề khác nhau, do vậy chương trình đào tạo phải luôn có sự đổi mới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo phù hợp với thực tiễn sản xuất hiện nay. Công tác tuyển sinh là nhiệm vụ sống còn của nhà trường được đẩy mạnh do vậy phải sử dụng mọi nguồn lực, mọi kênh thông tin để phục vụ công tác tuyển sinh là hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay.

Tiêu chí 3: Đội ngũ cán bộ, giáo viên hiện nay vẫn còn một số giáo viên đặc biệt là giáo viên trẻ chưa chuyên sâu về mặt tay nghề chuyên môn do vậy nhà trường có kế hoạch và tạo điều kiện cho giáo viên đi thực tế tại các doanh nghiệp để tích luỹ thêm kiến thức, kinh nghiệm và nâng cao tay nghề. Chứng chỉ kỹ năng nghề của Tổng cục giáo dục nghề nghiệp hiện nay ở giáo viên trong trường phần lớn chưa có, do vậy nhà trường tiếp tục tạo điều kiện mọi mặt để giáo viên có điều kiện thi và lấy chứng chỉ đảm bảo chuẩn sư phạm dạy nghề  để bổ sung vào hồ sơ chuẩn giáo viên nghề cơ hữu.

Tiêu chí 4: Chương trình, giáo trình các ngành, nghề  đào tạo của nhà trường  phải sát với thực tế sản xuất, phù hợp với yêu cầu sử dụng lao động của các đơn vị sử dụng lao động đảm bảo học viên sau khi tốt nghiệp có khả năng làm việc trực tiếp tại các doanh nghiệp và không phải qua đào tạo lại. Năm  2019, phải có đầy đủ giáo trình, tài liệu để giảng dạy, nghiên cứu và học tập và phải có kế hoạch cập nhật bổ sung thường xuyên các thông tin mới trong thực tế sản xuất vào tài liệu dạy học.

Tiêu chí 5: Để thực hiện chương trình đào tạo gắn với thực tiễn sản xuất và đổi mới trong phương pháp giảng dạy tích hợp, trong thời gian tới nhà trường tiếp tục đầu tư thêm trang thiết bị, cơ sở vật chất, giáo trình các chuyên ngành đào tạo phù hợp nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy, học tập từ đó nâng cao hơn chất lượng dạy nghề và rèn luyện kỹ năng cho học viên nhằm đáp ứng nhu cầu lao động của các doanh nghiệp hiện nay. Ngoài ra, để đảm bảo nguồn tài liệu học tập, giảng dạy ngày càng phong phú thì thư viện  trường cần mở rộng quan hệ với các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp nhằm đảm bảo nguồn tài liệu mới nhất, phù hợp nhất hiện nay.

Tiêu chí 6: Công tác nghiên cứu khoa học hiện nay trong nhà trường là hết sức cần thiết nhằm nâng cao kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn cho giáo viên và học sinh. Do vậy, trong thời gian tới nhà trường tiếp tục tạo điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí để kích thích các đề tài nghiên cứu khoa học đặc biệt là những đề tài mang tính thực tiễn cao, ứng dụng được trong công việc và trong đào tạo hiện nay. Nhà trường cần phối kết hợp với các địa phương, các đơn vị tổ chức nước ngoài để kịp thời chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới ứng dụng trong sản xuất và hợp tác đào tạo, xây dựng chương trình để mở rộng quy mô phát triển nhà trường nhằm từng bước khẳng định thương hiệu của nhà trường trong xã hội.

Tiêu chí 7: Các Phòng, Khoa, Bộ môn trong nhà trường cần xây dựng kế hoạch tài chính hằng năm nhằm phục vụ cho công việc, phục vụ cho công tác đào tạo phù hợp với nguồn tài chính hằng năm của nhà trường để từ đó Phòng Tài chính, kế toán  có cơ sở lập dự toán cho sát thực tế, phù hợp với chương trình đào tạo của nhà trường hiên nay.

Tiêu chí 8: Để nắm bắt được tâm tư, nguyên vọng và đảm bảo phục vụ tốt hơn cho người học nhà trường cần đẩy mạnh hơn nữa về công tác phỏng vấn, khảo sát và thu thập thông tin từ phía giảng viên, học viên, các cơ sở liên kết đào tạo và các doanh nghiệp tuyển dụng về mục tiêu, chương trình đào tạo, các dịch vụ khác phục vụ cho người học trong nhà trường hiện nay. Ngoài ra cần đa dạng hoá cập nhật thông tin, cung cấp thường xuyên hơn các nội dung các văn bản quy định, quy chế  đào tạo và các thông tin cần thiết khác thông qua website  nhà trường để người học kịp thời cập nhật, tham khảo.

Tiêu chí 9: Để giám sát, đánh giá chất lượng đào tạo hiện nay nhà trường cần tiếp tục cải tiến trong chương trình đào tạo, phương thức đào tạo gắn với nhu cầu thực tiễn công việc hiện nay, đồng thời tiếp tục hoàn thiện hoạt động tự đánh giá chất lượng và kiểm định chất lượng theo quy định trong thời gian sớm nhất. Nhà trường, thường xuyên và định kỳ tiến hành kiểm tra, khảo sát về chất lượng hoạt động dạy, học trong và ngoài trường hiện nay, đồng thời thường xuyên tổ chức thu thập thông tin từ nhiều doanh nghiệp tuyển dụng lao động và thông tin việc làm từ phía học viên sau khi tốt nghiệp để từ đó có sự nghiên cứu, điều chỉnh trong hoạt động đào tạo làm sao phù hợp với thực tế lao động hiện nay.

 

 

PHẦN IV

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận:

Có nhiều giải pháp cũng như công cụ để nâng cao chất lượng đào tạo, một trong những công cụ khá hiệu quả hiện nay là Bộ tiêu chí kiểm định của Bộ LĐTBXH. Kiểm định nhằm đáp ứng tiêu chuẩn, tiêu chí đã đề ra, trên cơ sở kiểm chứng bằng phương pháp định lượng hoặc định tính. Kiểm định chất lượng cũng là một trong những hoạt động khẳng định "Thương hiệu" của trường; cụ thể thông qua công tác tự kiểm định, giáo viên, học viên, cán bộ quản lý và các nhóm hưởng lợi cùng nhìn về một hướng là mục tiêu đào tạo gắn liền với chuẩn đầu ra và các hoạt động trước, trong và sau đào tạo. Mục tiêu và hoạt động này nhằm giúp Ban giám hiệu nhà trường hướng đến thực hiện cải tiến liên tục và đề ra các giải pháp khoa học, nhằm giúp trường ngày một tiệm cận 100% các yêu cầu trong Bộ tiêu chí kiểm định đã đề ra, cụ thể qua các giải pháp sau:

1. Đổi mới nhận thức về vai trò của đội ngũ giáo viên, người học, cán bộ quản lý và người sử dụng lao động trước yêu cầu của từng tiêu chuẩn kiểm định.

2. Lập kế hoạch, chiến lược phát triển trường thành trường Đại học vùng Nam Tây Nguyên và đạt chuẩn trường chất lượng cao đến năm 2020.

3. Đổi mới phương pháp giảng dạy học từ phương pháp dạy học truyền thống sang phương pháp dạy học tích cực.

4. Lập đề án phát triển 7 ngành trọng điểm quốc gia đã đăng ký thành hiện thực trước năm 2019 (TCVN).

5. Lập kế hoạch tuyển dụng và đào tạo đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đạt chuẩn kỹ năng nghề trong năm 2019.

6. Xây dựng "Văn hóa chất lượng", "Văn hóa tổ chức" của nhà trường.

7. Tăng cường các điều kiện phục vụ dạy và học như phương tiện dạy học và trang thiết bị đào tạo hiện đại, đáp ứng yêu cầu nền công nghiệp 4.0 

2. Kiến nghị:

Nằm trong hệ thống khối trường đã kiểm định, ngoài những chính sách cũng như được sự qua tâm của  Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc chọn nghề trọng điểm và trường chất lượng cao đến năm 2020. Trường Cao đẳng công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc kính đề nghị Vụ kiểm định, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐTBXH nghiên cứu để cho trường có kết quả kiểm định và tham gia kiểm định đánh giá ngoài trong thời gian tới.                               

                                      HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

PHỤ LỤC

 

Phụ lục 1. Quyết định thành lập Hội đồng tự kiểm định chất lượng dạy nghề của Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc

 

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG CAO ĐẲNG

CÔNG NGHỆ VÀ KINH TẾ BẢO LỘC

Số     /QĐ -TCHC

C       CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                       Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

   Bảo Lộc, ngày  02 tháng 06  năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

V/v: Thành lập Ban thư ký và các nhóm công tác chuyên trách

cho quá trình Tự đánh giá chất lượng đào tạo

 

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ KINH TẾ BẢO LỘC

- Thực hiện thông tư 15/2017/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường Cao đẳng;

            - Căn cứ quyết định số 1752/QĐ-BNN-TCCB ngày 23/6/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc;

          - Theo đề nghị của Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính

 

QUYẾT ĐỊNH

            Điều 1. Thành lập ban thư ký và các nhóm công tác chuyên trách cho quá trình tự đánh giá của Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc (có danh sách kèm theo).

            Điều 2. Ban thư ký và các nhóm công tác chuyên trách thực hiện các nhiệm vụ do Hội đồng tự đánh giá chất lượng giáo dục của Trường giao và triển khai quá trình tự đánh giá theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ban thư ký và các nhóm chuyên trách tự giải tán khi hoàn thành nhiệm vụ.

            Điều 3. Trưởng các Phòng, Khoa, Bộ môn và các thành viên Ban thư ký và các nhóm công tác chuyên trách chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- Cục KT&KĐCLGD (để báo cáo)

- Lưu  VP, Phòng KT&KĐCL

                           HIỆU TRƯỞNG

                        

 

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG CAO ĐẲNG

CÔNG NGHỆ VÀ KINH TẾ BẢO LỘC

Số     /QĐ -TCHC

C       CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Bảo Lộc, ngày 02 tháng 06  năm 2017

 

         

 

DANH SÁCH BAN THƯ KÝ

VÀ NHÓM CÔNG TÁC CHUYÊN TRÁCH

(Kèm theo quyết định số:  /QĐ- TCHC, ngày   tháng 06 năm 2017 của Hiệu trưởng       Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc)

I. BAN THƯ KÝ:

STT

Họ và tên

Chức danh, chức vụ

Nhiệm vụ

1

Phạm Vĩnh Trường

Ủy viên hội đồng

Trưởng Ban

2

Nguyễn Văn Chiến

P. Phòng KT&KĐCL

Thư ký

3

Vũ Thị Thủy

Trưởng bộ môn Ctr-PL

Thư ký

4

Nguyễn Thị Phúc Anh

GV. Khoa Kinh tế

Thư ký

 

II. NHÓM CÔNG TÁC CHUYÊN TRÁCH:

1.Nhóm công tác chuyên trách 1:

 1.1 Tiêu chí 1: Mục tiêu,sứ mạng, tổ chức và quản lý

 1.2 Tiêu chí 9: Giám sát, đánh giá chất lượng

 

STT

Họ và tên

 Chức vụ

Nhiệm vụ

1

Phạm Cân

Phó Hiệu trưởng

Trưởng nhóm

2

Vũ Thị Thủy

Trưởng bộ môn Ctr-PL

Thư ký

3

Nguyễn Văn Chiến

P. Phòng KT&KĐCL

Ủy viên

2. Nhóm công tác chuyên trách 2:

 2.1 Tiêu chí 2: Hoạt động đào tạo

 2.2 Tiêu chí 4: Chương trình, giáo trình

STT

Họ và tên

 Chức vụ

Nhiệm vụ

01

Tạ Quang Huy

Trưởng phòng Đào tạo

Trưởng nhóm

02

Đào Duy Phước

Phó trưởng phòng Đào tạo

Thư ký

03

Võ Thành Sơn

Trưởng Khoa kinh tế

Thư ký

04

Nguyễn Tuấn Sơn

Trưởng Khoa kinh tế

Ủy viên

05

Trần Thị Lan Anh

Giáo viên Khoa Kinh tế

Ủy viên

06

Nguyễn Thị Phúc Anh

Giáo viên Khoa Kinh tế

Ủy viên

07

Vũ Thị Mai Oanh

GV. Khoa CNTT&NN

Ủy viên

 

3. Nhóm công tác chuyên trách 3:

 Tiêu chí 3: Nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động

STT

Họ và tên

 Chức vụ

Nhiệm vụ

01

Lương Ánh

Phó hiệu trưởng

Trưởng nhóm

02

Phạm Hữu Kha

Trưởng phòng TC- HC

Thư ký

03

Nghiêm Th Hồng Hải

GV. Khoa CNTT&NN

Ủy viên

04

Trần Ngọc Thảo My

GV. Bộ môn CTr-Pháp luật

Ủy viên

 

4. Nhóm công tác chuyên trách 4:

 Tiêu chí 8: Dịch vụ Người học

TT

Họ và tên

Chức vụ

Nhiệm vụ

01

Nguyễn Tất Nghiêm

Trưởng phòng công tác HSSV

Trưởng nhóm

02

Trịnh Thị Ánh Nhung

Giáo viên Khoa KHCB

Thư ký

03

Phạm Hữu Linh

Giáo viên Khoa Kinh tế

Ủy viên

04

Vi Vũ Việt Anh

GV. Bộ môn CTr-PL

Ủy viên

 

5. Nhóm công tác chuyên trách 5:

 Tiêu chí 6: Nghiên cứu Khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế

TT

Họ và tên

Chức vụ

Nhiệm vụ

01

Phan Quốc Hoàn

Phó trưởng phòng Đào tạo

Trưởng nhóm

02

Trương Thị Thùy Trang

Giáo viên Khoa Kinh tế

Thư ký

03

Phạm yến Vy

Giáo viên Khoa Kinh tế

Ủy viên

04

Hoàng Thị Ngoan

Giáo viên Khoa KHCB

Ủy viên

 

6. Nhóm công tác chuyên trách 6:

 Tiêu chí 5: Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và thư viện.

TT

Họ và tên

Chức vụ

Nhiệm vụ

01

Phạm Ngọc Linh

Trưởng phòng QTTH

Trưởng nhóm

02

Vũ Thanh Hồng

P.Trưởng phòng QTTH

Thư ký

03

Nguyễn Thùy Dương

GV. Khoa CNTT&NN

Ủy viên

 

7. Nhóm công tác chuyên trách 7:

 Tiêu chí 7: Quản lý tài chính

TT

Họ và tên

Chức vụ

Nhiệm vụ

01

Nguyễn Đình Hợi

TP. Tài chính, kế toán

Trưởng nhóm

02

Lê Thị Thanh Bình

Giáo viên Khoa Kinh tế

Thư ký

03

Vương Thị Hải Yến

Cán bộ phòng TCKT

Ủy viên

 

Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- Cục KT&KĐCLGD (để báo cáo)

- Lưu  VP, Phòng KT&KĐCL

                           HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 2: Kế hoạch tự đánh giá các hoạt động của nhà trường

 

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG CAO ĐẲNG

CÔNG NGHỆ VÀ KINH TẾ BẢO LỘC

 

        CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

              Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

                             Bảo Lộc, ngày  02  tháng 06 năm 2017

 

KẾ HOẠCH TỰ ĐÁNH GIÁ

1. Mục đích tự đánh giá:

- Cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo các hệ giáo dục nghề nghiệp, tạo cơ sở kiểm định chất lượng đánh giá ngoài;

- Cập nhật cơ sở dữ liệu chung cho nhà trường sau 3 năm tự đánh giá;

- Viết báo cáo tự đánh giá giáo dục nghề nghiệp đến 31/12/2017 hoàn thành.

- Thu thập các minh chứng mới

2. Phạm vi tự đánh giá:

Đánh giá các hoạt động của trường Cao đẳng theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trong một chu kỳ kiểm định chất lượng (tiêu chí đánh giá được ban hành theo thông tư số 15/2017/TT-BLĐTBXH, ngày 08/06/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội). Bộ 100 tiêu chuẩn nằm trong 9 tiêu chí kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Số liệu trong báo cáo tự đánh giá được tính  từ 1/1/ 2014 đến ngày 31/12/2016.

3. Hội đồng tự đánh giá:

3.1. Thành phần Hội đồng tự đánh giá chất lượng đào tạo:

Hội đồng tự đánh giá được thành lập theo Quyết định số 39/QĐ-TCHC ngày 22 tháng 02 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng công nghệ và Kinh tế Bảo lộc.

3.2. Đơn vị đảm bảo chất lượng/nhóm công tác:

- Ban thư ký (có danh sách kèm theo)

- Các nhóm công tác chuyên trách (có danh sách kèm theo)

3.3. Phân công thực hiện:

TT

Tiêu chí

Nhóm chịu trách nhiệm

Thời gian thực hiện

Ghi chú

1

1 và 9

Nhóm 1

 

 

 

 

 

 

Từ 16/6/2017  đến 15/9/2017

- Tiêu chí 1: Mục tiêu, sứ mạng và tổ chức quản lý

 - Tiêu chí 9: Giám sát, đánh giá chất lượng.

 

2

2 và 4

Nhóm 2

- Tiêu chí 2: Hoạt động đào tạo

- Tiêu chí 4: Chương trình, giáo trình

3

3

Nhóm 3

Tiêu chí 3: Nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động

4

8

Nhóm 4

Tiêu chí 8: Dịch vụ người học

5

6

Nhóm 5

Tiêu chí 6: Nghiên cứu Khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế

6

5

Nhóm 6

Tiêu chí 5: cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và thư viện.

7

7

Nhóm 7

 Tiêu chí 7: Quản lý tài chính

 

4. Kế hoạch huy động các nguồn lực:

            Các nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và tài chính cần huy động hoặc cung cấp cho từng hoạt động tự đánh giá, thời gian cần được cung cấp như sau:

4.1. Nhân lực:

Nguồn nhân lực chính: Hội đồng tự đánh giá, Ban thư ký, 7 nhóm công tác chuyên trách và Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng. Ngoài ra, phân công cán bộ, nhân viên các Phòng, Khoa, Bộ môn tham gia thu thập  thông tin và minh chứng, Cán bộ phụ trách quản trị mạng của trường bổ sung đầy đủ, kịp thời các thông tin lên website.

4.2. Cơ sở vật chất:

NHÓM

T.HIỆN

Tiêu chí

Các hoạt động

Các loại nguồn lực cần được huy động/cung cấp

1

1

- Thu thập thông tin/minh chứng

- Gặp gỡ giáo viên, cán bộ, viên chức, lãnh đạo cấp trên, học viên, người sử dụng lao động…phỏng vấn, trao đổi.

- Các văn bản, tài liệu của các cấp, nhà nước và nhà trường…

- Các câu hỏi phỏng vấn

 

2

2

- Thu thập thông tin/minh chứng

- Gặp gỡ giáo viên, cán bộ, viên chức, lãnh đạo cấp trên, các cơ sở liên kết đào tạo, người sử dụng lao động, học viên … để phỏng vấn, trao đổi, điều tra…

- Các văn bản, tài liệu của các cấp, nhà nước và nhà trường…

- Các câu hỏi phỏng vấn

- Phiếu điều tra

 

3

3

- Thu thập thông tin/minh chứng

- Gặp gỡ giáo viên, cán bộ, viên chức, lãnh đạo cấp trên, học viên, người sử dụng lao động…để phỏng vấn, trao đổi, thu thập thông tin…

- Các văn bản, tài liệu của các cấp, nhà nước và nhà trường…

- Các câu hỏi phỏng vấn

- Phiếu điều tra

 

2

4

- Thu thập thông tin/minh chứng

- Gặp gỡ giáo viên, cán bộ, viên chức, lãnh đạo cấp trên, một số Trường bạn, các cơ sở liên kết đào tạo, người sử dung lao động, học viên… để phỏng vấn, trao đổi, điều tra.

- Các văn bản, tài liệu của các cấp, nhà nước và nhà trường…

- Các câu hỏi phỏng vấn

- Phiếu điều tra

 

6

5

- Thu thập thông tin/minh chứng

- Gặp gỡ giáo viên, cán bộ, viên chức, lãnh đạo cấp trên, cơ sở liên kết đào tạo, người sử dụng lao động, học viên …để phỏng vấn, trao đổi, điều tra

- Các văn bản, tài liệu của các cấp, nhà nước và nhà trường…

- Thống kê trực tiếp các phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, trại thực nghiệm, thư viện…

- Các câu hỏi phỏng vấn

- Phiếu điều tra

5

6

- Thu thập thông tin/minh chứng

- Gặp gỡ giáo viên, cán bộ, viên chức, lãnh đạo cấp trên, cơ sở liên kết đào tạo, người sử dụng lao động, học viên, địa phương…để phỏng vấn, trao đổi, thu thập thông tin…

- Các văn bản, tài liệu của các cấp, nhà nước và nhà trường…

- Các câu hỏi phỏng vấn

- Phiếu điều tra

 

 

 

 

7

 

 

7

- Thu thập thông tin/minh chứng

- Gặp gỡ giáo viên, cán bộ, viên chức, học viên, các cơ sở liên kết đào tạo, phòng Tài chính, kế toán… để phỏng vấn, trao đổi, thu thập thông tin…

- Các văn bản, tài liệu của các cấp, nhà nước và nhà trường…

- Quy chế chi tiêu nội bộ

- Bản tài chính từng năm

- Các câu hỏi phỏng vấn

 

4

8

- Thu thập thông tin/minh chứng

- Gặp gỡ giáo viên, cán bộ, viên chức, lãnh đạo cấp trên, cơ sở liên kết đào tạo, học viên…để phỏng vấn, trao đổi, thu thập thông tin…

- Các văn bản, tài liệu của các cấp, nhà nước và nhà trường…

- Các câu hỏi phỏng vấn

- Phiếu điều tra

 

1

9

- Thu thập thông tin/minh chứng

- Gặp gỡ giáo viên, cán bộ, viên chức, lãnh đạo cấp trên, cơ sở liên kết đào tạo, học viên…để phỏng vấn, trao đổi, thu thập thông tin…

- Các văn bản, tài liệu của các cấp, nhà nước và nhà trường…

- Các câu hỏi phỏng vấn

- Phiếu điều tra

 

 

5. Kế hoạch thu thập thông tin ở ngoài trường:

- Các thông tin cần thu thập :

+ Thông tin về tổ chức, quản lý trong đào tạo của nhà trường.

+ Thông tin về hoạt động đào tạo của nhà trường

+ Thông tin về chất lượng giáo viên và quy hoạch các chức danh lãnh đạo

+ Thông tin về cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và thư viện

+ Thông tin về công tác Nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ KHKT

+ Thông tin về quản lý tài chính

+ Thông tin về dịch vụ người học

+ Thông tin về giám sát, đánh giá chất lượng

- Nguồn cung cấp:

+ Cán bộ giáo viên

+ Học viên

+ Phụ huynh

+ Các địa phương

+ Các đơn vị liên kết đào tạo

+ Các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tuyển dụng lao động

+ Phòng Tài chính, kế toán

- Thời gian 4 tuần

- Kinh phí cần có do các nhóm công tác đề xuất chi tiết

6. Kế hoạch thuê chuyên gia từ bên ngoài (không)

8. Thời gian biểu:

Thời gian thực hiện tự đánh giá khoảng 6 tháng, dự kiến từ 8/6/2017 đến  8/12/2017)

STT

Nội dung công việc

Đối tượng

thực hiện

Từ ngày

Đến ngày

 

 

    1

 

- Họp lãnh đạo trường thảo luận mục đích, phạm vi, thời gian biểu và xác định các thành viên hội đồng tự đánh giá.

- Ra quyết định hội đồng và các thành viên tự đánh giá chính thức.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên hội đồng.

- Dự kiến nhóm công tác chuyên trách để giúp các thành viên hội đồng thực hiện trách nhiệm được giao.

- Hiệu trưởng

 

 

 

 

- P.Tổ chức, hành chính

 

8/6/2017

15/6/2017

 

 

 

 

 

2

- Các nhóm chuyên trách lập kế hoạch thực hiện: Xác định thành viên và phân công nhiệm vụ trong nhóm.

(gửi kế hoạch cho ban thư ký).

- Thu thập thông tin và minh chứng. Xử lý, phân tích thông tin và minh chứng thu được.

- Thống kê và viết cơ sở báo cáo.

- Họp hội đồng tự đánh giá: các nhóm chuyên trách và ban thư ký báo cáo tiến độ thực hiện, xử lý các khó khăn trong quá trình thực hiện. 

- Nhóm chuyên trách

 

 

- Nhóm chuyên trách

 

- Ban thư ký

- Họp Hội đồng

 

16/6/2017

15/9/2017

 

 

3

- Chỉnh sửa báo cáo tự đánh giá, kiểm tra chéo minh chứng thu thập của các nhóm, nhận xét phản biện nội bộ. 

- Ban thư ký

- Nhóm chuyên trách

16/9/2017

15/10/2017

   4

- Hoàn thiện báo cáo tự đánh giá

Ban thư ký

16/10/2017

1/11/2017

 

 

5

- Thông qua báo cáo tự đánh giá.

- Công bố bản báo cáo tự đánh giá đã hoàn thiện trong nội bộ trường.

- Cập nhật báo cáo mới cho Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Hội đồng

- Ban thư ký

 

 

- Phòng KT&KĐCL

2/11/2017

8/12/2017

                                                                                                           

 HIỆU TRƯỞNG

                                                                                   

 

 

 

Phụ lục 3

                                BẢNG MÃ CÁC MINH CHỨNG

 

Số

TT

Tiêu

chí

Tiêu chuẩn

Mã minh chứng

Minh chứng sử dụng chung cho các tiêu chí, tiêu chuẩn

Tên minh chứng

1

 

 

1

 

 

1.1

1.1.01.b

 

Biên bản họp Hội đồng trường.

2

1.1.02.b

 

Hiệu trưởng đề nghị phê duyệt Điều lệ trường.

3

1.1.01.c

 

Sổ tay chất lượng, chính sách  năm học 2014-2015, 2015-2016, 2016-2017

4

 

 

 

1

 

 

 

1.2

1.2.01.b

 

Báo cáo tổng kết các năm  2014, 2015, 2016

5

1.2.02.b

 

Thống kê số lượng tuyển sinh  nghề từ năm 2004, 2015, 2016.

6

1.2.01.c

 

 

Bản ghi nhớ giữa quỹ hỗ trợ công nhân, về việc hỗ trợ liên kết đào tạo cho doanh nghiệp và người lao động - Trường Cao đẳng nghề Cao su Bình Phước

7

 

 

 

1

 

 

 

 

1.3

 

1.1.01.c

Sổ tay chất lượng, chính sách chất lượng các năm học từ 2014, 2015, 2016;(1.3.01.a).

8

1.3.01.b

 

Ngành nghề bổ sung 2014, 2015, 2016

9

1.3.02.b

 

 Mục tiêu chất lượng, kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng các bộ phận các năm 2014, 2015, 2016.

10

1.3.01.c

 

Báo cáo tổng kết các năm:2014, 2015, 2016.

11

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

1.3

1.3.02.c

 

Báo cáo tổng hợp mục tiêu chất lượng hàng năm từ 2014, 2015, 2016.

12

1.3.03.c

 

Chương trình, lịch đánh giá, báo cáo kết quả, biên bản họp xem xét, phiếu khắc phục phòng ngừa sau đánh giá nội bộ các năm 2014, 2015, 2016

13

1.3.04.c

 

 

Chương trình đánh giá, báo cáo kết quả, biên bản họp xem xét, phiếu khắc phục phòng ngừa sau đánh giá giám sát các năm 2014, 2015, 2016

14

 

 

 

 

1

 

 

 

 

1.4

1.4.01.a

 

Biên bản họp đại hội viên chức năm 2014, 2015, 2016

15

1.4.02.b

 

 

Các biên bản họp: bổ nhiệm, thi đua đánh giá viên chức các năm từ 2014, 2015, 2016

16

1.4.01.c

 

Mục tiêu chất lượng, kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng các bộ phận các năm 2014, 2015, 2016

17

1.4.02.c

 

Các biên bản họp giao ban định kỳ năm từ 2014, 2015, 2016

18

 

 

1

 

 

1.5

1.5.01.a

 

Định hướng phát triển Trường Cao đẳng Công nghệ & Kinh tế  Bảo Lộc đến năm 2020

19

1.5.02.a

 

Quy hoạch nguồn nhân sự cấp ủy và cán bộ lãnh đạo từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo

 

20

1

 

1

1.5

 

 

1.5

1.5.03.a

 

Quy định về việc học tập nâng cao trình độ của trường

21

1.5.04.a

 

Quy định về việc nghiên cứu Khoa học của trường

22

1.5.05.a

 

Báo cáo tuyển dụng giáo viên, cán bộ quản lý năm từ 2014, 2015, 2016

23

 

 

 

 

1

 

 

 

 

1.5

1.5.01.b

 

Kế hoạch, quy trình, phương pháp đánh giá, phân loại giáo viên, cán bộ quản lý);(Thống kê kết quả dự giờ giáo viên năm từ  2014, 2015, 2016 .

24

1.5.02.b

 

Danh sách phân loại đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý hàng 2014, 2015, 2016 .

25

1.5.03.b

 

Danh sách giáo viên tham gia các khóa tập huấn bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học các năm 2014, 2015, 2016

26

 

 

 

 

1

 

 

 

 

1.5

1.5.01.c

 

Quy định về việc học tập nâng cao trình độ của trường

27

1.5.02.c

 

Phiếu đăng ký học tập của giáo viên, cán bộ công nhân viên các năm 2014, 2015, 2016.

28

1.5.03.c

 

Quy trình tuyển dụng nhân sự

29

1.5.04.c

 

Báo cáo kết quả thực hiện bồi dưỡng chuyên môn,nghiệp vụ cho giáo viên và cán bộ hàng năm

30

1.5.05.c

 

Dự án cải tạo nâng cấp nhà làm việc, giảng đường

31

1.6.01.c

 

Mô tả công việc của các lãnh đạo Phòng, Khoa, Bộ môn, Trung tâm, giáo viên, nhân viên

32

 

 

1

 

 

1.6

 

1.3.01.c

Báo cáo tổng kết hội nghị CBVC 2014, 2015, 2016;(1.6.02.c).

33

1.6.03.c

 

Chương trình, lịch đánh giá, báo cáo kết quả, biên bản họp xem xét, phiếu khắc phục phòng ngừa sau đánh giá nội bộ các năm 2014, 2015, 2016.

34

1.6.04.c

 

Biên bản  họp Hội đồng thi đua khen thưởng các 2014, 2015, 2016

35

 

 

 

1

 

 

 

1.7

1.7.01.a

 

 Lịch và biên bản kiểm tra định kỳ tại các bộ phận năm 2014,2015, 2016

36

 

1.7.01.a

Lịch và biên bản kiểm tra tại các bộ phận theo các năm 2014,2015, 2016. (1.7.02.a)

37

1.7.03.a

 

Báo cáo kết quả giám sát giảng dạy các năm 2014, 2015, 2016.

38

 

 

1

 

 

 

1.7

 

1.6.03.c

Chương trình, lịch đánh giá, báo cáo kết quả, biên bản họp xem xét, phiếu khắc phục phòng ngừa sau đánh giá nội bộ các năm 2014, 2015, 2016. (1.7.04.a)

39

1.7.01.b

 

 Thủ tục kiểm soát hành động khắc phục phòng ngừa sau đánh giá 2014, 2015, 2016.

40

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

1.7

1.7.02.b

 

Thủ tục đánh giá nội bộ  2014, 2015, 2016.

41

1.7.01.c

 

Lịch và biên bản kiểm tra tại các bộ phận các năm 2014, 2015, 2016 .

42

1.7.02.c

 

Báo cáo kết quả giám sát giảng dạy các năm 2014, 2015, 2016

43

 

1.7.02.b

Thủ tục đánh giá nội bộ 2014, 2015, 2016.(1.7.03.c)

44

1.7.04.c

 

Chương trình, lịch đánh giá, báo cáo kết quả, biên bản họp xem xét, phiếu khắc phục phòng ngừa sau đánh giá nội bộ các năm 2014, 2015, 2016

45

 

1.7.04.c

Chương trình đánh giá, báo cáo kết quả, biên bản họp xem xét, phiếu khắc phục phòng ngừa sau đánh giá giám sát các năm 2014, 2015, 2016. (1.7.05.c)

46

 

 

 

 

1

 

 

1

 

 

 

 

1.8

 

 

1.9

 

1.7.01.c

Lịch và biên bản kiểm tra tại các bộ phận các năm 2014, 2015, 2016;(1.8.01)

47

 

1.7.02.c

Báo cáo kết quả giám sát giảng dạy các năm 2014, 2015, 2016 (1.8.02).

48

1.8.03

 

Biên bản họp xem xét, phiếu khắc phục phòng ngừa sau đánh giá nội bộ các năm 2014, 2015, 2016.

 

49

1.8.04

 

Kế hoạch đánh  giá nội bộ 2014.

50

1.9.01.a

 

 Quyết định công nhận Đảng bộ trong sạch vững mạnh năm 2015, 2016.

51

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

1.9

 

1.9.02.a

 

Giải thưởng  nghề Cơ điện 2014, 2015

52

1.9.03.a

 

 Giáo viên đạt thành tích trong các Hội thi giáo viên dạy nghề giỏi, Hội thi thiết kế giáo án điện tử năm 2014, 2015

53

1.9.01.b

 

Báo cáo tổng kết hoạt động công đoàn các năm 2014, 2015, 2016

54

1.9.02.b

 

 Kế hoạch hoạt động văn thể - mỹ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam các năm 2014, 2015, 2016.

55

1.9.03.b

 

Hoạt động hiến máu nhân đạo, hành trình về nguồn 2014, 2015, 2016

56

1.9.04.b

 

Giấy khen của Thành đoàn, Tỉnh đoàn đối với phong trào của đoàn trường 2014, 2015, 2016

57

 

 

1

 

 

1.10

1.10.01

 

Báo cáo tổng kết hoạt động công đoàn các năm 2014, 2015, 2016

58

1.10.02

 

Báo cáo tổng kết của Đoàn thanh niên 2014, 2015, 2016 .

59

 

1.2.01.b

 Báo cáo tổng kết  2014, 2015, 2016. (1.10.03)

60

 

 

 

1

 

 

 

1.11

1.11.01

 

Báo cáo tổng kết hoạt động ban thanh tra nhân dân các năm 2014, 2015, 2016 .

61

 

1.11.02

 

Biên bản kiểm tra của ban kiểm tra 2014, 2015, 2016.

62

 

1.2.01.b

Báo cáo tổng kết các năm học2014, 2015, 2016;(1.11.03)

63

 

1

 

1.12

 

1.12.01.a

 

 Lịch sinh hoạt đầu khóa các năm 2014, 2015, 2016

64

1.12.02.a

 

Cẩm nang học viên trường 2014, 2015, 2016.

65

 

 

2

 

 

2.1

2.1.01.a

 

Quyết định  thành lập trường, chức năng nhiệm vụ .

66

2.1.02.a

 

Đề án phát triển trường đến năm 2020 .

67

2.1.03.a

 

Chứng nhận ngành nghề đào tạo

68

 

 

 

 

2

 

 

 

 

2.2

2.2.01.a

 

 Quy chế tuyển sinh học nghề Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

69

2.2.01.a

 

 Báo cáo kết quả thực hiện tuyển sinh hệ chính quy năm 2014, 2015, 2016.

70

2.2.02.a

 

Các quyết định mở ngành đào tạo 2015, 2016, 2017

71

2.2.01.b

 

Quy chế tuyển sinh riêng cho trường 2014, 2015, 2016.

72

2

2.2

2.2.02.b

 

Thông báo tuyển sinh học nghề các năm 2015, 2016, 2017.

73

 

 

2

 

 

2.3

2.3.01

 

Chỉ tiêu tuyển sinh các ngành 2015, 2016, 2017.

74

2.3.02

 

Mẫu bảng biểu tuyển sinh 2015, 2016, 2017

75

2.3.03

 

 Mẫu giấy trúng tuyển 2015, 2016, 2017.

76

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

2.4

2.4.01

 

Hợp đồng đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp

77

2.4.02

 

 Báo cáo công tác đào tạo với công ty nhôm Bauxit Bảo Lâm 2014, 2015, 2016.

78

2.4.03

 

Hợp đồng ôn thi nâng bậc thợ công ty nhôm Bauxit Bảo lâm 2015,2016

79

2.4.04

 

 Hợp đồng liên kết đào tạo với các trường: Đại học Quy Nhơn, Đại học Lâm Nghiệp, Đại học Tây Nguyên…Các Trung tâm Giáo dục dạy nghề Lâm Hà,Tân Phú, Định Quán, Thống Nhất, Trảng Bom ….Triển khai Ban quản lý dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm tỉnh Lâm Đồng 2017

80

2.4.05

 

Báo cáo thực tập của học viên các khóa ra trường năm 2014, 2015, 2016 .

81

2.4.06

 

Các phiếu góp ý thẩm định chương trình - giáo trình đào tạo của doanh nghiệp 2015,2016.

82

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

2.5

2.5.01.a

 

Kế hoạch đào tạo từng học kỳ, năm học2014, 2015, 2016 .

83

2.5.02.a

 

 Tiến độ đào tạo2014, 2015, 2016

84

2.5.03.a

 

Phân công giáo viên giảng dạy từng Môđun, môn học Khoa chuyên môn 2014, 2015, 2016.

85

2.5.04.a

 

Thời khóa biểu các lớp 2014,2015,2017.

86

2.5.01.b.

 

Kế hoạch khảo sát, phiếu khảo sát đánh giá về tiến độ, kết quả thực hiện kế hoạch đào tạo của giáo viên và cán bộ quản lý, thống kê kết quả khảo sát, báo cáo kết quả khảo sát 2015,2016.

87

2.5.02.b

 

 Biên bản thanh kiểm tra tiến độ đào tạo các năm 2014, 2015, 2016

88

 

 

 

 

2

 

 

 

 

2.6

 

2.6.01

 

Quy trình quản lý hoạt động giảng dạy: kế hoạch dự giờ, lịch dự giờ, báo cáo kết quả dự giờ, bảng thống kê phân tích kết quả giám sát giảng dạy 2014, 2015, 2016.

89

2.6.02

 

 Báo cáo kết quả giám sát giảng dạy các năm 2014, 2015, 2016 .

90

2.6.03

 

 Biên bản thanh kiểm tra tiến độ đào tạo các năm 2014, 2015, 2016

91

2.6.04

 

Báo cáo tháng, quí các năm 2014, 2015, 2016.

92

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.7

2.7.01.a

 

Danh mục các chương trình đào tạo 2014, 2015, 2016.

93

2.7.02.a

 

Đề cương chi tiết, quyết định ban hành chương trình 2014, 2015, 2016.

94

2.7.03.a

 

 Kế hoạch đào tạo từng học kỳ, năm học 2014, 2015, 2016.

95

2.7.04.a

 

Báo cáo kết quả giám sát năm 2014, 2015, 2016.

96

2.7.05.a

 

Báo cáo tháng, quý các năm 2014, 2015, 2016); Báo cáo tổng kết các năm 2014,2015, 2016 .

97

2.7.01.b

 

Báo cáo thực tập của học viên các khóa ra trường năm 2014, 2015, 2016; Các phiếu góp ý thẩm định chương trình - giáo trình đào tạo của doanh nghiệp

98

2.7.02.b

 

 Hợp đồng đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp; báo cáo công tác đào tạo với doanh nghiệp, nhu cầu tuyển dụng của  doanh nghiệp

2014, 2015, 2016

99

2.7.03.b

 

Quy trình thu thập và phân tích ý kiến học viên sau đào tạo và doanh nghiệp sử dụng lao động.

100

 

 

2.8.01.a

 

Nội dung, biên bản Hội thảo các năm 2014, 2015, 2016

 

101

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

2.8

2.8.02.a

 

Thông báo v/v hướng dẫn viết chương trình liên thông 3 cấp trình độ; biên soạn giáo án và tổ chức dạy học tích hợp, biên soạn đề thi tốt nghiệp 2015, 2016.

102

2.8.01.b

 

Báo cáo kết quả đánh giá bài giảng điển hình năm 2015, 2016.

103

2.8.02.b

 

 Danh sách dự thi tay nghề toàn quốc 2015, 2016

104

2.8.03.b

 

Danh sách giáo viên tham gia Hội giảng hàng năm, giấy khen Hội giảng cấp cơ sở 2015, 2016.

105

 

1.2.01.b

Báo cáo tổng kết năm học 2014,2015, 2016. (2.8.04.b).

106

 

 

     2

 

 

2.9

2.9.01

 

Danh sách giáo viên học nâng cao trình độ tin học trong giảng dạy 2014, 2015, 2016.

107

2.9.02

 

Các phần mềm đã ứng dụng, tự thết kế cho công tác quản lý, giảng dạy  2014, 2015, 2016.

108

 

 

 

2

 

 

 

2.10

2.10.01

 

Thông báo v/v hướng dẫn biên soạn đề thi tốt nghiệp 2014, 2015, 2016.

 

109

2.10.02

 

Báo cáo tổng kết các năm 2014, 2015, 2016.

110

2.10.03

 

 Nội quy thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp của Trường 2014, 2015, 2016

111

 

2

 

2.10.04

 

Quy trình đánh giá kết quả học tập học viên hệ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp.

112

 

 

 

2

 

 

 

2.11

 

2.10.04

 Quy trình đánh giá kết quả học tập học viên các hệ cao đẳng. (2.11.01)

113

2.11.02

 

Biên bản kiểm tra, dự giờ hàng năm 2014, 2015, 2016.

114

2.11.03

 

 Báo cáo kết quả thi kiểm tra  học kỳ năm 2014, 2015, 2016.

115

2.11.04

 

Biên bản kiểm tra giám sát sổ sách hành chính của giáo viên năm 2014, 2015, 2016.

116

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

2.12

2.12.01

 

Thông báo biên soạn đề thi tốt nghiệp, chứng chỉ ở các Trung tâm tin học ngoại ngữ 2014, 2015, 2016.

117

2.12.02

 

Kế hoạch thi học kỳ, tốt nghiệp 2014, 2015, 2016.

118

2.12.03

 

Quyết định thành lập Hội đồng, biên bản họp Hội đồng thi, chọn đề thi 2014, 2015, 2016.

119

2.12.04

 

 Báo cáo tổng hợp biên soạn đề thi 2014, 2015, 2016

120

2.12.05

 

Biên bản xét công nhận  tốt nghiệp năm 2014, 2015, 2016

121

2

2.13

2.13.01

 

Báo cáo thực tập tại cơ sở các  lớp 2014, 2015, 2016

122

 

 

2

 

 

2.14

2.14.01

 

Sổ điểm đánh giá kết quả học tập học viên các lớp 2014, 2015, 2016

123

2.14.02

 

Danh sách kết quả thi kiểm tra  học kỳ năm 2014, 2015, 2016;Biên bản kiểm tra giám sát thi của hội đồng thi học kỳ/tốt nghiệp năm 2014, 2015, 2016.

124

 

 

2

 

 

2.15

2.15.01

 

Biên bản họp đánh gia kế hoạch thi kiểm tra tốtng hiệp 2014, 2015,2016

125

 

1.2.01.b

Báo cáo tổng kết công tác đào tạo 2014, 2015, 2016;(2.15.02)

126

 

 

 

 

2

 

 

 

 

2.16

2.16.01.a

 

Quy định đào tạo liên thông giữa các trình độ dạy nghề của trường 2014.

127

2.16.02.a

 

Nhà trường cụ thể hóa về việc đào tạo liên thông trong trường2014, 2015, 2016

128

2.16.01.b

 

Chương trình đào tạo liên thông từ sơ cấp nghề lên trung cấp nghề và lên cao  đẳng

129

2.16.02.b

 

 

Văn bản về việc chấp thuận đào tạo liên thông lên Cao đẳng của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

130

2

2.16

2.16.03.b

 

Kế hoạch đào tạo liên thông và bảng kê  hồ sơ tuyển sinh các lớp liên thông 2014, 2015.

131

 

2

 

2.17

2.17.01

 

Biên bản kiểm tra đánh giá kế hoạch thi hế học kỳ năm 2014, 2015, 2016

132

 

1.2.01.b

Báo cáo tổng kết đánh giá năm học 2014, 2015, 2016; (2.17.02).

133

 

 

3

 

 

3.1

3.1.03

 

Biên bản về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ lãnh đạo đơn vị 2014, 2015, 2016.

134

3.1.04

 

Danh sách giáo viên nghiên cứu sinh 2014, 2015,2016

135

3.1.05

 

Danh sách tham gia các lớp tập huấn chuyên môn2014, 2015, 2016

136

 

 

 

 

3

 

 

 

 

3.2

3.2.01

 

Điều lệ trường cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo lộc

137

3.2.02

 

 

 

Chức năng nhiệm vụ, quyền lợi của các tổ chức đoàn thể trong trường.

138

3.2.03

 

Quy chế chi tiêu nội bộ 2014, 2015, 2016.

139

3.2.04

 

Biên bản báo cáo của ban thanh tra nhân dân 2014, 2015, 2016 .

140

3.2.05

 

Biên bản các cuộc họp giao ban 2014, 2015, 2016.

141

3

3.2

3.2.06

 

Danh sách cán bộ nhân viên đươc khen thưởng 2014, 2015, 2016.

142

 

 

 

 

3

 

 

 

 

3.3

3.3.01.a

 

Mục tiêu chất lượng, kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng từng năm học 2014, 2015, 2016

143

3.3.02.a

 

 Danh sách giáo viên đi học các khoá tập huấn phương pháp dạy kỹ năng nghề .

144

3.3.01.b

 

Danh sách giáo viên cơ hữu, thỉnh giảng dạy đạt chuẩn tin học , ngoại ngữ.

145

3.3.01.c

 

Danh sách giáo viên vừa dạy lý thuyết, vừa dạy thực hành .

146

 

 

 

3

 

 

 

3.4

3.4.01

 

Biên bản họp  hội nghị viên chức 2014, 2015, 2016.

147

3.4.02

 

Các chỉ tiêu kế hoạch  năm 2014, 2015, 2016.

148

3.4.03

 

Các quy chế đào tạo năm 2014, 2015, 2016.

149

3.04.04

 

Tổng hợp các hạn chế, ý kiến khắc phục 2014, 2015, 2016 .

150

 

 

3

 

 

3.5

3.5.01.a

 

Hồ sơ xếp hạng trường đạt loại một

 

151

3.5.02.a

 

Thống kê sỹ số các lớp học tổ chức theo phòng học chuyên môn tới khóa 42 (2017).

152

3.5.03.a

 

Danh sách giáo viên cơ hữu, thỉnh giảng dạy các hệ từ sơ cấp đến cao đẳng năm 2016.

153

3

3.5

 

1.2.01.b

Báo cáo tổng kết năm học các năm 2014, 2015 ,2016 ;(3.5.01.b), 

154

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

3.05

 

3.5.02.b

 

Danh mục các chương trình đào tạo các cấp nghề, đề cương chi tiết, quyết định ban hành chương trình các môn học 2016-2017.

155

3.5.03.b

 

Kế hoạch đào tạo từng học kỳ, năm học 2016-2017.

156

3.5.04.b.

 

Tiến độ đào tạo môn học, mô đun     2016 -2017.

157

3.5.05.b

 

 Số liệu thống kê giờ dạy của giáo viên năm học 2016-2017.

158

3.5.01.c

 

Danh sách giáo viên cơ hữu sau đại học 2016-2017.

159

3.5.02.c

 

Danh sách giáo viên có trình độ sau đại học đảm nhận các môn chuyên ngành 2016-2017.

160

 

 

 

3

 

 

 

3.6

3.6.01

 

Danh sách giáo viên đảm nhận môn học 2016

161

3.6.02

 

Số môn học có 2 giáo viên đảm nhiệm 2016.

162

3.6.03

 

Kế hoạch giảng dạy các môn trong Khoa năm 2014, 2015, 2016

163

3.6.04

 

Kế hoạch dự giờ năm 2015, 2016

164

3.6.05

 

 Biên bản kiểm tra sổ sách giáo viên 2015, 2016.

165

 

 

 

3

 

 

 

3.7

3.7.01

 

Nghị quyết Đảng ủy trường năm 2016.

166

3.7.02

 

Biên bản hội nghị công nhân viên chức năm 2015,2016

167

3.7.03

 

Kế hoạch hội thảo đổi mới phương pháp đào tạo năm 2016

168

3.7.04

 

Danh sách các giáo viên thực tế tại cơ sở 2016.

169

3.7.05

 

Danh sách giáo viên tham gia các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ năm 2015, 2016.

170

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

3.8

 

 

    

 

3.8.01.a

 

 Kế hoạch, danh sách giáo viên học các lớp chuyên môn sâu2016

171

3.8.02.a

 

Danh sách giáo viên học cao học, nghiên cức sinh năm 2014, 2015, 2016.

172

3.8.03.a

 

Quy chế chi tiêu nội bộ dành  giáo viên học sau đại học 2014 đến nay

173

3.8.01.b

 

Danh sách giáo viên tham gia hội giảng cấp trường 2014, 2015, 2016.

174

3.8.02.b

 

Hội thi thiết bị tự làm cấp trường, quốc gia các năm 2014, 2016.

175

 

 

3

 

 

3.9

3.9.01

 

Kế hoạch giáo viên đi thâm nhập thực tế tại Doanh nghiệp Khoa chăn nuôi -thú y 2015, 2016.

176

3.9.02

 

Kế hoạch, nội dung triển khai Hội thảo giới thiệu kỹ thuật mới của sở Khoa học công nghệ tỉnh Lâm đồng 2015, 2016 .

177

 

 

3

 

 

3.9

3.9.03

 

Kế hoạch, nội dung, báo cáo kết quả thực tập thực tế 2015, 2016.

178

3.9.04

 

Danh sách học viên tham gia hội thi năm 2015 .

179

 

3

 

 

3.10

 

1.2.01.b

Báo cáo tổng kết năm học 2014, 2015, 2016);(3.10.01).

180

 

1.3.01.c

Báo cáo hội nghị công nhân viên chức hàng năm2014,2015,

2016);(3.10.02).

181

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

3.11

3.11.01.a

 

Danh sách trích ngang Ban Giám hiệu 2014

182

3.11.02.a

 

Quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng 2015

183

3.11.03.a

 

 Quyết định bổ nhiệm phó hiệu trưởng

184

3.11.04.a

 

Văn bản, nghị quyết của Đảng thông qua nhân sự, biên bản lấy phiếu tín nhiệm, hội nghị liên tịch giới thiệu nhân sự.

185

3.11.01.b

 

Biên bản bình xét thi đua năm 2014, 2015, 2016.

186

3.11.02.b

 

 Đánh giá thi đua khen thưởng viên chức năm 2014, 2015, 2016

187

3.11.01.c

 

Kết quả bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh, văn bản công khai các tiêu chuẩn Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng.

188

3

3.11

3.11.02.c

 

Quyết định công nhận danh hiệu cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh; đánh giá của Đảng bộvề Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng thực hiện đúng quyền hạn và trách nhiệm, phân loại đảng viên.

189

 

 

 

 

3

 

 

 

 

3.12

3.12.01

 

Về quy hoạch cán bộ Khoa, Phòng, Bộ môn, Trung tâm 2016-2020

190

3.12.02

 

Quy chế về công tác tổ chức cán bộ lãnh đão phòng Khoa chuyên môn

191

3.12.03

 

Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ lãnh đạo Khoa, Phòng năm 2015, 2016, 2017

192

3.12.04

 

Quy định  về tiêu chuẩn và quy trình bổ nhiệm Trưởng, phó Phòng, Khoa, Bộ môn.

193

 

 

 

3

 

 

 

3.13

3.13.01.a

 

 Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà trường 2017.

194

3.13.02.a

 

 Các quyết định bổ nhiệm cán bộ quản lý các cấp trưởng/phó Phòng, Khoa, Bộ môn, Trung tâm năm 2017 .

195

3.13.03.a

 

 Danh sách trích ngang cán bộ quản lý năm 2014, 2015, 2016.

196

3.13.0.b

 

Danh sách cán bộ quản lý mới bổ nhiệm năm 2017 .

197

3

3.14

3.14.01

 

Quy hoạch nguồn nhân sự cấp ủy và cán bộ lãnh đạo từ nay đến năm 2020.

198

 

 

 

 

3

 

 

 

 

3.15

3.15.01.a

 

 Báo cáo hoạt động các phòng Khoa, Trung tâm hàngnăm 2014, 2015, 2016.

199

3.15.02.a

 

 Kế hoạch, lịch đánh giá, báo cáo kết quả đánh giá nội bộ Phòng, Khoa, Bộ môn, Trung tâm tuyển sinh và Trung tâm tin học ngoại ngữ các năm 2014, 2015, 2016

200

3.15.01.b

 

 Kế hoạch, Danh sách, Báo cáo tình hình nhân viên kỹ thuật học tập huấn, nâng cao trình độ 2014, 2015, 2016 .

201

 

 

4

 

 

4.1

4.1.01

 

Danh mục các chương trình đào tạo Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp nghề  và đề cương chi tiết.

202

4.1.02

 

Quyết định ban hành chương trình đào tạo của trường năm 2015, 2016.

203

 

 

4

 

 

4.2

 

4.2.01

 

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy và Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề.

204

4.2.02

 

Danh mục các chương trình đào tạo của  Khoa chuyên môn 2014, 2015, 2016.

205

4

4.3

4.3.01.a

 

Quy trình xây dựng chương trình đào tạo hệ ngắn hạn và dài hạn các hệ trong và ngoài trường 2014, 2015, 2016

206

 

 

4

 

 

4.3

4.3.02.a

 

Danh mục các chương trình đào tạo các hệ đào tạo trong trường.

207

4.3.01.b

 

 Đề cương chi tiết; quyết định ban hành hệ  Cao đẳng, Trung cấp và Sơ cấp.

208

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

4.4

4.4.01

 

 Quyết định thành lập bộphận/ban xây dựng chương trình dạy nghề 2014, 2015, 2016

209

4.4.02

 

Quyết định thành lập bộ phận/ban xây dựng, bổ sung chương trình dạy nghề 2014,2015, 2016.

210

4.4.03

 

 Danh sách chuyên gia tham gia biên soạn, điều chỉnh chương trình 2014, 2015, 2016.

211

4.4.04

 

Biên bản họp của bộ phận/ban xây dựng chương trình dạy nghề các năm 2014, 2015, 2016.

212

4.4.05

 

Các phiếu góp ý của chuyên gia tham gia biên soạn, điều chỉnh chương trình 2014, 2015, 2016.

213

 

 

 

4

 

 

 

4.5

4.5.01

 

Kế hoạch lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của người sử dụng lao động, người tốt nghiệp đã đi làm về chương trình dạy nghề đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động 2014, 2015,2016.

214

4.5.02

 

Phiếu thu thập ý kiến của người sử dụng lao động, người tốt nghiệp đã đi làm năm 2014, 2015, 2016 .

215

 

 

4

 

 

4.5

 4.5.03

 

Báo cáo kết quả việc thực hiện thu thập ý kiến các năm 2014, 2015, 2016.

216

4.5.04

 

Chương trình đào tạo Khoa chăn nuôi thú y, Khoa cơ điện …năm 2017.

217

 

 

4

 

 

4.6

4.6.01

 

Hồ sơ xây dựng chương trình đào tạo liên thông từ các cấp đào tạo 2014.

218

4.6.02

 

Chương trình dạy nghề đã xây dựng, điều chỉnh/biên soạn lại , biên bản đề xuất xem xét các năm 2014, 2015, 2016

219

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

4.7

4.8.01

 

Quy trình xây dựng chương trình đào tạo hệ Sơ cấp, Trung cấp, Cao đẳng 2014, 2015, 2016.

220

4.8.02

 

Các báo cáo kết quả bổ sung các chương trình dạy nghề (Báo cáo kết quả bổ sung, điều chỉnh chương trình dạy nghề)

221

4.8.03

 

 Chương trình dạy nghề chi tiết và Quyết định ban hành chương trình lần đầu 2014, 2015, 2016

222

4.8.04

 

 Danh sách các chương trình dạy nghề đã được ban hành các năm 2014, 2015, 2016

223

4.8.05

 

 Danh mục các chương trình dạy nghề đã được rà soát, điều chỉnh 2014, 2015, 2016

224

4

4.8

4.8.06

 

Nội dung của chương trình đã được điều chỉnh và Quyết định ban hành chương trình sau khi điều chỉnh 2014, 2015, 2016 .

225

4

4.8

4.8.07

 

Chương trình dạy nghề đã được định kỳ bổ sung, điều chỉnh theo đúng thời gian quy định 2014, 2015, 2016.

226

 

 

4

 

 

4.9

 

 

4.9.01

 

Bản thống kê  cho từng mô-đun, môn học của chương trình dạy liên thông được miễn các bậc đào tạo.

227

4.9.02

 

Thống kê  mô-đun, môn học  trong mỗi chương trình đào tạo các lớp liên thông được miễn hoặc học bổ sung.

228

 

 

 

 

4

 

 

 

 

4.10

4.10.01

 

Quy trình và quy định biên soạn giáo trình.

229

4.10.02

 

 Danh mục các chương trình dạy nghề 2014, 2015, 2016.

230

4.10.03

 

Thống kê giáo trình tài liệu tham khảo

231

4.10.04

 

 Danh mục Giáo trình và tài liệu tham khảo đã được Hội đồng thẩm định (Hiệu trưởng phê duyệt 2014, 2015, 2016).

232

4.10.05

 

Danh mục giáo trình ký hợp đồng và gia hạn hợp đồng biên soạn năm 2014, 2015, 2016.

233

 

4

 

4.11

 

4.11.01

 

Quy trình và quy định biên soạn giáo trình .

234

4.11.02

 

Phiếu góp ý xây dựng và phiếu phản biện của Doanh nghiệp và chuyên gia cùng lĩnh vực nghề .

235

 

    4

  4.11

4.11.03

 

Danh mục tài liệu giảng dạy chính và tài liệu tham khảo của từng Khoa chuyên môn 2014, 2015, 2016.

236

 

 

4

 

 

 

4.12

 

4.11.01

Quy trình biên soạn giáo trình (4.12.01)

237

4.12.02

 

Quyết định thành lập hội đồng thẩm định giáo trình 2014,2015, 2016.

238

4.12.03

 

Thống kê các giáo trình được phát hành trong năm học mới.

239

 

 

4

 

 

4.13

 

4.13.01

 

Kết quả đánh giá giáo trình hàng năm.

240

4.13.02

 

Kế hoạch khảo sát ý kiến giáo viên và cán bộ quản lý năm 2014, 2015, 2016

241

4.13.03

 

Báo cáo của các đơn vị về việc sử dụng số liệu thống kê để điều chỉnh, cải tiến nhằm nâng cao chất lượng 2014, 2015, 2016.

242

 

 

 

4

 

 

 

4.14

4.14.01

 

Phiếu thăm dò và thống kê ý kiến của học viên tốt nghiệp

243

4.14.02

 

 Phiếu thăm dò và thống kê ý kiến Doanh nghiệp 2014, 2015, 2016.

244

4.14.03

 

Phiếu thăm dò và thống kê ý kiến giáo viên, cán bộ quản lý 2014, 2015, 2016.

245

4.14.04

 

Báo cáo của các đơn vị về việc sử dụng số liệu thống kê để điều chỉnh, cải tiến nhằm nâng cao chất lượng giáo trình 2014, 2015, 2016.

246

4

4.14

4.14.05

 

Báo cáo của các đơn vị về việc sử dụng số liệu thống kê để điều chỉnh, cải tiến nhằm nâng cao chất lượng giáo trình 2014, 2015, 2016.

247

 

 

4

 

 

4.15

4.15.01

 

Quyết định thay thế bộ chủ quản  về công tác đào tạo đối với trường

248

4.15.02

 

Biên bản cuộc họp về đánh giá và biên soạn mới giáo trình năm 2017, 2018.

249

4.15.03

 

Thống kê các giáo trình phải biên soạn lại 2018.

250

 

 

 

 

5

 

 

 

 

5.1

5.1.01.a

 

Giấy chứng nhận sử dụng đất

251

5.1.02.a

 

Quyết định  đầu tư dự án sửa chữa cải tạo nâng cấp trường.

252

5.1.03.a

 

Xây lắp chính hệ thống biến áp, hệ thống truyền tải điện, hệ thống cấp thoát nước + hệ thống PCCC + hệ thống chống sét và đèn chiếu sáng trong khuôn viên trường .

253

5.1.04.a

 

 Hợp đồng mua bán điện nước năm 2014, 2015, 2016.

254

5.1.05.a

 

Báo cáo công tác quản trị năm 2014, 2015,2016 - phần tình hình cung cấp điện, nước trường.

255

5

5.1

5.1.01.b

 

Ảnh chụp trang Map.google.com.vn

256

 

 

5

 

 

5.1

5.1.02.b

 

Báo cáo công tác quản trị năm 2014, 2015,2016 - phần báo cáo tình hình an ninh trật tự

257

5.1.03.b

 

Giấy công nhận Cơ quan đơn vị đạt chuẩn văn hóa 3 năm liền.

258

 

 

5

 

 

5.2

 

5.2.01

 

Quy hoạch tổng thể của thành phố Bảo Lộc

259

5.2.02

 

Quyết định số 2983/QĐ-BNN ngày 05/12/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về duyệt quy hoạch tổng thể mặt bằng trường

260

5.2.03

 

Thống kê  các diện tích trồng cây hỗn hợp.  

261

 

 

 

5

 

 

 

5.3

5.3.01

 

Thống kế diện tích sử dụng như nhà xưởng, phòng làm việc, ký túc xá  phục vụ đào tạo.

262

5.3.02

 

Thống kê diện tích xưởng thực hành, thực tập, trại chăn nuôi trường, vườn thí nghiệm

263

5.3.03

 

Thống kê diện tích phòng tập thể chất.

264

5.3.04

 

Thống kê diện tích sử dụng, sơ đồ khu nhà làm việc.

267

 

 

 

5.4

5.4.01

 

Sơ đồ đường nội bộ,sơ đồ cung cấp điện năng toàn trường

268

 

5.4.02

 

Sơ đồ hệ thống điện tại các phòng xưởng thực hành

269

 

 

 

5

 

 

 

5.4

5.4.03

 

 

Sơ đồ phòng nước uống cho giáo viên, trạm trực lưu xá cấp nước cho học viên và nước uống tại các nơi thực hành thực tập .

270

5.4.04

 

Sơ đồ hệ thống thu gom rác, phế liệu, chất thải toàn trường .

271

5.4.05

 

Thống kê phương tiện PCCC năm 2014, 2015, 2016.

272

5.4.06

 

Quyết định thành lập Đội PCCC năm 2014, 2015, 2016

273

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

5.5

5.5.01

 

Sơ đồ các phòng học trường

274

5.5.02

 

Báo cáo thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề.

275

5.5.03

 

Hồ sơ thiết kế , hồ sơ hoàn công khu A2, A3,  xưởng cơ khí, cơ điện, trại chăn nuôi.

276

5.5.04

 

 Sơ đồ bố trí thiết bị các phòng thực hành chuyên môn các Khoa, tổ Bộ môn, Trung tâm tin học ngoại ngữ .

277

5.5.05

 

Thuyết minh thiết kế cơ sở của dự án cải tạo, xây mới trong  trường (thể hiện hồ sơ, thiết kế, hồ sơ thi công  do công ty tư vấn xây dựng Nam Lâm Đồng).

278

5.5.06

 

Bản vẽ sơ đồ thống kê số liệu diện tích các phòng học xây  mới 2017.

279

 

 

5.5.07

 

Thống kê các bộ tiêu chuẩn trang thiết bị cho các xưởng  trường .

280

 

 

 

5

 

 

 

5.6

5.6.01

 

Quy định sử dụng, bảo dưỡng, đánh giá theo quy định về quản lý và bảo dưỡng hệ thống hạ tầng kỹ thuật .

281

5.6.02

 

Thủ tục kiểm soát thiết bị.

282

5.6.03

 

Nội quy xưởng thực hành .

283

5.6.04

 

 Kế hoạch kiểm kê năm 2014, 2015 , 2016.

284

 

 

 

5

 

 

 

5.7

5.7.01

 

 Báo cáo kiểm tra việc sử dụng quản lý nhà xưởng thực hành thực tập năm 2014, 2015, 2016

285

5.7.02

 

Biên bản kiểm tra và sổ bảo trì có xác nhận của các bộ phận

286

5.7.03

 

Biên bản kiểm kê tài sản của phòng kế toán với các bộ phận 2014, 2015, 2016.

287

 

 

5

 

 

5.8

5.8.01.a

 

 Thủ tục kiểm soát thiết bị 2014, 2015, 2016

288

5.8.02.a

 

 Hồ sơ đầu tư mua sắm thiết bị phục vụ đào tạo năm 2014, 2015, 2016

289

5

5.8

5.8.01.b

 

 Danh mục thiết bị các nghề đào tạo tại trường 2014, 2015, 2016

290

 

 

 

 

5

 

 

 

 

5.8

5.8.02.b

 

 Hồ sơ đầu tư mua sắm thiết bị phục vụ đào tạo hàng năm

291

5.8.03.b

 

 Dự án 7 nghề trọng điểm quốc gia chất lượng cao .

292

 

5.6.02

Thủ tục kiểm soát thiết bị (5.8.01.c)

293

 

5.7.03

Biên bản kiểm kê tài sản của phòng kế toán với các bộ phận 2014, 2015, 2016.(5.8.02.c).

294

5.8.03.c

 

Biên bản bàn giao máy móc thiết bị

295

 

 

 

5

 

 

 

5.9

5.9.01

 

Sơ đồ bố trí thiết bị các phòng thực hành chuyên môn các Khoa, Bộ môn, Trung tâm.

296

5.9.02

 

Báo cáo đánh giá về: Bố trí trang thiết bị, mỹ thuật công nghiệp, an toàn, vệ sinh công nghiệp trong lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng trang thiết bị.

297

5.9.03

 

 Nội quy các xưởng thực hành,phòng thí nghiệm, trại thực hành thực tập, phòng máy vi tính.

298

 

 

5

 

 

 

5.10

 

5.10.01

 

Quy định về quản lý việc mua, thu nhận trang thiết bị, hàng hóa vật tư thực hành.

299

5.10.02

 

Tổng hợp các biên bản bàn giao  vật tư, trang thiết bị của các Khoa, Bộ môn, Trung tâm.

301

5.10.03

 

Quy trình mua sắm thiết bị ,vật tư thực hành.

302

5

5.10

5.10.04

 

Sổ nhật ký theo dõi việc sử dụng vật tư trang thiết bị của phòng thực hành trong các Khoa chuyên môn, Bộ môn, Trung tâm .

305

 

 

 

5

 

 

 

5.11

 

5.10.03

Quy trình mua sắm trang thiết bị; (5.11.01).

306

 

5.6.02

Thủ tục kiểm soát thiết bị; (5.11.02).

307

 

5.7.03

Biên bản kiểm kê, đánh giá  tài sản của phòng kế toán với các bộ phận 2014, 2015, 2016; (5.11.03).

308

5.11.04

 

Biên bản bàn giao máy móc thiết bị

cho các Khoa chuyên môn.

309

 

 

5

 

 

5.12

5.12.01

 

Kế hoạch sử dụng vật tư các môn học.

310

5.12.02

 

 Quy định về quản lý việc cấp phát, thu nhận vật tư, hàng hóa  thực hành.

311

5.12.03

 

 

Biên bản nghiệm thu vật tư dùng để thực hành cho các môn học thực hành.

312

 

 

5

 

 

5.13

5.13.01.a

 

Danh mục giáo trình, sách báo, tài liệu chuyên môn, báo chí, tạp chí.

313

5.13.02.a

 

Bảng thống kê tỷ lệ  học viên trên số lượng đầu sách của nhà trường.

 

314

 

 

 

5

 

 

 

5.13

5.13.01.b

 

Bảng thống kê số lượng, chủng loại, tài liệu, sách chuyên ngành,

sách điện tử, báo, tạp chí chuyên ngành phù hợp với nghề đào tạo.

315

5.13.01.c

 

 Bản vẽ thiết kế, xây dựng phòng thư viện .

316

 

3.5.03.a

Danh sách giáo viên cơ hữu, thỉnh giảng các hệ đào tạo; (5.13.02.c)

317

 

 

 

5

 

 

 

5.14

5.14.01

 

Kế hoạch giới thiệu tài liệu và sách báo mới cho bạn đọc .

318

5.14.02

 

Lịch làm việc của thư viện

319

5.14.03

 

 Thống kê giới thiệu tài liệu và sách báo mới cho bạn đọc.

320

5.14.04

 

Kế hoạch hoạt động tổ chức tư vấn, hỗ trợ bạn đọc, Hội nghị bạn đọc, Hội nghị chuyên đề, triển lãm giới thiệu sách thư viện.

321

 

 

 

5

 

 

 

5.14

5.14.05

 

Thông tin về người dùng tin và số lượng tài liệu phục vụ từ năm 2014, 2015, 2016.

322

5.14.06

 

Hướng dẫn tra cứu tại thư viện, nội dung tóm tắt các tài liệu

323

5.14.07

 

Kế hoạch tổ chức và duy trì hoạt động mạng lưới cộng tác viên thư viện.

324

5.14.08

 

 Báo cáo hoạt động của mạng lưới cộng tác viên thư viện hàng 2014, 2015, 2016.

325

 

 

 

 

5

 

 

 

 

5.15

5.15.01

 

Sơ đồ hệ thống mạng internet .

326

5.15.02

 

Số thống kê số lượt truy cập thông tin qua hệ thống mạng nội bộ trường 2014, 2015, 2016.

327

5.15.03

 

Thống kê số lượt truy cập các trang web chuyên ngành năm 2015, 2016.

328

5.15.04

 

Thống kê số tài liệu học tập được số hóa năm 2014, 2015, 2016.

329

 

 

6

 

 

6.1

6.1.01

 

Quy định về việc học tập nâng cao trình độ của trường.

330

6.1.02

 

Quy định về việc nghiên cứu Khoa học của trường.

331

6.1.03

 

Báo cáo về việc thực hiện kết quả khuyến khích giáo viên nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ hàng năm.

332

 

3.02.03

Quy chế chi tiêu nội bộ của trường 2014, 2015, 2016; (6.1.04).

 

333

 

6

 

6.2

 

6.2.01

 

Mục tiêu, chương trình các ngành học 2013-2015.

334

6.2.02

 

Báo cáo Khoa học 2013-2015.

335

6

6.3

6.3.01

 

Địa chỉ và nội dung các ấn phẩm đã được đăng.

336

 

 

6

 

 

6.3

6.3.02

 

Các giáo trình môn học của trường được các cơ sở dạy nghề sử dụng để giảng dạy 2014, 2015, 2016.

337

6.3.03

 

Báo cáo kết quả khảo nghiệm thuốc bảo vệ thức vật, phân bón Nano Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan.

338

 

 

 

 

6

 

 

 

 

6.4

6.4.01

 

Kế hoạch triển khai thực hiện mô hình học cụ Khoa Cơ điện.

339

6.4.02

 

 Danh sách đăng ký bài giảng điện tử; Kế hoạch tổ chức đánh giá bài giảng điện tử; Báo cáo kết quả đánh giá bài giảng điện tử năm 2014, 2015, 2016.

340

6.4.03

 

Báo cáo kết quả biên soạn giáo trình năm 2014, 2015, 2016.

341

6.4.04

 

 Hồ sơ, báo cáo kết quả thực hiện phần mềm quản lý thi đua khen thưởng của phòng Hành chính  tổ chức, biên bản nghiệm thu các đề tài Khoa học 2014, 2015, 2016.

342

6

6.5

 

 

Chưa có minh chứng

343

 

 

7

 

 

7.1

7.1.01

 

Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/1/2015.

345

 

3.02.03

Quy chế chi tiêu nội bộ 2014, 2015, 2016.(7.1.02)

346

7.1.03

 

Quy định của bộ tài chính về thu chi đối với  đơn vị sự nghiệp có thu

347

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

7.1

7.1.04

 

Bổ sung, điều chỉnh các mục chi tiêu nội bộ năm 2017.

348

7.1.05

 

Quy trình mua sắm thiết bị 2015, 2016.

349

7.1.06

 

Quy định v/v tạm ứng và quyết toán 2014, 2015, 2016.

350

7.1.07

 

Thông báo công khai quyết toán thu- chi nguồn ngân sách nhà nước, nguồn thu khác hàng năm 2014, 2015, 2016.

351

7.1.08

 

Dự toán thu trong và ngoài ngân sách 2015, 2016.

352

7.1.09

 

Báo cáo thanh tra 2014, 2015, 2016.

353

 

 

 

 

7

 

 

 

 

7.2

7.2.01

 

Nguồn thu từ dịch vụ đào tạo năm 2014, 2015, 2016 .

354

7.2.02

 

Nguồn thu từ sản xuất, dịch vụ khác năm 2014, 2015, 2016.

355

7.2.03

 

Báo cáo quyết toán 2014, 2015,2016.

356

7.2.04

 

 Quyết định v/v giao chỉ tiêu dự toán thu - chi ngân sách hàng năm cho các Khoa, Phòng, tổ Bộ môn

357

 

3.02.03

Quy chế chi tiêu nội bộ 2014, 2015, 2016; (7.2.05)

358

7

7.3

7.3.01

 

Dự toán thu chi ngân sách nhà nước qua các năm 2014, 2015, 2016.

359

 

 

 

7

 

 

 

7.3

7.3.02

 

Định mức chi phí phục vụ đào tạo năm 2014, 2015, 2016.

360

7.3.03

 

Bảng giá học phí 2014, 2015, 2016

361

7.3.04

 

Các hợp đồng liên kết đào tạo2014, 2015, 2016.

362

7.3.05

 

Các hợp đồng thu khác2014, 2015, 2016.

363

7.3.06.

 

Hạn mức cấp phát 2014,2015 ,2016.

364

 

 

 

7

 

 

 

7.4

 

3.02.03

Quy chế chi tiêu nội bộ 2014, 2015, 2016 ; (7.4.01)

365

7.4.02

 

Biên bản bổ sung chỉ tiêu thu chi nội bộ 2014, 2015, 2016 .

366

7.4.03.

 

Thông báo công khai quyết toán 2014, 2015, 2016.

367

7.4.04

 

Quy định việc thanh quyết toán đối với giáo viên, cán bộ nhân viên .

368

 

 

 

7

 

 

 

7.5

7.5.01

 

Biên bản thảo luận của các Khoa về chỉ tiêu tài chính 2014, 2015, 2016

369

7.5.02

 

Văn kiện Hội nghị Công nhân - Viên chức 2014, 2015, 2016.

370

7.5.03

 

Biên bản kiểm tra tài chính 2014, 2015, 2016.

371

7.5.04

 

Biên bản xét duyệt quyết toán ngân sách hàng năm 2014, 2015, 2016.

372

7

7.5

7.5.05

 

Quyết định kiểm toán ngân sách, tiền và tài sản nhà nước của hội đồng trường 2014, 2015, 2016.

373

 

 

 

7

 

 

 

7.6

 

7.6.01

 

 Kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng tài chính  năm học 2014, 2015, 2016.

374

7.6.02

 

Kết quả thực hiện sử dụng tài chính các quý trong năm 2014, 2015 ,2016.

375

7.6.03

 

Báo cáo thống kê việc thực hiện mua sắm thiết bị hàng quý 2014, 2015, 2016

376

7.6.04

 

Báo cáo kết quả kiểm kê tài sản định kỳ hàng năm 2014, 2015, 2016

377

7.6.05

 

Biên bản xét duyệt quyết toán ngân sách hàng năm 2014, 2015, 2016.

378

 

 

 

8

 

 

 

8.1

 

8.1.01

 

Chương trình đào tạo và  cơ hội việc làm sau khi ra trường .

379

8.1.02

 

Các văn bản, quy chế học viên 2014, 2015, 2016

380

8.1.03

 

Chương trình, mục tiêu ngành học2014, 2015, 2016.

381

8.1.04

 

Quy trình đánh giá kết quả rèn luyện từng tháng 2014, 2015, 2016

382

8.1.05

 

Các chính sách đối với học viên 2014, 2015, 2016.

 

8

8.2

 

8.1.05

Các chính sách quyền lợi thiết thực đến học viên 2014, 2015, 2016); (8.2.01)

383

 

 

 

 

8

 

 

 

 

8.2

8.2.02

 

Danh sách học viên được miễn giám học phí 2014, 2015, 2016.

384

8.2.03

 

Danh sách học viên được vay vốn tín dụng năm 2014, 2015 , 2016.

385

8.2.04

 

Quy định về chăm sóc khám chữa bệnh cho học viên tại trường 2014, 2015, 2016.

386

8.2.05

 

Danh sách tham gia bảo hiểm y tế năm 2014, 2015, 2016.

387

8.2.06

 

Danh sách học viên tham gia hiến máu nhân đạo 2014, 2015, 2016.

388

8.2.07

 

Thống kê các buổi sinh hoạt văn thể 2014, 2015, 2016 .

389

8.2.08

 

Hội nghị học viên sinh viên về công tác đảm bảo an ninh 2014, 2015, 2016.

390

 

 

8

 

 

8.3

 

3.02.03

Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2014, 2015, 2016; (8.3.01)

391

8.3.02

 

Danh sách học viên được khen thưởng học kỳ, cả năm 2014, 2015, 2016.

392

8.3.03

 

Danh sách học viên được các doanh nghiệp tài trợ năm 2014, 2015, 2016.

393

8.3.04

 

 

 

Danh sách biểu dương khen thưởng, nhắc nhở từng tháng 2014, 2015,2016 .

 

394

 

 

8

 

 

8.3

8.3.05

 

Danh sách các học viên được giới thiệu các lớp cảm tình Đảng 2014, 2015, 2016

395

8.3.06

 

Thống kế học viên được giới thiệu với nhà tuyển dụng 2014, 2015, 2016

396

 

 

 

8

 

 

 

8.4

8.4.01

 

Báo cáo kỷ niệm 40 năm thành lập trường1976-2016 .

397

8.4.02

 

Thống kê các đối tượng là dân tộc ít người nhập học 2014, 2015, 2016.

398

8.4.03

 

Danh sách học viên được hưởng chế độ miễn giảm học phí năm 2014, 2015, 2016.

399

8.4.04

 

Danh sách học viên dân tộc trong ký túc xá năm 2014, 2015, 2016.

400

 

 

8

 

 

8.4

8.4.05

 

Danh sách học viên tham gia thi tay nghề giỏi 2014, 2015, 2016.

401

8.4.06

 

Danh sách học viên được giải thi tay nghề giỏi cấp cơ sở trở lên 2014, 2015, 2016.

402

8.4.07

 

Danh sách học viên nghỉ một ngày Noel 2014, 2015, 2016 .

 

 

 

8

 

 

8.5

8.5.01

 

Sơ đồ kiến trúc khu lưu xá 2014, 2015, 2016.

403

8.5.02

 

Sơ đồ khu vực sinh hoạt chung 2014, 2015, 2016.

404

8.5.03

 

Danh sách nhân viên quản lý các khu lưu xá 2014, 2015, 2016.

405

 

8

 

8.5

8.5.04

 

Nội quy các lưu xá 2016

406

8.5.05

 

Diện tích nhà ăn,cantin 2014, 2015, 2016.

407

 

 

8

 

 

8.6

8.6.01

 

Danh sách học viên được sơ khám; cấp phát thuốc chữa bệnh tại y tế trường 2014, 2015, 2016 .

408

8.6.02

 

Thống kê các đợt phun thuốc phòng trừ dịch bệnh 2014, 2015, 2016.

409

8.6.03

 

Kế hoạch và báo cáo của bộ phận y tế hàng năm 2014, 2015, 2016.

410

 

 

 

8

 

 

 

8.7

8.7.01

 

Sơ đồ kiến trúc khu tập luyện văn nghệ, thể dục thể thao 2014, 2015, 2016.

411

8.7.02

 

Sơ đồ kiến trúc hai nhà thể dục thể thao.

412

8.7.03

 

Sơ đồ kiến trúc tổng thể khu thể dục thể thao.

413

8.7.04

 

Nội quy sử dụng nhà thể dục thể thao, bãi tập.

414

8.7.05

 

Thống kê trang thiết bị phục vụ cho lĩnh vực thể chất 2014, 2015, 2016

415

8

8.8

8.8.01

 

Bảng ghi nhớ V/v cung ứng và tiếp nhận lao động của các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng2014, 2015, 2016.

416

 

 

 

8

 

 

 

8.8

8.8.02

 

 Mục tiêu chất lượng, kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng các bộ phận các năm 2014, 2015, 2016.

417

8.8.03

 

Biên bản Hội nghị với các doanh nghiệp năm 2014, 2015, 2016.

418

8.8.04

 

Kế hoạch, báo cáo kết quả tổ chức ngày hội việc làm.

419

8.8.05

 

Tài liệu hội nghị, hội thảo, hình ảnh tham gia các hội chợ giới thiệu việc làm.

420

 

 

8

 

 

8.9

8.9.01

 

Khảo sát học viên đang làm việc tại các cơ sở sản xuất 2014, 2015, 2016.

421

8.9.02

 

Kế hoạch, báo cáo kết quả tổ chức ngày Hội việc làm.

422

 

 

9

 

 

9.1

9.1.01

 

Biên bản tổng hợp về ý kiến doanh nghiệp về mức độ đáp ứng của học viên tốt nghiệp 2014, 2015, 2016.

423

9.1.02

 

Danh sách các doanh nghiệp được khảo sát 2014, 2015, 2016.

424

9.1.03

 

Thống kê về kết quả khảo sát 2014, 2015, 2016.

425

 

9

 

9.2

9.2.01

 

 Biên bản tổng hợp ý kiến đánh giá cán bộ lãnh đạo đơn vị 2014, 2015, 2016

426

9.2.02

 

Biên bản hội nghị dạy và học 2014, 2015, 2016.

427

 

 

9

 

 

9.3

9.3.01

 

Tổng hợp các ý kiến, giải đáp thắc mắc cho học viên 2014, 2015, 2016.

428

9.3.02

 

Phiếu khảo sát về phương thức đào tạo 2014, 2015, 2016.

429

9.3.03

 

Tổng hợp phiếu khảo sát học viên sau khóa học 2014, 2015, 2016 .

430

 

9

 

9.4

9.4.01

 

 Các báo cáo tự đánh giá của trường 2014, 2015, 2016.

431

9.4.02

 

Các tiêu chí, tiêu chuẩn điều chỉnh bổ sung 2014, 2015, 2016 .

432

 

 

9

 

 

9.5

9.5.01

 

Các kế hoạch, biện pháp thực hiện minh chứng bổ sung 2016.

433

9.5.02

 

Các kế hoạch chỉ tiêu dự kiên  điều chỉnh bổ sung tiêu chuẩn 2014, 2015, 2016 .

434

 

 

 

9

 

 

 

9.6

9.6.01

 

 Bảng ghi nhớ V/v cung ứng và tiếp nhận lao động của các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng 2014, 2015, 2016.

435

9.6.02

 

 Báocáo thực hiện mục tiêu chất lượng các bộ phận các năm 2014, 2015, 2016.

436

9.6.03

 

Thống kê việc làm sau ra trường của Phòng công tác học sinh sinh viên  năm 2015, 2016.

 

LƯỢT TRUY CẬP - www.blc.edu.vn

6439374
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tất cả
1884
7388
21868
6439374

Hôm nay ngày: 20/04/2024